Một số hoạt động thực nghiệp tiêu biểu của nhà nho cấp tiến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 47 - 66)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Một số hoạt động thực nghiệp tiêu biểu của nhà nho cấp tiến Việt Nam

Việt Nam trên diễn đàn báo chí đầu thế kỷ XX

Công cuộc vận động duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX do các nhà nho cấp tiến khởi xướng đầu tiên ở Quảng Nam, gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… Mục đích của phong trào là “khai trí, trị sanh, tỉnh xa sùng kiệm” và diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó hoạt động thực nghiệp là mạnh nhất. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp cả ba kỳ.

Trường Đông Kinh Nghĩa thục (1907) là một hoạt động của phong trào duy tân ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX. Đội ngũ sáng lập trường là những nhà nho cấp tiến như Hoàng Tăng Bí, Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Đại, Phan Đình Đối, Vũ Hoành, Đào Nguyên Phổ… Mục tiêu chính của trường Đông Kinh Nghĩa thục là: bỏ tư tưởng Khổng giáo, Tống nho, Hán nho; du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hóa, thúc đẩy sử dụng chữ Quốc ngữ

thông qua các hoạt động giáo dục, báo chí, tuyên truyền, cổ động; chấn hưng thực nghiệp bằng cách phát triển công thương.

Chấn hưng kinh tế không phải là một hoạt động hàng đầu của trường Đông Kinh Nghĩa thục nhưng nó vẫn là một vấn đề được các giáo viên của trường quan tâm, thậm chí là đi tiên phong và coi đó là sự nghiệp mới của nhà trường. Đó là gốc nảy sinh học thức, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm để dựng nước và giữ nước. Đưa vấn đề kinh tế vào dạy trong nhà trường là một sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần chấn hưng thực nghiệp rất cao của bộ phận các nhà duy tân. Quốc dân độc bản là một cuốn sách trong những cuốn sách quan trọng của trường Đông Kinh Nghĩa thục nói đầy đủ về kinh tế học (24 trong tổng số 79 bài), được trình bày một cách công phu và nội dung mới lạ, hấp dẫn. Những vấn đề kinh tế học rất mới mẻ với các nhà nho thời đó: sản nghiệp, bản quyền, thương hiệu sản phẩm, tính chuyên môn hóa trong sản xuất, vốn… hoặc giải thích nguyên nhân kinh tế nước ta còn kém phát triển. Ví dụ như bài Ích lợi của đại công nghiệp, giải thích vì sao nước ta chỉ có tiểu công nghiệp mà chưa dựng được một nền đại công nghiệp. Rõ ràng làm đại công nghiệp thì hơn hẳn tiểu công nghiệp ở chỗ tiết kiệm được vốn, thời gian, công sức nhưng vì nước ta đường giao thông bất tiện nên hàng hóa khó lưu thông, tiêu thụ chậm; vốn thiếu, không có người tài giỏi lập kế hoạch… Bài

Thông thương chỉ ra việc nước ta không được hưởng lợi gì từ việc thông thương là do hàng xuất khẩu phần lớn là nguyên liệu (tơ tằm, bông sợi) và luật công ty chưa ban hành. “Các nhà buôn, học thức nông cạn, người ta mang hàng đến mà ta không biết chở hàng đi (…). Nhà buôn trong nước rất tản mạn, chèn ép lẫn nhau, không có chủ trương nhất định (…). Lợi lớn của thông thương cốt ở chỗ giao lưu, trí tuệ, học thức mở rộng, làm cho văn minh tiến bộ, thế giới văn minh. Nước ta nếu cứ bế quan tỏa cảng, cự tuyệt mọi quan hệ như ngày trước thì khoa học là gì, hóa học là gì, toàn là chuyện

trong mơ! Mà tàu thủy, hỏa xa, điện báo, bưu chính là những cái đưa ta tiến vào thế giới văn minh, đâu phải tự nhiên mà có” [91, tr.321-322]. Còn bài

Công ty thì giải thích để có vốn lớn thì phải lập công ty để tập hợp các nguồn vốn phân tán, ít ỏi lại với nhau thì mới có thể cạnh tranh được với các nước. Có ba quy cách chính để lập công ty. “Một là, công ty hợp doanh tức là công ty vôn hạn, số người bỏ vốn góp sức lại kinh doanh và trách nhiệm thì vô hạn. Nếu công ty đổ bể mà vốn lại không đủ trả nợ thì mọi người phải bỏ tiền riêng ra mà trả bù vào. Hai là, công ty hợp tư tức là công tư hữu hạn. Công ty không đặt tên riêng (mà lấy tên thương nghiệp làm tên công ty). Người góp cổ phần chỉ xuất vốn, trách nhiệm có hạn; công ty thất bại, vốn còn lại không đủ trả nợ, cũng không được bắt người góp vốn trả bù. Ba là, công ty cổ phần (nguyên văn là “chu thức công ty”. Nhật gọi cổ phần là “chu thức”). Vốn chia ra làm nhiều cổ phần, từ hàng chục đến hàng nghìn cổ phần, không đều nhau. Có cổ phần chủ và cổ phần khách. Cổ phần được hưởng lãi chung kiêm lãi riêng, cổ phần khách chỉ được hưởng lãi chung. Công ty đổ bể thì cổ phần chủ phải chịu trách nhiệm trả nợ, còn cổ phần khách không có trách nhiệm ấy (như công ty vô hạn)” [91, tr.328].

Các giáo viên trường Đông Kinh Nghĩa thục cũng trực tiếp tham gia vào các hoạt động công thương: mở xưởng, hùn vốn mở hội buôn, cổ động hàng nội hóa ở Hà Nội và các nơi khác. Trong khoảng thời gian 1907-1908, ở Hà Nội xuất hiện hàng loạt các công ty buôn bán do các hội viên của trường Đông Kinh Nghĩa thục hoặc những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng duy tân mà hùn vốn kinh doanh như Đỗ Chân Thiết mở công ty Đồng Lợi Tế buôn bán hàng nội hóa, Phương Sơn, Hoàng Tăng Bí mở hiệu Đông Thành Xương vừa buôn bán vừa sản xuất loại xuyến đen; Nguyễn Trác, Nghiêm Xuân Quảng… Phong trào này cũng lan dần ra các tỉnh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Ở Quảng Nam có hai hội buôn quan trọng nhất là Hợp thương Phong Thử

chuyên buôn bán thổ sản trong tỉnh (tơ, vải, đường mía…) và Hợp thương Diên Phong chuyên bán sỉ và lẻ gạo, đường, vải, quế. Mục đích các nhà nho làm kinh tế nhằm hô hào, cổ động thực nghiệp đồng thời làm gương, khuyến khích nhân dân cùng làm và thay đổi quan điểm của cả dân tộc về vấn đề kinh doanh, thương mại. Ngoài ra còn là tạo nguồn tài chính cho trường duy trì hoạt động.

Một số hội viên còn lấn sang lĩnh vực dò tìm và khai mỏ; họ cũng động viên khuyếch trương nông nghiệp, lập đồn điền khai hoang, gieo trồng cây lương thực. Vào thời điểm đó các nhà duy tân khai phá được một số đồn điền ở vùng Hưng Hóa, Hà Tây và đưa người từ nơi khác tới cày cấy, sản xuất. Điều này đã cho thấy sự cố gắng, quyết tâm cao của các nhà duy tân muốn đưa nông nghiệp nước nhà đi theo một phương hướng mới. Tuy nhiên do các nhà nho thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu vốn và kỹ thuật; bên cạnh đó còn gặp phải sự chèn ép từ chính quyền thực dân nên các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp không đạt được hiệu quả. Ví dụ trong việc khai mỏ (than, chì, kẽm, lưu huỳnh) vì thiếu kỹ thuật, vốn nên việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn và cũng khó kiếm được người mua hàng nên đành phải bán lại cho tư sản Hoa kiều với giá rẻ. Hoặc ở các đồn điền cũng do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều kiện làm việc không đảm bảo, nhân công bị bệnh tật nên đành phải bỏ dở công việc, đồn điền bị hoang hóa.

Các nhà nho cấp tiến đã sử dụng báo chí là phương tiện tuyên truyền tư tưởng duy tân, chấn hưng thực nghiệp và cổ động thực nghiệp. Họ kêu gọi người dân đọc báo để nắm bắt thông tin trong và ngoài nước; để học nghề kỹ thuật, học buôn bán và cũng để mở mang trí óc. Họ coi đó là “phương thuốc chữa ngu tối và đói hèn”. Các báo Lục tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàm, Đăng Cổ tùng báo… cho đăng các bài luận bàn về công thương kỹ nghệ nước nhà, cổ động thực nghiệp, hô hào mọi người cùng nhau hùn vốn làm ăn…

Trong mục Thương cổ luận của báo Nông cổ mín đàm, Lương Dũ Thúc (Lương Khắc Ninh) kêu gọi các thương nhân cần hùn hạp vốn với nhau: “người giàu có vốn hiệp vô thì lấy lời ra đặng nhiều mà dùng, còn người nghèo không có vốn thì ra công đặng cũng lấy lợi mà dùng; ấy là đều vui vẻ chung cùng, anh em đồng lực; làm gương tốt cho con em, nó ráng học hành tài nghề thì một ngày kia bớt sự cực khổ hèn hạ” [99] để mà “bạc tiền lúa gạo ở trong xứ, nó chạy qua chạy lại, nó ra vào cũng là trong tay người bổn địa. Người này không hưởng thì người kia hưởng; còn người kia không hưởng thì người nọ hưởng, cũng là người đồng bang cùng nhau; chớ ví như không buôn không hùn, đe sớ lợi cho người khách và người thiên-trước lấy đem về xứ họ” [100]. Trên Đăng Cổ tùng báo số 793 (28-3-1907) trong bài Trường kỹ nghệ Hà Nội

đã viết: sự buôn bán trong nước rộng ra hay hẹp đi là bởi người có của, người có nhiều tiền bạc nhất ở nước ta là những nhà quan nhưng “con nhà thế gia mà có làm nghề gì kiếm ăn thì thiên hạ khinh, không trọng bằng tuy đói rách nhưng mà vẫn cứ nằm giài đọc thơ ngâm phú”. Họ chỉ mong đi làm quan, trọng việc học hành để đi thi chứ không trọng nghệ gì cả… Những trường kỹ nghệ được chính quyền mở ra chỉ có con nhà thường dân đi học. Tuy nhiên lại không có mấy người đi học bởi lý do đơn giản là không có vốn nên dẫu có học giỏi đến mấy, tay khéo đến mấy mà không có vốn thì cũng chỉ đi làm công cho người ta mà thôi. Hoặc có người ra trường lại trở thành thông ngôn cho Pháp, tuy ít tiền nhưng lại nhàn nhã, được xã hội coi trọng.

Phan Bội Châu từ nước ngoài cũng viết bài cổ động cho phong trào hùn vốn làm ăn ở trong nước:

Một năm lời lãi dần sinh

Năm năm may cũng tiểu thành khá mong Khi đại thành đùng đùng phát đạt

Trong mươi năm thấm thoát cũng nhanh Hội thương nay xét đã thành

Việc gì là chẳng thênh thênh đường đời [38, tr.65]

Vốn dĩ quan niệm của xã hội đối với thương nghiệp, thương nhân không mấy tốt đẹp; coi nó là nghề thấp kém và thương nhân không có chữ tín. Lại còn tham lam, gian lận trong buôn bán; ưa sĩ diện, khi có chút lời lãi thì tỏ vẻ không ai bằng ta; ai cũng chỉ biết lo cho thân mình mà không biết cách hùn hiệp với nhau để ai cũng có lợi… Trong khi đó các thương nhân nước ngoài có sự đầu tư nghiêm túc vào kinh doanh, áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và quan trọng nhất là giữ chữ tín, một bí quyết thành công trong kinh doanh. “Còn nói sao An nam mình không hay mua bán với mình, cứ mua của Chà của Chệt là phải lắm, tiệm An nam mình ông chủ tiệm có quyền, coi ra nghiêm chỉnh, mấy anh làm công thì quần áo bảnh bao mặt mày sắc lẻm, thấy người ở vườn ở ruộng tới, ngoài mặt tuy muốn bán cho đặng hàng chớ trong lòng cũng có hơi khi ngạo” [76, tr.265]. Muốn thay đổi quan niệm này cũng như hô hào nhân dân tham gia thực nghiệp, theo các nhà nho cấp tiến, thương nhân Việt cần phải bỏ những thói xấu đó. Tác giả Lương Khắc Ninh cho rằng người đi buôn cần phải có ngũ thường, một triết lý của Nho giáo: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Nhân: hùn vốn buôn cho có lợi nhiều để người trong nước biết đến danh tiếng mà mang lại cái lợi cho người trong nước; người có tiền hùn vốn, người không có tiền thì góp công chứ không phải đi làm thuê cho người ngoại quốc; trên dưới, giàu nghèo đều có lợi. Nghĩa: người cùng một nước, không có quan hệ ruột thịt máu mủ nhưng lại hợp sức, góp vốn cùng nhau buôn bán.

Lễ: sổ sách buôn bán cần có sự phân minh, rõ ràng, lập ra thứ bậc theo số vốn đóng góp. Người góp vốn nhiều được xếp đầu tiên. Trong các buổi luận bàn

phải có người làm đầu, ai cũng có quyền được phát biểu ý kiến của mình nhưng phải theo thứ tự, có trên có dưới có trước có sau. Trí: khi đã có vốn trong tay thì cần phải tính toán tiền vốn, chi phí, buôn sao được lời nhiều. Tín: trong cuộc buôn phải phân chia công việc rõ ràng: có người đứng đầu, có người coi sổ sách, có người trông giữ tủ… Người lớn làm việc lớn, người nhỏ làm việc nhỏ và phải đồng tâm hiệp lực thì mới làm nên việc [100].

Muốn giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay một ý tưởng nào đó đến với đông đảo công chúng cần phải quảng cáo. Quảng cáo có tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng nên các nhà nho cấp tiến, thương nhân Việt cũng bắt đầu chú ý tới phương thức quảng bá này cho công việc của mình. Ở mỗi số báo người ta dành ra khoảng 20% số trang báo để quảng cáo. Ví dụ Trần Chánh Chiếu đã cho đăng một vài đoạn quảng cáo về các khách sạn do mình làm chủ (Minh Tân khách sạn, Nam Trung khách sạn): “Xin chư vị Minh Tân có lòng chiếu cố, hùn hiệp với tôi mà vui chung, lợi chung một cuộc, cho có chỗ cho kim bằng, trước là thù tạc vãng lại với nhau, sau nữa là giúp người đồng bang vô đường văn minh cho tấn bộ” [25, tr.95] và “ngoài việc phục vụ giường ngủ sạch sẽ hơn các nơi khác, giúp giáo dục ưa chuộng sự sạch sẽ ngăn nắp, khách sạn còn tính mướn thầy dạy làm sổ sách buôn bán, tức dạy kế toán, tại ngay khách sạn vào mỗi ngày, từ 7 giờ đến 10 giờ ” [25, tr.95]; với những người nào có nhu cầu buôn lúa, bán tiêu, bán dừa ở Sài Gòn sợ bị gian lận thì đến Nam Trung thương nghị với ông. Ngoài ra có những bài quảng cáo về tiệm buôn của người Việt, hàng hóa do người Việt sản xuất như trên Đăng Cổ tùng báo số 799 (9-5-1907) về hiệu buôn Ích Ký ở phố Hàng Giấy (Hà Nội) “bán sách giấy, bút mực tây rẻ lắm mà không nói thách”. Như vậy, cốt yếu của những lời rao vặt trên báo cũng đều nhằm tới mục đích cổ động cho phong trào chấn hưng thực nghiệp mà các nhà duy tân đang phát động. Lời lẽ trong quảng cáo rất đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Việt Nam nhưng lại rất lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên; sản lượng bấp bênh và diện tích hoang hóa nhiều. Để tạo dựng một nền nông nghiệp phát triển, đem lại lợi nhuận cho người nông dân theo các nhà thực nghiệp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, các giống cây trồng vật nuôi có giá trị. Trên các báo có nhiều bài viết giới thiệu về những kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới đem lại hiệu quả hoặc khuyến khích mọi người chia sẻ kinh nghiệm sản xuất của mình. Báo Lục tỉnh tân văn tổ chức cuộc thi xem ai viết bài nói rõ về cách dùng cây dừa, tre, chuối. Ví dụ trên số 35 đăng bài: “Cách trồng tre và dùng ” của tác giả Trần Văn Tề. Muốn tre nhanh lớn thì nên bứng gốc, trồng xiên xiên. Tre có các công dụng: làm thuốc, làm mõ; tre già dùng là ống đựng bút, tre còn là nguyên liệu đan lát… Trên báo Nông cổ mín đàm luận về cách trồng dâu tằm, đu đủ tía, dừa, dưa hấu, lúa…; nuôi ngựa, ong, gà…

Các nhà nho cấp tiến không chỉ hô hào thực nghiệp, làm kinh tế mà còn kêu gọi thương nhân Việt cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa kiều; kêu gọi nhân dân không mua hàng hóa của tư bản ngoại quốc, dùng hàng nội hóa. Bởi thực tế thị trường Đông Dương đều do tư bản Pháp và Hoa kiều chi phối nên hầu hết hàng hóa ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ Pháp và Trung Quốc. Có rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như nón lông, nón dứa, ghế mây, chiếu hoa, đồ gỗ, đồ sứ, đồ đá, nhiễu, vải, lụa… thợ thủ công người Việt và người Hoa đều làm được nhưng hàng hóa của người Hoa lại tinh xảo hơn, đẹp hơn, rẻ hơn nên được chuộng hơn so với hàng Việt. Từ đây một phong trào tẩy chay Khách trú, tẩy chay hàng hóa Pháp được các nhà nho cấp tiến phát động. Mục đích chính là giúp cho thương nhân Việt giành lại thương quyền từ tay người Hoa, cạnh tranh với tư bản ngoại quốc, góp phần chấn hưng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 47 - 66)