Nhận thức về các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 70 - 80)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Giai cấp tư sản với vấn đề thực nghiệp, chấn hưng thực nghiệp ở Việt

3.2.2. Nhận thức về các ngành kinh tế

Vốn, kỹ nghệ, lao động là những vấn đề được các nhà tư sản hết sức quan tâm trong công cuộc chấn hưng thực nghiệp và bất kỳ ngành kinh tế nào cũng cần đến những yếu tố này.

Về vốn, họ khẳng định “tiền bạc như huyết mạch của cả thế giới, không có tiền thì thế giới cũng phải tiêu diệt, chẳng còn đâu là cạnh tranh, chẳng còn đâu là tiến bộ nữa” [39]; tiền bạc là vật định giá trong quá trình trao đổi hàng hóa, “làm môi giới sự mua bán, làm thước đo các hóa vật, làm chừng mực sự vay mượn” [89]. Nhà tư sản Bùi Huy Tín khẳng định giữa ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau: “nếu không có tư bản thì không làm nổi được việc gì. Song cũng phải biết rằng nếu không có nhân tài, nhân công thì một mình tư bản cũng không thể làm nổi được công việc to tát và có ích” [95]. Và chỉ khi những yếu tố này hợp sức lại với nhau thì xã hội mới mong phát triển được. Trước đó, trong số 6 của Thực nghiệp dân báo (27-7-1920) khẳng định: nhân công là căn bản mọi đường thực nghiệp. Bài báo nhận xét rằng, nguồn nhân công ở Bắc kỳ, nhất là vùng thượng du và trung du đang “chan chứa”, có khi không được sử dụng hết. Làm thế nào để sử dụng được hết nguồn nhân công đó? Các nhà thực nghiệp cần mau mau trù tính sử dụng nhân công một cách hợp lý để vừa tận dụng được hết nguồn lực lao động lại vừa mở mang đường thực nghiệp ở những nơi phì nhiêu mà đang thiếu tư bản

nhân công. Điều quan trọng là chính quyền cần có chủ trương việc mộ phu, giúp đỡ các nhà tư bản trong vấn đề nhân công này [72].

Tuy nhiên, có một nguồn vốn khác quan trọng không kém, nguồn vốn này không mang nghĩa là tư bản. Đó là cái vốn tinh thần mà bất kỳ một nhà tư bản nào cũng cần có và nó càng trở nên quan trọng hơn hết thảy đối với những người khởi nghiệp với hai bàn tay trắng: mạnh khỏe thì trí mới nhanh để trù tính mọi việc; sửa mình là phải xét xem mình còn khuyết điểm gì thì

phải sửa ngay; học thức tức là phải có học vấn mới kinh doanh được. Không những thế, báo Khai hóa còn đưa ra những yếu tố khác cần phải có khi làm kinh doanh. Người làm nghề phải có chí, phải biết chọn nghề thích hợp với tài lực của mình thì làm mới hiệu quả, tất nhiên nghề đó phải chính đáng; phải biết tiết kiệm đồng tiền cực nhọc kiếm được; biết lao động chứ không phó mặc cho người làm và bản thân làm là để làm gương cho người khác noi theo. Khi đã có tiền cần biết dành dụm, phải biết tự mình làm việc, không phải việc gì cũng dựa vào người ngoài và duy trì công việc được chắc chắn, dù có gặp trở ngại thì cũng không đến nỗi nào; luôn giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã, tính trung thực để mọi người yêu mến mới mong sự nghiệp một ngày được mở mang. Đồng thời các nhà thực nghiệp nêu rõ các biệt tài, những trở ngại và trợ lực trong sự làm giàu đối với người Annam ta.

Cái biệt tài ở đây là: tinh khôn xem xét thói đời thế nào để tìm đường đối đãi; khẩu tài để giao thiệp, biện bạch được lẽ phải trái, bày tỏ được lẽ lợi;

mẫn tiệp trong công việc để khi gặp trắc trở biết đường tháo vát mới mong giữ và tranh được lợi quyền với người; dũng cảm ở đây là dù có khó khăn ngăn trở đến đâu, thua lỗ tới đâu cũng không nản, không chùn bước, hễ chưa đạt được mục đích thì chưa thôi; giá ngự nghĩa là khiến cho mọi người yêu mến mình, biết cách sai bảo chứ không phải cậy có tý tiền mà khinh rẻ người ta thì dù họ có làm nhưng sẽ không bao giờ làm hết mình, hết lòng với mình.

Những trợ lực là: phải sáng lòng định ý để nắm bắt cơ hội, bè bạn phụ ích cho mình không nhỏ nên cần chọn cho mình những người có lợi ích cho mình; một người đàn ông muốn dốc toàn tâm toàn lực vào công việc thực nghiệp thì cần có một người vợ - nội trợ - biết vun vén công việc gia đình, giúp chồng những việc lặt vặt, chăm sóc nhà cửa và biết tằn tiện, tiết kiệm.

Những trở ngại cho sự làm giàu: lĩnh nợ là điều không thể tránh khỏi với những người muốn làm thực nghiệp mà lại không có vốn nhưng nếu không có tài sản cầm cố thì rất khó vay được tiền ở ngân hàng, lúc đó ta sẽ phải vay tiền của sét-ty. Khi vay tiền của sét-ty vay chỉ được ít mà lãi nhiều, nên cần phải tính toán cẩn thận việc của mình lợi hại ra sao, không được làm liều có khi khốn đốn; tránh những ham muốn có hại cho ta, cho việc thực nghiệp của mình như rượu chè, cờ bạc nếu không sẽ có ngày bị khuynh gia bại sản [2, tr.42-45].

Trên Nam Phong tạp chí số 45, 46 (3,4-1921) có đăng bài Mấy điều yếu lược về kinh tế học do Nguyễn Bá Học dịch thuật đã nêu lên mấy vấn đề về kinh tế học. Bài báo chỉ ra bốn điều trọng yếu của đường kinh tế: “tài sản, phép giao hoán, đường tiêu thụ, cách phân phối. Nhân thổ địa mà sinh lợi gọi là tài sản, chuyển vận tài sản nơi có ra nơi không gọi là giao hoán, đem vật chế tạo phân thụ cho mọi người là tiêu thụ; hợp bản hợp sức để mưu doanh nghiệp gọi là phân phối. Việc kinh tế phải có giao hoán vì có giao hoán thời cách phân phối mới rộng; việc kinh tế phải có tiêu thụ vì có tiêu thụ thời tài sản mới phát đạt” [51, tr.201]. Đồng thời bài báo phân tích cụ thể về giá trị tài sản, sinh vật cốt yếu trong sinh nghiệp, phương pháp về đường kinh tế, tổ chức sản nghiệp, phép giao hoán về tài chính, giao dịch với nước ngoài, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

Tài sản có được nhờ vào ba điều cốt yếu: thổ địa, nhân lực, tư bản. Tương ứng với nó có ba phương pháp làm kinh tế: phân nghiệp, hiệp lực, kế hoạch.

Phân nghiệp là mưu lấy một việc để mưu sinh. Phân nghiệp có phân nghiệp về nhân sự và phân nghiệp về địa phương. Ví dụ xây một ngôi nhà cần có thợ nề, thợ mộc, thợ đá, thợ rèn, đó là phân nghiệp nhân sự; phân nghiệp về địa phương là trong một xứ có nơi cấy lúa, có nơi trồng dâu. Phân nghiệp

về địa phương trong nông - công - thương đều có. Như tơ xứ này đổi lấy sợi xứ khác, chiếu xứ kia đổi với da xứ này… Phân nghiệp càng thịnh, sinh sản càng lớn; mỗi người một việc, thời việc càng tinh, nghiệp càng chuyên thời lợi càng lớn. Phân nghiệp có cái lợi là sử dụng ít nhân lực, bớt thì giờ, chuyên sở trường, thục luyện và phát minh lý mới. Nhưng phân nghiệp lại dễ khiến cho người làm mất hứng thú khi chỉ làm một việc, dễ bị thất nghiệp vì chỉ chuyên một nghiệp mà không biết nghề khác để mưu sinh.

Hiệp lực là hợp sức với nhau cùng làm việc, hiệp lực lớn có thể kinh doanh những sự nghiệp lớn trong nước, còn hiệp lực nhỏ cũng có thể mang lại hạnh phúc cho cá nhân.

Kế hoạch được giải thích là bớt sức người, thêm sức máy, bớt tài liệu, không hao phí, lợi tiêu thụ.

Nhưng để sử dụng tốt các yếu tố này thì lại phụ thuộc vào nhà thừa nghiệp. “Thừa nghiệp là người có trí thức, có lực lượng tổ chức ba nguyên tố ấy mà sinh sản nghiệp. Kẻ có thổ địa được hưởng một phần lợi gọi là địa chủ, kẻ lấy sức người làm việc được lĩnh tiền công gọi là lao dịch, kẻ có tư bản cũng ăn một phần lợi tức gọi là nhà tư bản. Kẻ kinh doanh lợi dụng ba người trước mà hưởng cái lợi quyền ưng đắc hơn, gọi là nhà thừa nghiệp. Thế lực những nhà thừa nghiệp càng phát đạt thời sở sinh tài sản càng thịnh vượng. Tài sản Nhà nước cũng tập hợp những nhà thừa nghiệp mà duy trì” [52, tr.291].

Sự nghiệp kinh tế không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước mà cần mở rộng ra cả nước ngoài vì giao dịch với nước ngoài được nhiều cái lợi hơn trong nước và nhiều khi cung trong nước không đáp ứng được cầu của nhân dân. Cái lợi là bớt được công phí, bình được vật giá, thêm lợi quốc dân, tránh tệ chuyên lợi, giao hoán trí thức, giữ được tín dụng và giữ được hòa bình.

Nông nghiệp:

Việt Nam là một nước nông nghiệp, 90% dân số là nông dân nên nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí hàng đầu, nghề căn bản. Làm ruộng được Nhụ Mai đánh giá là một nghề làm giàu rất vững bền, làm ruộng hơn buôn vì nước ta là con cháu vua Thần Nông, xưa nay chỉ biết nghề làm ruộng… dân trong nước chẳng biết sự thông thương thế nào mà cũng đủ phong lưu giàu có [65]. Nhưng nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam so với các nước tiên tiến trên thế giới thì lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp; phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và sức lao động của con người. Ruộng đất lại manh mún, chủ yếu là người có quy mô sở hữu ruộng đất nhỏ.

Để hình thành nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại cần có bốn yếu tố: tư bản, lao động, cơ khí, hỗ trợ. Các yếu tố này nông nghiệp nước ta đều thiếu. Nhìn ra nghề nông các nước bấy giờ đã được cải thiện rất nhiều nhờ có cơ khí hiện đại thay thế dần cho sức lao động của con người, họ cấy hái đều dùng tới máy móc. Còn nước ta thì từ muôn đời đều lưu truyền một lối canh tác lạc hậu với nông cụ không có sự cải tiến. Bên cạnh đó, hạt giống cũng không biết chọn lựa lấy cái tốt, thủy hạn không biết đề phòng, tích trữ không có phương pháp… cái gì cũng nhờ Trời. Do vậy cải cách nông giới được xác định là bước đi tiên phong trong việc chấn hưng thực nghiệp nước nhà. “Việc thịnh vượng trong thiên hạ ví như một cái cây, canh nông là rễ, kỹ nghệ là cành, thương mại là lá. Nếu rễ đau thì lá rụng, cành rơi mà cây phải chết” [57, tr.26].

Đầu tiên là cho ra đời nông báo. Có nông báo thì các nhà nông mới biết được những cái hay - dở, lợi - hại và thông tin nông giới trên thế giới để biết được cái gì nên thay đổi, nên làm thì mới có thể cạnh tranh được. Nông học

vật học, thiên văn học, hóa học, vật lý học, toán học… Nắm vững được nông học thì nông nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Chính quyền thực dân có thành lập một trường là Canh nông cao đẳng ở Hà Nội, các nhà tư sản khuyên thanh niên Việt Nam nên vào đó học để sau này tốt nghiệp có thể giúp ích cho nông nghiệp nước nhà phát triển.

Tiếp theo cần chú ý đến sức kéo, nông cụ. Tức là phải chăm lo trâu bò cho tốt để lấy sức kéo và cải tiến nông cụ. Đồng thời cần chú ý tới các giống cây trồng khác và chăn nuôi, không nên chỉ tập trung vào cây lúa. Khí hậu Việt Nam thích hợp để trồng một số loại cây như dừa, mía, dưa hấu, dâu tằm… Còn cần phải phát triển công, thương nghiệp, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Cần lập các hội, đoàn thể bảo trợ, giúp đỡ nông gia trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như hội bảo hiểm khi trâu bò chết dịch; hội tương hảo, tương trợ khi hạn hán, lũ lụt; hội khai khẩn thượng du, hội xuất nhập cảng… Tham gia vào các hội này người nông dân được bội lợi hơn, vật phẩm cần dùng mua được giá rẻ, thóc gạo sản xuất bán được giá cao và vay được tiền ngân hàng.

Thương nghiệp và công nghiệp:

Công nghiệp và thương nghiệp được các nhà tư sản Việt Nam xác định là nội dung trọng tâm của thực nghiệp.

Trên lĩnh vực công nghiệp các nhà thực nghiệp tuy có đề cập tới song vẫn khá hạn chế bởi tư sản Việt hoạt động trên lĩnh vực này không nhiều. Ở đây, các nhà thực nghiệp chú ý tới vấn đề cải tiến kỹ nghệ. Tác giả Mai Xuân Nguyên đã khẳng định: Công nghệ là một nghề làm giàu rất to, rất vững bền

bởi công nghệ là gốc cho mọi nghề [78]. Muốn công nghệ phát triển thì yếu tố quan trọng nhất là cơ sở vật chất, máy móc.

Kỹ nghệ nước ta so với thế giới rất lạc hậu lại không chú ý tới việc nghiên cứu, cải tiến. Do vậy mà các nghề không có điều kiện phát triển cũng bởi vì ta thiếu máy móc, sản phẩm làm ra kém chất lượng lại không khéo, rất khó cạnh tranh được với hàng nước ngoài. Trong thời buổi cạnh tranh các nước đua chen nhau cải tiến máy móc kỹ nghệ, sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo, chất lượng tốt, mẫu mẽ đẹp lại rẻ nên nước ta muốn công nghiệp phát triển thì bước đầu tiên phải là đổi mới kỹ nghệ, phải sử dụng tới cơ khí máy móc để sản xuất vì “có làm được đồ khéo, chế được hàng tốt thì mới có thể cạnh tranh với ngoại thương được. Nếu không thì đồ hàng của mình xấu mà muốn buôn tranh với người khác nào như đem cái bát đàn mà bày lẫn với pha lê, ngọc thạch” [57, tr.29] và công nghệ có chấn hưng thì thương nghiệp mới lên được. Đồng thời nước ta cũng nên nghiên cứu khoa học để góp phần cho nền kinh tế được phát đạt.

Trong thương nghiệp, tư sản Việt Nam tự thấy rằng việc buôn bán của mình không bằng các nước và gặp rất nhiều khó khăn bởi sự chèn ép, cạnh tranh của tư bản Pháp, Hoa thương. Trên Lục tỉnh tân văn số 1968 (5-3-1925) giải thích: người các nước nhờ trí cao hiểu thấu được nhu cầu của thị trường cần những cái gì mà buôn bán; có lòng thật để người mua vui lòng không bị lừa dối và lần sau cứ mua của họ. Nhờ có hai tính chất ấy mà nghề thương mại nước khác thịnh hơn ta. Ở nước ta trí thức nhỏ, hẹp hòi, tham lam lại giả dối. “Trí thức hẹp nên chỉ câu câu ở một khu vực nhỏ mọn, bán những lợi vật đầu ruồi đuôi nhặng hằng ngày chớ không nghĩ đến đại doanh nghiệp, đại ích lợi gì, ở thành phố này quanh quẩn mấy món hàng ấy, đến thành phố kia cũng quanh quẩn mấy món hàng ấy mà thôi, tính tình còn chẳng hiểu thấy thì hàng hóa còn tiêu thụ được thế nào? Cái tính tham nên chỉ chăm cái lợi nhỏ trước mắt mà không nghĩ đến cách dành để về sau nữa” [110]. Người nước ngoài

nói rằng: “người Annam không có khiếu buôn bán, không có cái tính kiên nhẫn, không có cái lòng danh dự trong việc thương mại” [20, tr.315].

Ngoài những nguyên nhân khiến cho thương nghiệp Việt Nam yếu kém do tư tưởng khinh thương, tư sản Việt không thể cạnh tranh với Hoa thương, tư bản Pháp thì một lý do quan trọng khác được các nhà tư sản chỉ ra là thái độ của người tiêu dùng Việt với hàng hóa Việt. Người tiêu dùng được coi là nhân tố có tính chất sống còn đối với nhà kinh doanh nhưng người Việt lại thờ ơ, thậm chí là quay lưng, không dùng hàng nội và có tâm lý sính hàng ngoại. Thái độ này của người tiêu dùng bị các nhà tư sản phê phán gay gắt. “Đồng bào ta vẫn không bỏ được tính hiếu dị, coi ngoại hóa như rồng như phượng, mà đối với ngoại hóa hình như có ý lãnh đạm thời ơ, cái gì cũng thích hàng ngoại hóa. Từ y phục cho tới khí dụng và các thứ khác… nhất nhất toàn ngoại hóa cả! Những thứ người mình không thể tự chế tạo được đã đành. Đến những cái người mình làm ra được không kém gì ngoại hóa mà cũng không thèm dùng! Kìa xem như đồ vàng đồ bạc người mình làm lụng tinh xảo người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 70 - 80)