Một số phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên Học viện Cảnh sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 26 - 31)

1.2 .Một số vấn đề lý luận chung

1.2.2 .Phẩm chất nhân cách

1.3.2. Một số phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên Học viện Cảnh sát

Trên cơ sở cấu trúc 4 nội dung của các phẩm chất nhân cách và những yêu cầu đối với hoạt động nghề của người cảnh sát nhân dân đã được trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy có 10 phẩm chất nhân cách nổi trội cần có ở người cảnh sát bao gồm: Lòng dũng cảm; Tính trung thực; Tư tưởng, lập trường vững vàng; Kỷ luật, tập trung, tính thống nhất; Tính thực tế; Tính năng động; Tính linh hoạt, mềm dẻo; Tinh thần đoàn kết…. Đây cũng chính là 10 phẩm chất nhân cách được đưa và bộ

công cụ khảo sát thực tiễn nhằm xem xét mức độ TĐG của sinh viên Học viện Cảnh sát về những phẩm chất nhân cách này.

- Tư tưởng lập trường vững vàng: Ngay từ khi bước chân vào cổng trường học

viện, từng sinh viên đã xây dựng rõ được vai trò của bản thân, xây dựng một lập trường, quan điểm, tư tưởng đúng đắn, xây dựng cho mình một lý tưởng sống đẹp, rèn luyện phẩm chất, đạo đức người cán bộ công an cách mệnh, một bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm, quyết chiến, quyết thắng. Thấm nhuần hơn nữa chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Học tập, noi gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Ghi nhớ và làm theo lời dạy của Người “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân Việt Nam”, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đề cao vai trò của tập thể.

Xây dựng bản lĩnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, “còn Đảng còn mình”, trung thành với Chủ Nghĩa Xã Hội, trung thành với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, lợi ích của dân tộc và nhân dân.

Xây dựng cho bản thân lý tưởng sống đúng đắn, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc: Đó là tình yêu nghề nghiệp, là niềm tự hào khi mang trên mình bộ cảnh phục màu xanh của hòa bình, công lý và tự do, là tâm nguyện “gác cho dân vui chơi, thức cho dân ngủ ngon, lấy niềm vui hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình”.

- Lòng dũng cảm: Trong môi trường làm việc phải đối phó với nhiều kiểu tội

phạm và nhiều hành vi vi phạm pháp luật, người chiến sĩ cảnh sát cần rèn luyện cho mình đức tính dũng cảm. Đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an nói chung, lực lượng cảnh sát nói riêng là bọn phản Cách mạng, bọn tội phạm và những mặt trái của xã hội với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đặt ra yêu cầu đối với cán bộ chiến sĩ trong ngành phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất này để tạo ra cho mình bản lĩnh chống lại âm mưu của kẻ thù.

- Tính kỉ luật, tập trung, thống nhất cao: sinh viên công an nhân dân luôn thực hiện chế độ kỉ luật nghiêm minh của một lực lượng vũ trang nhân dân. Điều đó cho

thấy, trong sinh viên công an tính kỉ luật bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo phát huy sức mạnh của tập thể. Hơn nữa, sinh viên công an sinh hoạt và học tập trong một môi trường tập trung đặt dưới sự quản lí thống nhất của các cấp lãnh đạo. Vì vậy, sinh viên công an nhân dân luôn phát huy được sức mạnh và có tính thống nhất cao trong các hoạt động cụ thể. Nhắc đến sinh viên lính nói chung và sinh viên Công an nói riêng, khác với những sinh viên trường ngoài, mỗi sinh viên Công an luôn xác định được nhiệm vụ và vai trò của mình, ngoài công việc học tập thì luôn phải đề cao vấn đề rèn luyện. Không những rèn luyện về thể chất mà còn về phẩm chất đạo đức. Sinh viên phải học tập và rèn luyện trong môi trường kỷ luật, kỷ cương với những nội quy, quy chế của nhà trường đặt ra tương đối khắt khe hơn so với sinh viên các trường đại học bên ngoài. Ở đây mỗi sinh viên đều được trang bị đầy đủ về quân tư trang, tư quần áo giầy dép, cặp sách…đều theo điều lệnh Công an nhân dân. Từ đó tạo ra tư thế tác phong nghiêm trang, cứng rắn và nghiêm túc và trong từng cách đi đứng, ăn mặc đến lời ăn tiếng nói luôn được chú trọng …

- Tính trung thực: Đây là một phẩm chất cần thiết đối với mọi nghề nghiệp.

Nhưng với nghề cảnh sát, tính trung thực là yêu cầu rất quan trọng để cán bộ chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong môi trường làm việc phức tạp, các loại tội phạm luôn tìm cách mua chuộc lực lượng chức năng để đạt được mục đích xấu. Mỗi chiến sĩ cảnh sát cần đề cao tính trung thực, trước hết là trung thực với chính bản thân mình, trung thực với tổ chức, với ngành và với nhân dân để không bị cuốn vào những việc làm sai trái.

- Tính linh hoạt, mềm dẻo: Với tư cách là người dại diện cho nhà nước, hàng

ngày, hàng giờ tiếp xúc với nhân dân và duy trì trật tự an toàn xã hội, lực lượng cảnh sát luôn phải đối phó với hàng loạt các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Chúng luôn tìm mọi cách, lợi dụng mọi cơ hội để bôi xấu lực lượng, bôi xấu ngành, nhằm hủy hoại lòng tin của quần chúng đối với lực lượng cảnh sát. Để đối phó với các âm mưu này, các chiến sĩ cảnh sát cần rèn luyện không chỉ bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, tỉnh táo, nhạy bén, mà còn phải có sự linh hoạt, mềm dẻo trong công tác để chủ động ngăn chặn và đấu tranh

làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch mà vẫn giữ được sự tin tưởng của quần chúng.

- Tính năng động: Trong môi trường kỷ luật, kỷ cương nhưng sinh viên Cảnh

sát luôn biết chủ động tìm tòi cái mới, luôn cố gắng học hỏi, nâng cao khả năng sáng tạo, chủ động tìm tòi tài liệu, sách báo phục vụ cho yêu cầu học tập cũng như rèn luyện. Luôn nhạy bén với thời cuộc, nắm vững xu thế của thời đại, rèn đức luyện tài phục vụ yêu cầu đó. Luôn tìm đến những phương pháp mới, đưa học tập thành chủ đạo, đưa những kiến thức khô khan trong sách vở thành những kiến thức thực tế thu hút sinh viên.

Để đối đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và thực hiện tốt vai trò của mình khi tham gia công tác, mỗi sinh viên Học viện Cảnh sát cần rèn luyện cho mình tính năng động. Bởi xã hội vô cùng phức tạp, nếu bản thân người chiến sĩ công an không năng động thì sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu của ngành và của xã hội đặt ra. Vì thế, ngay từ khi còn học tập tại học viện, nhiều sinh viên công an vừa tham gia học tập trên lớp, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các hoạt động võ thuật thể dục thể thao và tham gia các hoạt động xã hội khác tham gia phong trào tình nguyện…

- Tính cụ thể của lý tưởng: Sinh viên công an luôn được rèn vững về lý tưởng. Đó là kiên định theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích của tất cả mọi người. Bên cạnh việc rèn luyện thì học tập được xem là vấn đề cốt lõi, cần thiết đối với mỗi sinh viên cảnh sát. Mỗi sinh viên đã xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, tự giác học tập, nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, trau dồi nâng cao lập trường giác ngộ giai cấp. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị nghị quyết của ngành Công an.

- Tính liên đoàn kết - liên kết: Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các

thế của sinh viên công an do điều kiện sinh sống và làm việc trong một môi trường tập thể.

- Tinh thần trách nhiệm: Ở đây nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tinh thần trách nhiệm, đạo đức cách mạng và ý thức pháp luật ở người Cảnh sát nhân dân.là người chiến sĩ có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ trật tự, an ninh cho xã hội, là cầu nối trực tiếp giữa pháp luật và thi hành pháp luật. Trước hết, người Cảnh sát nhân dân phải nêu cao tinh thần: muốn “uốn nắn” người khác, trước tiên phải “uốn nắn” mình, phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành pháp luật, chỉnh đốn tác phong nhất là khi thi hành công vụ trước các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan bảo vệ pháp luật, trước nhân dân, thực thi đúng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, không được tùy tiện, bao che các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật. Người cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân phải tăng cường bảo vệ pháp luật, chủ động tiến công các loại tội phạm và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

- Khiêm tốn: Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam, Bác Hồ

đã từng nói, người khiêm tốn là người “đối với bản thân bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Đối với đồng chí và bạn bè ai cũng là thầy học của mình phải học tập. Đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta”. Sinh viên học viện Cảnh sát phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, luôn nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cảnh và các giá trị chân - thiện - mĩ.

- Vị tha: Vị tha là một tấm lòng vì mọi người, biết sống vì người khác, biết hi sinh cho người khác hay nói khác đi là biết tương trợ, giúp đỡ mọi người. Vị tha là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, cũng như của người cảnh sát nhân dân nói riêng. Lòng vị tha làm cho người gần người hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nhờ lòng vị tha mà những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân mới có được đức hi sinh, tinh thần dũng cảm… để hoàn thành nhiệm vụ [22, tr56, 57,58].

Theo quan điểm về Đức (phẩm chất) như đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể nhóm các phẩm chất nhân cách nghề thành các nhóm như sau:

- Nhóm phẩm chất xã hội: tính cụ thể của lý tưởng

- Nhóm phẩm chất cá nhân: tính năng động và tính trung thực

- Nhóm phẩm chất ý chí: tính đoàn kết, tính dũng cảm, tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm

- Nhóm cung cách ứng xử: vị tha, khiêm tốn và tính linh hoạt mềm dẻo.

Tuy nhiên sự phân chia như trên chỉ mang tính chất tương đối vì có những phẩm chất nhân cách nghề có thể nằm ở cả hai hoặc nhiều nhóm phẩm chất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)