KTTT trong mối quan hệ với các kiến thức khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin tại thư viện trường đại học quốc tế RMIT việt nam (Trang 25 - 26)

Fe Angela Verzosa đã định nghĩa KTTT là sự kết hợp hài hịa giữa các kiến thức về văn hóa, thị giác, truyền thơng, mạng máy tính, máy tính, ngơn ngữ và kiến thức về thƣ viện. Trong thời đại ngày nay khi mà máy tính và cơng nghệ thơng tin đƣợc xem là vấn đề phổ thơng thì các kiến thức và kỹ năng về âm thanh, hình ảnh và kỹ năng số bị chồng chéo và đan xen lẫn nhau. Ngƣời dùng am hiểu về sức mạnh của hình ảnh và âm thanh đồng thời sử dụng sức mạnh đó để thực hiện các thao tác biến đổi thành sản phẩm số và phân phối chúng thông qua các phƣơng tiện truyền thông số. Định nghĩa này gần giống với định nghĩa về Kiến thức số (Digital literacy) trong những năm gần đây.

Tiếp theo định nghĩa của ACRL, ngƣời đƣợc xem là có KTTT trong thế kỉ 21 là ngƣời sở hữu tập hợp các khả năng, cho phép các cá nhân có thể nhận biết nhu cầu thơng tin của bản thân, có thể xác định, đánh giá và sử dụng thơng tin một cách hiệu quả và có thể sử dụng các phƣơng tiện số nhằm thao tác, tạo ra thông tin và phổ biến chúng thông qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại.

Nhƣ vậy, nội dung của KTTT chính là các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá để một cá nhân đƣợc xem là có KTTT. Các tiêu chuẩn/tiêu chí này chính là thƣớc đo để đánh giá mức độ thành thục KTTT của một cá nhân và đƣợc nêu rõ ràng trong một số khung KTTT nêu trên. Đây cũng chính là tiêu chí để thiết kế các chƣơng trình đào tạo, giảng dạy KTTT của các tố chức.

Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu của ARCL đƣợc thành lập với mục đích là cập nhật Tiêu chuẩn về năng lực KTTT trong giáo dục đại học (Information literacy competency standard for Higher Education) do sự thay đổi về giáo dục đại học và môi trƣờng học tập trên thế giới, sự thay đổi dần từ KTTT sang khả năng sử dụng thông tin một cách thành thạo (information fluency) (Hình 2) và sự mở rộng định nghĩa về KTTT sang các lĩnh vực khác nhƣ: transliteracy (khả năng đọc, viết và tƣơng tác giữa một loạt các công cụ truyền thông, nền công nghệ khác nhau từ chữ viết tay, chữ in, TV, radio và phim ảnh đến mạng xã hội số, kiến thức truyền thông (media literacy), kiến thức số (digital literacy),... [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin tại thư viện trường đại học quốc tế RMIT việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)