Tự đánh giá của sinh viên về tính vị tha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 64)

Vị tha ĐTB ĐLC

Một số người nghĩ rằng tôi là kẻ ích kỷ 2.94 1.29 Tôi lịch sự, nhã nhặn với mọi người 4 0.90 Một số người nghĩ rằng tôi lạnh lùng, hay tính toán 2.99 1.25 Tôi cố gắng là người chín chắn, chu đáo 3.96 1.08 Tôi không được coi là người hào phóng, rộng lượng 2.97 1.26 Hấu hết những người tôi quen biết đều thích tôi 3.54 1.06 Tôi tự thấy mình là người tốt bụng, hảo tâm 3.90 0.98 Tôi sẵn sàng gác bỏ công việc của mình để giúp người khác

nếu cần 3.81

1.06

ĐTB chung 3.51

Bảng số liệu trên cho thấy ý kiến đánh giá lòng vị tha của sinh viên Học viện Cảnh sát đạt điểm trung bình chung ở mức khá cao 3.51. Như vậy, ngoài các phẩm chất phù hợp với đặc thù của ngành, sinh viên cũng tự đánh giá lòng vị tha ở mức khá cao và nhận thức đúng đắn vai trò của vị tha trong cuộc sống. Trong đó, mệnh đề “Tôi lịch sự, nhã nhặn với mọi người” có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=4.00). Như vậy, dù tự đánh giá bản thân có các phẩm chất đặc thù theo ngành đều ở mức khá cao nhưng sinh viên học viện Cảnh sát luôn luôn khiêm tốn cư xử lịch sự, nhã nhặn với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, mệnh đề “Một số người nghĩ rằng tôi là kẻ ích kỷ” xếp theo hạng thấp nhất. Đây là nhận định trái ngược với lòng vị tha. Như vậy, bên cạnh việc tự đánh giá bản thân có lòng vị tha sinh viên cũng được mọi người xung quanh mình nhận xét, đánh giá là người không ích kỷ, biết sống chan hòa với mọi người.

Tóm lại: Kết quả khảo sát thực tiễn tự đánh giá của sinh viên Học viên

Cảnh sát về 10 phẩm chất nhân cách phù hợp với nghề cảnh sát cho thấy, sinh viên tự đánh giá khá cao cả 10 phẩm chất nhân cách này ở bản thân. Trong đó, tính cụ thể của lý tưởng, tính đoàn kết, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm được đánh giá cao nhất.

3.1.3. Sự khác biệt trong tự đánh giá về các phẩm chất nhân nghề ở các nhóm sinh viên khác nhau các nhóm sinh viên khác nhau

3.1.3.1. So sánh theo giới tính

Khi phân tích về kết quả tự đánh giá các phẩm chất, chúng tôi cũng quan tâm đến sự khác biệt về giới tính để nắm bắt rõ hơn những ảnh hưởng của giới tính đối với quả trình tự đánh giá của sinh viên. Bảng số liệu dưới đây mô tả kết quả thu được:

Bảng 3.13. Sự khác biệt về giới tính khi tự đánh giá về một số phẩm chất nhân cách nghề Phẩm chất nhân cách Giới tính (ĐTB) Nam Nữ Tính dũng cảm 4.17 3.98 Trung thực 4.29 4.25 Đoàn kết 4.39 4.32 Kỷ luật 4.11 3.89

Linh hoạt mềm dẻo 3.68 3.58

Năng động 3.92 3.69

Tính cụ thể của lí tưởng 4.59 4.48

Khiêm tốn 2.73 2.86

Trách nhiệm 4.30 4.08

Vị tha 3.59 3.57

Ghi chú: ĐTB được đánh giá trên thang 5 mức độ. ĐTB càng cao mức độ TĐG càng cao

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, có sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá của sinh viên nam và sinh viên nữ trường Học viện Cảnh sát nhân dân.

Hầu hết các yếu tố phẩm chất được sinh viên nam tự đánh giá có điểm trung bình cao hơn sinh viên nữ, điển hình là tính kỷ luật trong khi sinh viên nam có điểm trung bình là 4.11 thì sinh viên nữ chỉ đạt 3.89, kém 0.22 điểm so với sinh viên nam (với p<0,05).

Hay với tính trách nhiệm sinh viên nữ (ĐTB= 4.08) cũng kém sinh viên nam (4.30) đến 0.22 điểm (p<0,05).

Nhìn chung nghề công an, do đặc thù công việc thường yêu cầu người làm việc có sức khỏe, có lòng dũng cảm, có tinh thần thép và kỷ luật cao. Phái nữ sẽ gặp không ít khó khăn khi theo nghề này cả trong hoạt động học tập lẫn hoạt động ngoại khóa. Thực tế này đòi hỏi nhà trường cần có sự quan tâm đặc biệt để sinh viên nữ phát huy phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.1.3.2. So sánh theo học lực

Học lực của các em cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự đánh giá bản thân của sinh viên, khi tiến hành phân tích điều này thì được những kết quả như sau:

Bảng 3.14. Sự khác biệt về học lực khi tự đánh giá về một số phẩm chất nhân cách nghề

Phẩm chất Học lực (ĐTB) Trung bình Khá Giỏi Tính dũng cảm 4.21 4.10 4.07 Trung thực 4.31 4.24 4.40 Đoàn kết 4.28 4.39 4.47 Kỷ luật 4.19 3.97 4.23

Linh hoạt mềm dẻo 3.74 3.60 3.77

Năng động 3.91 3.82 4.00

Tính cụ thể của lí tưởng 4.64 4.50 4.73

Khiêm tốn 2.74 2.76 2.83

Trách nhiệm 4.34 4.22 4.17

Vị tha 3.72 3.51 3.73

Ghi chú: ĐTB được đánh giá trên thang 5 mức độ. ĐTB càng cao mức độ TĐG càng cao

Dựa vào số liệu thu được có thể thấy rằng đa số các phẩm chất được sinh viên có học lực giỏi đánh giá có điểm trung bình cao hơn sinh viên có học lực khá và trung bình.

Trong khi sinh viên giỏi tự đánh giá tính “Năng động” của bản thân ở mức khá cao (ĐTB=4.00) thì những sinh viên chỉ có học lực khá và trung bình chỉ đánh giá bản thân với điểm trung bình ở mức thấp hơn lần lượt là 3.82 và 3.91 (p<0,05).

Tính “Kỷ luật” cũng nhận kết quả tương tự với điểm trung bình của học sinh giỏi là 4.23 trong khi sinh viên khá và trung bình chỉ đạt 3.97 và 4.19 (p<0,05). Đây là điều dễ hiểu bởi lẽ khi sinh viên có tính kỷ luật cao, năng động sáng tạo trong học tập, có lập trường, lý tưởng vững chắc thì việc đạt thành tích cao trong học tập là điều khá dễ dàng. Hơn nữa, đối với những sinh viên có học lực giỏi, các

em sẽ tự tin vào bản thân mình hơn từ đó đưa ra các đánh giá về phẩm chất, năng lực bản thân một cách tích cực hơn so với những bạn học kém hơn.

3.1.3.3. So sánh theo chuyên ngành học

Chuyên ngành mà sinh viên theo học cũng ảnh hưởng nhiều đến tự đánh giá của sinh viên về các phẩm chất nhân cách của các em, do chương trình đào tạo và các yêu cầu về nghề khác nhau. Dưới đây là bảng mô tả số liệu khảo sát những tác động của chuyên ngành theo học đến sự tự đánh giá của sinh viên:

Bảng 3.15. Sự khác biệt về chuyên ngành khi tự đánh giá về một số phẩm chất nhân cách nghề Phẩm chất Chuyên ngành (ĐTB) Kinh tế Quản lý hành chính Môi trường Kỹ thuật hình sự Hình sự Tính dũng cảm 4.08 4.22 3.85 4.23 4.12 Trung thực 4.35 4.30 4.03 4.40 4.24 Đoàn kết 4.35 4.43 4.10 4.52 4.36 Kỷ luật 4.30 3.87 3.75 4.13 4.22 Linh hoạt mềm dẻo 3.78 3.62 3.28 3.78 3.76 Năng động 4.03 3.93 3.58 3.93 3.80 Tính cụ thể của lí tưởng 4.60 4.62 4.53 4.73 4.28 Khiêm tốn 2.73 2.65 2.68 2.68 3.10 Trách nhiệm 4.18 4.37 4.28 4.28 4.08 Vị tha 3.55 3.53 3.60 3.58 3.66

Ghi chú: ĐTB được đánh giá trên thang 5 mức độ. ĐTB càng cao mức độ TĐG càng cao

3.1.3.4. So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, nhất là tuổi ấu thơ thì gia đình luôn là chiếc nôi ấp ủ cả về thể chất lẫn tâm hồn. Gia đình môi trường giáo dục đầu tiên, tác động sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Tác động của con người rất to lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình trong đó cha mẹ là

những người quan trọng nhất luôn chi phối, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên của con cái họ, là người đặt nền tảng nhân cách cho con cái họ. Con người tiếp xúc với các chuẩn mực đầu tiên từ cha mẹ, từ những mối quan hệ phức hợp của gia đình. Trình độ văn hóa chính trị, đạo đức, lý tưởng sống, hành vi, kinh nghiệm hành vi giao tiếp của cha mẹ, của các mối quan hệ trong gia đình luôn luôn ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mặt khác, nghề nghiệp mà bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục con và những định hướng nghề nghiệp của con cái trong tương lai.

Bảng 3.16. Sự khác biệt về nghề nghiệp của bố mẹ khi tự đánh giá về một số phẩm chất nhân cách nghề Phẩm chất nhân cách Nghề nghiệp bố Nghề nghiệp mẹ Nông dân Nghề khác Cảnh sát, công an Nông dân Nghề khác Cảnh sát, công an Tính dũng cảm 4.17 4.00 4.24 4.17 4.03 4.32 Trung thực 4.32 4.26 4.20 4.34 4.23 4.11 Đoàn kết 4.38 4.34 4.43 4.38 4.33 4.53 Kỷ luật 4.12 4.02 3.96 4.10 4.03 3.84 Linh hoạt mềm dẻo 3.62 3.70 3.67 3.63 3.68 3.74 Năng động 3.93 3.87 3.70 3.96 3.77 3.74 Tính cụ thể của lí tưởng 4.57 4.53 4.59 4.59 4.54 4.47 Khiêm tốn 2.67 2.85 2.83 2.72 2.79 2.89 Trách nhiệm 4.25 4.21 4.30 4.29 4.17 4.32 Vị tha 3.59 3.57 3.61 3.60 3.54 3.68

Ghi chú: ĐTB được đánh giá trên thang 5 mức độ. ĐTB càng cao mức độ TĐG càng cao

Bảng số liệu trên cho thấy rõ ràng nghề nghiệp bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách phẩm chất của học viên.

Theo đó, những sinh viên có cha hoặc mẹ làm trong ngành công an sẽ tự đánh giá phẩm chất dũng cảm, đoàn kết, và trách nhiệm cao hơn hẳn so với những

sinh viên làm nghề khác như nông dân, buôn bán… Trong khi, nếu sinh viên có bố làm công an, học viên tự đánh giá điểm trung bình cho phẩm chất dũng cảm của mình lên đến 4.24 còn với những em có bố là nông dân hoặc làm ngành nghề khác thì chỉ có điểm trung bình lần lượt là 4.17 và 4.00. Tương tự, khi có mẹ làm nghề công an, cảnh sát các sinh viên (ĐTB= 4.32) cũng có điểm trung bình cao hơn các bạn còn lại (ĐTB= 4.38 và 4.33) (p<0,05).

Tinh thần trách nhiệm khi có bố mẹ làm công an của sinh viên cũng ở mức cao hơn với điểm trung bình lần lượt là 4.30 và 4.32, trong khi các sinh viên có bố mẹ là nông dân hoặc làm nghề khác là 4.25, 4.21 và 4.29, 4.17 (p<0,05).

Không thể phủ nhận vai trò của bố mẹ trong việc giúp con hình thành phát triển nhân cách và phẩm chất. Khi có bố mẹ công tác trong ngành công an, các sinh viên được rèn luyện ngay từ khi còn ở bên bố mẹ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng là tấm gương để con cái dùng đó làm chuẩn mực noi theo và phát triển từ sớm nhân cách phù hợp với nghề.

Bạn N.T.N (khoa Kỹ thuật hình sự) chia sẻ “Mẹ mình là công an, phải thường xuyên đi công tác, đi trực nhưng luôn cố gắng chăm sóc chồng con, gia đình. Mình rất ngưỡng mộ mẹ dù mẹ rất nghiêm khắc với chị em mình nhưng nhờ có mẹ mình học được tính kỷ luật, trách nhiệm từ bé. Mình cũng rất yêu màu xanh áo lính và môi trường nơi đây nên từ nhỏ đã cố gắng học tốt để thi vào trường này. Mẹ rất tự hào và luôn bên mình ủng hộ, khích lệ động viên tinh thần mình rất nhiều”.

3.1.4. Lý do chọn trường và mong muốn khi ra trường của sinh viên

Bên cạnh việc tìm hiểu tự đánh giá các phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên Học viện Cảnh sát, chúng tôi còn tiến hành khảo sát về những lý do sinh viên chọn trường và mong muốn khi ra trường của sinh viên Học viện Cảnh sát.

Khi đưa ra câu hỏi “Trong những năm gần đây, Học viện Cảnh sát là một trong những trường đại học có tỉ lệ đăng ký dự thi và điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất trong cả nước. Theo bạn, vì sao các thí sinh lại chọn thi vào trường này?” chúng tôi nhận được rất nhiều lí do mà học viên đưa ra tuy nhiên ý kiến được nhiều

học sinh đưa ra là “Nghề nghiệp ổn định sau khi ra trường” với 70 sinh viên, chiếm 28% em tham gia khảo sát.

Một số ý kiến liên quan đến công việc tương lai cũng được nhiều sinh viên lựa chọn như “Dễ xin việc” (15.2%), “Lương cao” (3.2%), “Không mất tiền xin việc” (3.2%).

Bảng 3.17. Lý do sinh viên chọn trƣờng Học viện Cảnh sát

Lí do chọn thi trƣờng HVCS Số lƣợng Tỷ lệ %

Chất lượng giáo dục tốt 11 4.4

Chay theo xu hướng 9 3.6

Để kiếm tiền 1 0.4

Để xin viêc 38 15.2

Để xã hội đánh giá cao 13 5.2

Gia đình định hướng 6 2.4

Giúp xã hội bình yên 1 0.4

Khẳng định bản thân 1 0.4

Không mất tiền học phí 4 1.6

Không mất tiền xin việc 8 3.2

Lương cao 8 3.2

Môi trường giáo dục tốt 1 0.4

Nghề nghiệp ổn định sau khi ra trường 70 28

Yêu ngành 24 9.6

Tổng 250 100

Lý do đứng thứ 3 trong số các tiêu chí được lựa chọn khá nhiều bạn chia sẻ là “Yêu ngành” (9.6%). Khi hỏi rõ thêm về vấn đề này bạn D.V.H ( Khoa CS Kinh tế) chia sẻ:“Từ nhỏ mình đã yêu màu áo lính và mơ ước lớn lên sẽ được khoác lên mình bộ quân phục bảo vệ đất nước, sống 1 cuộc sống thật ý nghĩa giúp đời, giúp người và mình nghĩ là bây giờ không chỉ có mình mà bạn bè của mình cũng tìm được ý nghĩa công việc này nên cảm thấy càng ngày càng yêu ngành hơn”.

Bên cạnh đó cũng có 1 số quan điểm cho rằng nhiều học sinh thi trường Học viện cảnh sát nhân dân bởi “chất lượng giáo dục tốt”(4.4%) và “môi trường giáo dục tốt” (0.4%).

Trên thực tế, Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong Công an nhân dân nghiên cứu và công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên các hệ đào tạo. Thực hiện yêu cầu 3 công khai của Bộ Giáo dục và đào tạo là công khai cam kết chất lượng giáo dục và giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thu chi tài chính. Từ năm 2009, Hội đồng Khoa học giáo dục nhà trường đã kiến nghị Giám đốc Học viện ban hành Đề án chuẩn đầu ra đối với sinh viên các hệ đào tạo. Đây cũng là thước đo đánh giá trình độ sinh viên khi tốt nghiệp và cũng là thương hiệu của Học viện.Học viện quy định 3 nhóm chuẩn: chuẩn về chính trị; chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; chuẩn 5 kỹ năng mềm: ngoại ngữ, tin học, bắn súng, võ thuật, lái xe.

Như vậy có thể nói rằng sinh viên có điều kiện học tập tại trường sẽ được đào tạo toàn diện.

Bảng 3.18. Mong muốn sau khi ra trƣờng của sinh viên

Mong muốn khi ra trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ %

Nghề nghiệp ổn định 75 30.0

Có một công việc nhàn hạ 3 1.2

Có một công việc hợp với sở thích cá nhân 72 28.8 Có người lo cho vị trí làm tốt sau khi ra trường 26 10.4 Muốn được cống hiến cho quê hương đất nước 74 29.6

Tổng 250 100

Bảng số liệu trên cho thấy “Mong muốn có được nghề nghiệp ổn định” được nhiều sinh viên lựa chọn nhất với 75 em chiếm 30% sinh viên tham gia trả lời. Thực tế thì trong ngành công an, sinh viên của trường không phải lo lắng tìm việc sau khi tốt nghiệp, vì các em sẽ được sắp xếp một công việc phù hợp với chuyên ngành mình học trong hệ thống của ngành.Đây là một điểm khác biệt chỉ riêng có trong

lắng về “đầu ra” của mình sau này thì sinh viên trường Học viện cảnh sát nhân dân có thể yên tâm hơn, tập trung học tập và nghiên cứu khoa học, rèn luyện các phẩm chất cần thiết.

Ngược lại, với mong muốn “Có một công việc nhàn hạ” được các bạn sinh viên lựa chọn ít nhất với 3 em chiếm 1.6% như vậy có thể thấy các em đã nhận thức đúng đắn đặc thù nghề nghiệp của mình sau khi ra trường sẽ phải vất vả, vật lộn với nghề.

Chỉ kém mong muốn nghề nghiệp ổn định 0.04% là mong “Muốn được cống

hiến cho quê hương đất nước” chiếm 29.6% số sinh viên đứng thứ 2 trong bảng xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)