Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 93 - 94)

5. Cấu trúc luận văn

3.4. Một số nhà thực nghiệp tiêu biểu

3.4.1. Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947)

Nguyễn Chánh Sắt tham gia vào phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu phát động từ những ngày đầu tiên. Ông hoạt động rất tích cực và là người đi tiên phong việc cổ động thực nghiệp, chấn hưng thực nghiệp: kêu gọi dân chúng ra tranh thương với ngoại kiều, hô hào cải cách nông nghiệp, chú trọng thực nghiệp; chú ý văn hóa giáo dục, đề cao nữ quyền… nhằm tới mục đích là giành lại quyền lợi kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu và phát triển. Ông cũng được xem là người khởi xướng cuộc tranh thương với thương nhân Ấn Độ, Trung Hoa, Cam pu chia…, đặc biệt là với Hoa thương. Ông hô hào lập tiệm buôn, trường học, mở trường nghề, lập các hội tương tế nông nghiệp và công nghiệp, lập nhà in, mở nhà máy xay lúa… Bản thân ông cũng hùn vốn lập Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn, tiệm rượu ở Châu Đốc (An Giang). Sự hăng hái của ông đến nỗi gây ra xung đột với người Hoa, người Bắc và chính quyền thuộc địa buộc phải lên tiếng can thiệp. Nhưng nhờ thế mà nhiều người đã ủng hộ, tham gia tạo nên một phong trào tranh thương sôi nổi.

Nguyễn Chánh Sắt lúc rảnh rỗi có viết văn, viết bài cho tờ Nông cổ mín đàm; năm 1906 ông làm chủ bút tờ Lục tỉnh Tân văn. Hầu hết các bài báo của ông có nội dung bàn về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp nước nhà

như: Thời nông tiểu thuyết, Nông nghiệp cải lương, Nông nghiệp tệ nguyên, Nam Kỳ nông nghiệp hưng vượng chi giai triệu, Lúc nầy mà An Nam chẳng lo buôn bán còn đợi lúc nào, An Nam tẩy chay Khách trú, Tẩy chay… [121]. Theo Nguyễn Chánh Sắt muốn thực nghiệp thành công thì phải bỏ lối làm ăn cũ, phải học cái mới như nông học, thương học, địa lý học, toán học… Kêu gọi tranh thương nhưng Nguyễn Chánh Sắt cũng giải thích tranh thương là cạnh tranh với ngoại kiều, đua với người Khách chứ không phải giữa người Việt với nhau. Các thương nhân Việt có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể đẩy lùi được thế lực của người Hoa. Để tranh thương được thì cần lập ra Nam Kỳ Nông nghiệp tương tế Tổng cuộc (hãng lúa), Nam Việt ngân hàng

(hãng bạc), Nam Việt Luân Thoàn công ty (hãng tàu). Nam Kỳ Nông nghiệp tương tế Tổng cục là để thu gom lúa gạo về một mối rồi hoặc bán cho người Pháp hoặc xay xát bán cho người Pháp hoặc trực tiếp bán ra nước ngoài. Nam Việt ngân hàng để giúp đỡ cho những đại thương gia, nông nghiệp chủ; Nam Việt Luân Thoàn công ty để sắm tàu cho nhiều mà vận tải hàng hóa, hành khách của ta [121].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)