2.4.1 Đánh giá
Đánh giá trong
Theo khảo sát bằng cách phỏng vấn lãnh đạo thƣ viện và cán bộ Thƣ viện trực tiếp giảng dạy KTTT thì việc đào tạo KTTT cho sinh viên thực sự mang lại hiệu quả. Tuy nhiên mức độ phổ biến và bao quát cho toàn bộ ngƣời dùng là sinh viên trong trƣờng chƣa cao. Hiệu quả trƣớc mắt đó chính là giúp cho sinh viên/giảng viên học tập và nghiên cứu tốt hơn, tìm kiếm tài liệu nhanh chóng và chính xác hơn. Thƣ viện đang dần nâng cao vị thế của mình trong trƣờng.
Hiệu quả lâu dài đó chính là trang bị KTTT cho cuộc sống sau khi ra trƣờng và cho việc học tập suốt đời, khả năng định hƣớng thông tin trong cuộc sống thƣờng
nhật. Tuy nhiên, do lực lƣợng cán bộ Thƣ viện còn mỏng và chênh lệch về kinh nghiệm và trình độ, Thƣ viện chƣa thực sự phát huy hết khả năng theo định hƣớng chiến lƣợc là trang bị đầy đủ KTTT cho tất cả sinh viên trong trƣờng.
Các phòng ban khác đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc đào tạo KTTT cho sinh viên và đồng tình với việc thƣ viện sẽ là bộ phận chính trong việc triển khai công tác đào tạo. Tuy nhiên để chiếm đƣợc sự tin cậy và thuyết phục các phòng ban khác về năng lực của thƣ viện cần có một kế hoạch chiến lƣợc lâu dài và phù hợp với kế hoạch chiến lƣợc của trƣờng.
Chất lƣợng đào tạo và trình độ cán bộ thƣ viện vẫn chƣa đồng đều do chênh lệch về kinh nghiệm và kiến thức. Đặc biệt khả năng ngoại ngữ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc đào tạo KTTT. Trƣờng RMIT Việt Nam là một trƣờng sử dụng tiếng Anh toàn bộ trong giao tiếp. Nếu khả năng ngoại ngữ kém, đó chính là điều đầu tiên sinh viên và nhân viên đánh giá năng lực của ngƣời cán bộ thƣ viện. Khả năng ngoại ngữ kém dẫn đến việc nhân viên và sinh viên không đánh giá cao ngƣời cán bộ dẫn đến từ việc thuyết phục giảng viên cho đến đứng lớp đều không đạt đƣợc hiệu quả.
Đánh giá ngoài
Để đánh giá một cách khách quan hiệu quả đào tạo KTTT cho sinh viên, tác giả đã thực hiện khảo sát bẳng phiếu hỏi. Số lƣợng phiếu khảo sát phát ra là 300 phiếu nhằm thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên, nhân viên các phòng ban khác nhau về công tác đào tạo KTTT và sự hiểu biết về KTTT của ngƣời dùng. Số phiếu thu về là 286 phiếu, đạt 95,3%. Số lƣợng sinh viên cao đẳng và đại học các ngành đƣợc khảo sát nhiều nhất với 165 phiếu chiếm 55% tổng số phiếu phát ra, tiếp đến là sinh viên Anh văn với 80 phiếu chiếm 27% số phiếu, học viên cao học trả lời 15 phiếu chiếm 5% tổng số phiếu phát ra và nhân viên các phòng ban khác trả lời 26 phiếu chiếm 8,5% số lƣợng ngƣời dùng đƣợc khảo sát.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng đối tượng tham gia khảo sát
Đối tƣợng đƣợc khảo sát Số lƣợng tham gia
Tỉ lệ (%) số lƣợng tham gia/tổng số phíếu
Sinh viên cao đẳng, đại học 165 55%
Sinh viên Anh văn 80 27%
Học viên cao học 15 5%
Nhân viên các phòng ban 26 8.5%
Số phiếu thất lạc 14 4.5%
Hình 2.4: Tỉ lệ đối tượng tham gia khảo sát
Câu hỏi thứ 2 trong bảng khảo sát nhằm xác định sự hiểu biết của ngƣời dùng về KTTT. Đây là câu hỏi với nhiều lựa chọn. Do khái niệm về KTTT còn khá mới mẻ đối với sinh viên cho nên việc lựa chọn các đáp án đúng cho mọi đối tƣợng khảo sát là điều khó khăn. Đại đa số ngƣời đƣợc khảo sát đều lựa chọn đáp án thứ nhất đó là “Kỹ năng tìm và sử dụng thông tin” đạt 100% trên tổng 286 phiếu thu về. Có 198 phiếu trả lời chọn đáp án là “kỹ năng đánh giá thông tin” chiếm 69,2% tổng số phiếu thu về và đa phần rơi vào nhóm sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học. Có 45 phiếu trả lời “Kỹ năng sử dụng thƣ viện” chiếm tỉ lệ 15,7% trên tổng số phiếu phát ra và “Kỹ năng sử dụng máy tính” đƣợc ngƣời khảo sát chọn trong 20 phiếu trong tổng số phiếu phát ra.
Với tổng số phiếu phát ra ngẫu nhiên cho từng nhóm đối tƣợng và dựa trên kết quả thu về cho thấy đại đa số ngƣời dùng tại trƣờng ĐH RMIT Việt Nam đều nắm đƣợc và hiểu biết phần nào về KTTT, tuy nhiên để nắm đƣợc toàn bộ khái niệm là điều không thể.
Câu hỏi thứ 3 nhằm khảo sát kỹ năng và hiểu biết về KTTT của ngƣời dùng
có đƣợc là do đâu. Có 170 ý kiến cho là “thông qua các lớp tập huấn của Thƣ viện” và 143 ý kiến là “thông qua giảng viên”. Thông qua bảng tổng kết khảo sát câu hỏi thứ 3 cho thấy sinh viên đại học, cao đẳng biết đến KTTT là do thông qua các lớp tập huấn của Thƣ viện và thông qua giảng viên. Điều này cho thấy Thƣ viện và giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến KTTT trong môi trƣờng đại học. Một đối tƣợng khác cũng công nhận vai trò của Thƣ viện và giảng viên đó là sinh viên Anh văn đang theo học tại trƣờng. Tuy theo học chƣơng trình tiếng Anh là chính nhƣng tại môi trƣờng đại học, giảng viên cũng muốn trang bị cho sinh viên Anh văn kỹ năng học thuật nhằm cho sinh viên làm quen với môi trƣờng đại học sau này.
Đối với sinh viên đại học, cao đẳng học tập thông qua bạn bè cũng là một lựa chọn trong quá trình học đại học. Có 96 trên tổng số phiếu phát ra lựa chọn câu trả lời là học tập thông qua bạn bè.
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát câu hỏi thứ 3
Sinh viên đại học, cao đẳng Sinh viên Anh văn Học viên cao học Nhân viên Thông qua các lớp tập huấn tại thƣ viện
170 32 8 8
Thông qua giảng viên 134 48 2 0
Thông qua bạn bè 96 14 7 4
Tự học tập thông qua sách báo, internet
15 0 4 3
Câu hỏi thứ 4 nhằm khảo sát xem có bao nhiêu ngƣời dùng đã từng tham gia các khóa học do Thƣ viện tổ chức. Có 196 ngƣời dùng đã từng tham gia các khóa học do Thƣ viện tổ chức trong khi đó có 90 ngƣời trả lời là chƣa tham gia các khóa học do Thƣ viện tổ chức. Trong số 196 ngƣời trả lời đã từng tham gia thì có 132 sinh viên đại học, cao đẳng, 56 sinh viên Anh văn, 6 học viên cao học và 2 nhân viên.
Câu hỏi 4a nhằm xác định ngƣời dùng đã tham gia những lớp huấn luyện nào của do Thƣ viện tổ chức. Có 95 ngƣời trả lời đã từng tham gia các lớp “Hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện” chiếm 48,5% trong tổng số 196 ngƣời trả lời “Có” tham gia các khóa học do thƣ viện tổ chức. 89 ngƣời trong số 196 ngƣời lựa chọn đã tham gia lớp học “Kỹ năng nghiên cứu” chiếm 45,4%. “Kỹ năng trích dẫn” chiếm 77 trong số 196 phiếu đạt 39,2% và “Sử dụng công cụ trích dẫn Endnote” đạt 55 lựa chọn, chiếm 28%. Điều này cho thấy đại đa số ngƣời dùng tại Thƣ viện không tham gia tất cả các khóa học do Thƣ viện tổ chức một cách đồng đều.
Câu hỏi 4b với mục đích nhằm xác định những kỹ năng mà ngƣời dùng đã
nhận đƣợc thông qua các lớp hƣớng dẫn. Đây là câu hỏi nhiều lựa chọn. Câu trả lời đƣợc nhiều lựa chọn nhất là “Kỹ năng tìm kiếm thông tin hiệu quả” với 195 câu trả lời trên tổng số 286 phiếu phát ra. Tiếp đến là “Kỹ năng trích dẫn nguồn tin” với 145 câu trả lời. “Kỹ năng xác định yêu cầu thông tin” và “Kỹ năng phân tích yêu cầu bài tập” cùng có số lƣợng câu trả lời là 93. Tiếp đến là “Kỹ năng đánh giá nguồn tin” với 72 ngƣời trả lời. Các số liệu trên cho thấy đại đa số ngƣời dùng đều học đƣợc một số kỹ năng khi tham gia các lớp đào tạo tại Thƣ viện, trong đó có “Kỹ năng đánh giá nguồn tin” ít đƣợc ngƣời học chú ý đến. Đây cũng là gợi ý để Thƣ viện cần chú trọng hơn nữa đến nội dung đào tạo này.
Câu hỏi 4c nhằm xác định lý do mà 90 ngƣời trả lời là không tham gia các
khóa học do thƣ viện tổ chức. Có 30 ngƣời dùng tin phản ánh là “không có thời gian tham gia” chiếm 33,3% trong khi đó có 23 ngƣời dùng trả lời là không biết có các khóa học do Thƣ viện tổ chức chiếm 25,6%. Còn lại có 25 ngƣời dùng đã đƣợc nhân viên Thƣ viện trực tiếp hƣớng dẫn thông qua các buổi tƣ vấn chiếm 27,8%. Có
12 ngƣời (chiếm 13,3%) trên tổng số 90 phiếu trả lời không tham gia cho rằng các lớp hƣớng dẫn do Thƣ viện tổ chức là không hữu ích.
Hình 2.5: Lý do người dùng không tham gia các lớp hướng dẫn của thư viện
Phần đánh giá chung và đánh giá chi tiết về các lớp hƣớng dẫn đƣợc chia làm 2 mục. Mức độ hài lòng nhằm khảo sát ý kiến của ngƣời dùng đã từng tham gia các lớp hƣớng dẫn và Mức độ quan trọng phản ảnh nhận thức về tầm quan trọng của các lớp hƣớng dẫn của ngƣời dùng cho cả hai đối tƣợng đã và chƣa tham gia các lớp hƣớng dẫn. Thang điểm dùng để đánh giá là từ 1 đến 5, từ thấp đến cao.
Hình 2.6: Đánh giá chung về Mức độ quan trọng của các lớp hướng dẫn
Biểu đồ về mức độ quan trọng của các lớp hƣớng dẫn cho chúng ta thấy xu hƣớng chung về tầm quan trọng của các lớp hƣớng dẫn đối với sinh viên và nhân viên. Trên biểu đồ, sự khác biệt lớn nhất đó chính là các lớp hƣớng dẫn Mô tả trích dẫn (Citing and Referencing). Có 146/286 ngƣời đƣợc khảo sát đánh giá tầm quan trọng của lớp hƣớng dẫn này ở mức 4. Còn lại đại đa số ngƣời đƣợc khảo sát đều chọn mức 2 và 3 trong thang chấm điếm. Điều này phản ánh đƣợc việc sinh viên nhà trƣờng rất ý thức vấn đề đạo văn trong môi trƣờng giáo dục và sinh viên cần đƣợc trang bị kỹ năng để tránh tình trạng này.
Hình 2.7: Đánh giá chung về Mức độ hài lòng của các lớp hướng dẫn
Trong số 196 ngƣời trả lời đã từng tham gia các lớp hƣớng dẫn của thƣ viện, có đến 80 ngƣời đƣợc khảo sát lựa chọn mức độ 3 cho lớp hƣớng dẫn Kỹ năng nghiên cứu (Research Skills workshop) và có đến 64 ngƣời lựa chọn mức độ hài lòng là 4. Điều này cho thấy thƣ viện tổ chức các lớp hƣớng dẫn nghiên cứu khá thành công.
Các lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện theo phƣơng pháp truyề n thống không đƣợc ngƣời học đánh giá cao. Điều này cho thấy sinh viên không hứng thú với các lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện truyền thống. Thƣ viện phải áp dụng các phƣơng
pháp tiếp cận khác nhằm thu hút sinh viên đến với các lớp hƣớng dẫn này. Đa số ngƣời dùng đều lựa chọn mức độ hài lòng 3 có thể thấy rằng thƣ viện cũng là thực hiện khá tốt trong việc truyền tải nội dung của các lớp hƣớng dẫn.
Hình 2.8: Đánh giá chi tiết về các lớp hướng dẫn (Mức độ quan trọng)
Biểu đồ cho thấy tất cả các yếu tố trên đƣợc đa số ngƣời học đánh giá cao. Nhất là về mặt nội dung, ngƣời trình bày và thời gian tổ chức các lớp học.
Phổ biến nhất là mức độ 3 và 4 với bình quân 60 ngƣời lựa chọn. Nếu xét riêng mức độ 5, là mức đánh giá cao nhất có thể thấy thứ tự đánh giá các yếu tố lần luợt là Ngƣời trình bày Phƣơng pháp trình bày Marketing các khóa học
Thời gian tổ chức các lớp học CSVC Nội dung trình bày. Ngƣời đƣợc khảo sát dƣờng nhƣ không đặt nặng vấn đề CSVC do thƣ viện sử dụng hệ thống phòng học và giảng dạy của trƣờng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và hệ thống điều hòa 24/24.
Hình 2.9: Đánh giá chi tiết về các lớp hướng dẫn (Mức độ hài lòng)
Nhìn vào biểu đồ và mức độ hài lòng 5 cho thấy sinh viên hài lòng nhất là đối với CSVC và trang thiết bị với 95 trên tổng số 196 ngƣời lựa chọn. Điều khiến nguời học không hài lòng nhất chính là thời gian tổ chức các lớp hƣớng dẫn không hợp lý và việc thông báo, quảng bá các lớp hƣớng dẫn vẫn chƣa đƣợc hiệu quả. Thƣ viện hằng năm đều tổ chức các buổi khảo sát về chất lƣợng dịch vụ và thu thập ý kiến của bạn đọc. Thƣ viện nhận đƣợc rất nhiều ý kiến đóng góp cũng nhƣ phản ánh đóng góp về CSVC và nhận xét tích cực, nhất là nhận xét về nhân viên thƣ viện.
Ngoài ra, lãnh đạo thƣ viện cũng nhận đƣợc rất nhiều phản hồi từ phía giảng viên, nhân viên của trƣờng về tính năng động và chất lƣợng dịch vụ của thƣ viện.
2.4.2 Nhận xét Điểm mạnh Điểm mạnh
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, có chuyên môn và đƣợc đào tạo bài bản.
Hầu hết nhân viên Thƣ viện (90%) đều có tuổi đời từ 25 - 43 và có bằng đại học chuyên ngành thƣ viện - thông tin học. Trong đó có 3 nhân viên trình độ thạc sĩ chuyên ngành thƣ viện. Tất cả cán bộ Thƣ viện đều có thâm niên làm việc trên 2
năm tại các thƣ viện trƣờng đại học. Ngoài ra, cán bộ Thƣ viện trực tiếp đào tạo KTTT đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên am hiểu về các bộ sƣu tập, dịch vụ của Thƣ viện và các nguồn bên ngoài thƣ viện. Do nắm vững đƣợc nguồn tài nguyên thông tin và kỹ năng giao tiếp cho nên các cán bộ Thƣ viện làm công tác đào tạo KTTT khá tự tin về kỹ năng tìm kiếm thông tin cũng nhƣ khả năng truyền đạt KTTT cho ngƣời học.
- Có sự hỗ trợ tích cực của một số lãnh đạo và giảng viên
Một số giảng viên trong trƣờng rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên Thƣ viện trong việc phát triển kỹ năng cho sinh viên. Tuy nhiên để phát triển thêm các mối quan hệ bền vững thì đòi hỏi thƣ viện phải có chiến lƣợc cụ thể và lâu dài.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
Hệ thống các phòng học đa dạng, đƣợc thiết kế với nhiều mục đích học tập khác nhau nhƣ là học nhóm, phòng thực hành…Hệ thống phòng học này đƣợc dễ dàng đặt trƣớc thông qua hệ thống quản lý đặt phòng. Ngoài các giờ học đã đƣợc lên lịch cố định, bất cứ nhân viên nào cũng có thể đặt phòng học để sử dụng. Ngoài ra phòng Công nghệ Thông tin và Công nghệ Giáo dục (Education Technology) cũng hỗ trợ nhiều trong vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Hệ thống các phòng học đều có hệ thống điều hòa và máy chiếu. Điều này góp phần tạo sự thoải mái dễ chịu cho tâm lý của ngƣời học và ngƣời dạy.
- Có sự hỗ trợ từ phía nhân viên nhiều kinh nghiệm tại đại học RMIT Úc Nhân viên Thƣ viện ĐH RMIT Việt Nam có mối quan hệ gần gũi với một số nhân viên Thƣ viện ĐH RMIT Úc do chƣơng trình “kết bạn” (Buddies). Nhân viên Thƣ viện RMIT Việt Nam sẽ chủ động hoặc đƣợc giới thiệu với cán bộ Thƣ viện bên RMIT Úc để làm quen, chia sẽ kinh nghiệm làm việc. Tiêu chí để kết bạn là ít nhất phải có chung một chủ đề (Subject) để cùng làm việc. Ví dụ: cán bộ Thƣ viện RMIT Việt Nam quan tâm đến chủ đề Kỹ sƣ điện - máy tính sẽ kết bạn với cán bộ Thƣ viện RMIT Úc có chủ đề tƣơng đƣơng để học hỏi kinh nghiệm để làm việc với giảng viên của khoa Kỹ sƣ Điện - Máy tính. Hầu hết nhân viên Thƣ viện RMIT Úc
đều có thâm niên làm việc và hiểu rất rõ nguồn tài nguyên về chủ đề mà họ phụ