1.1. Những vấn đề chung về kiến thức thông tin và đào tạo kiến thức
1.1.3. Khái niệm về đào tạo kiến thức thông tin
Đào tạo KTTT chính là việc truyền đạt và xây dựng các kiến thức và kỹ năng xác định nhu cầu tin, truy cập, đánh giá và sử dụng nguồn tin cho ngƣời đƣợc đào tạo. Về cơ bản, việc đào tạo kiến thức thông tin cho ngƣời dùng tin tại thƣ viện thực sự đã tồn tại từ rất lâu thông qua các buổi hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện, các tài liệu
hƣớng dẫn tìm kiếm tài liệu trực tuyến (OPAC), các quy tắc trích dẫn tài liệu,…Đến khi vấn đề về đào tạo KTTT trở nên cấp bách, các tổ chức về thông tin - thƣ viện nghiên cứu sâu hơn và thành lập các tiêu chuẩn, khung chƣơng trình đào tạo kiến thức thông tin cho ngƣời dùng.
Dựa trên các khung/ tiêu chí đƣợc thiết lập, mỗi thƣ viện hay cơ sở giáo dục tự thiết kế cho mình một chƣơng trình đào tạo KTTT phù hợp nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc các tiêu chí của khung. Một số quốc gia đã hình thành các khung tiêu chuẩn/ chƣơng trình đào tạo KTTT quốc gia, nhƣ các khung chƣơng trình của Úc và New Zealand (Australian and New Zealand Information Literacy Framework), khung chƣơng trình của xứ Wales (Information Literacy Framework for Wales), của Scotland (National Information Literacy Framework Scotland), hay của ALA - Hiệp hội Thƣ viện Hoa Kì (Information Literacy Competency Standards for Higher Education). Ngay cả - Hiệp hội Thƣ viện Quốc tế, IFLA cũng đƣa ra hƣớng dẫn đào tạo KTTT cho học tập suốt đời (Guidelines on Information Literacy for Lifelong Learning), [29]
Việc đào tạo KTTT có thể đƣợc xem nhƣ là đào tạo một mơn học có thể áp dụng ở bất cứ cấp độ giáo dục nào xuyên suốt quá trình học tập và tồn tại của con ngƣời.
Có thể nói, đào tạo kiến thức thông tin là trách nhiệm không chỉ của riêng các cơ quan TT-TV mà còn là trách nhiệm chung của tồn xã hội, của nhà trƣờng, của chính phủ các nƣớc. Cá nhân có KTTT khơng chỉ tìm thơng tin cho việc học tập và nghiên cứu mà còn sử dụng KTTT để phục vụ cho cuộc sống của họ nhƣ tìm thơng tin mua bán tốt nhất cho một sản phẩm gia đình, đánh giá mức độ tin cậy của nguồn hàng, tìm thơng tin để ra các quyết định quan trọng….
Trong các trƣờng đại học có đào tạo cán bộ thƣ viện, thông tin, việc đào tạo KTTT cho các cử nhân TVTT ngày càng cấp bách [5] vì đây chính là lực lƣợng chính trong việc đào tạo KTTT cho ngƣời dùng sau này khi họ tốt nghiệp ra trƣờng và công tác trong các thƣ viện. Song việc thực hiện đào tạo KTTT tại các nƣớc đang phát triển không hề dễ dàng bởi do:
Kết cấu hạ tầng thông tin luôn bất cập;
Hạn hẹp về tài chính;
Tốc độ đổi mới về KHCN, trong đó có CNTT là quá nhanh;
Nhận thức và năng lực của bộ máy quản lý kém cỏi;
Tính hiệu quả của mơi trƣờng hoạt động KT-XH hầu nhƣ khơng có. Nhƣ vậy phải đào tạo nội dung gì cho các tân cử nhân TV-TT - nguồn nhân lực chính trong việc đào tạo KTTT sinh viên trong các trƣờng đại học?, đây là một câu hỏi mà các tổ chức đào tạo cần phải suy nghĩ và đƣa ra các mơn học, chƣơng trình học sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Các cá nhân sống trong xã hội thơng tin cần tích cực chủ động học tập và trau dồi KTTT nhằm phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời (Hình 3)
Hình 1.3: Vai trị của KTTT trong việc học tập suốt đời
Đào tạo KTTT cho ngƣời dùng tin là sinh viên trong các trƣờng đại học chính là trang bị cho sinh viên có đƣợc các kỹ năng nhận dạng đƣợc nhu cầu tin, biết cách sử dụng thƣ viện cũng nhƣ các công cụ tra cứu trên internet để tìm kiếm thơng tin phục vụ cho việc học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện nhân cách, biết cách sử dụng thông tin cũng nhƣ chia sẻ thông tin phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp lý.
Nói cụ thể hơn, đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên bao gồm các nội dung: - Đào tạo kỹ năng nhận dạng đƣợc nhu cầu thông tin của cá nhân
- Đào tạo khả năng sử dụng thƣ viện và các công cụ tra cứu trên mạng để tìm kiếm thơng tin phù hợp với nhu cầu tin
Kiến thức thông tin Tự học Học tập suốt đời
- Nâng cao hiểu biết cho sinh viên về trách nhiệm khai thác sử dụng thông tin, chia sẻ thông tin phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Từ những thơng tin thu thập đƣợc, sinh viên có khả năng tạo ra thông tin mới và chuyển tải thông tin thông qua các phƣơng tiện truyền thông.