Tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 40 - 44)

STT Nội dung Độ tin cậy

I Độ tin cậy của thang đo các phẩm chất nhân cách

1 Tự đánh giá về tính dũng cảm 0.636 2 Tự đánh giá về tính trung thực 0.677 3 Tự đánh giá về tính đoàn kết 0.778 4 Tự đánh giá về tính kỷ luật 0.793 5 Tự đánh giá về tính linh hoạt mềm dẻo 0.637 6 Tự đánh giá về tính năng động 0.788 7 Tự đánh giá về tính cụ thể của lý tưởng 0.826 8 Tự đánh giá về khiêm tốn 0.654 9 Tự đánh giá về tinh thần trách nhiệm 0.670

II Độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng

1 Nhận thức nghề 0.805

2 Hứng thú nghề 0.816

3 Niềm tin vào tương lai nghề 0.687

4 Môi trường học tập 0.815

5 Mức độ quan tâm của gia đình 0.678

c. Giai đoạn điều tra chính thức:

Điều tra bằng bảng hỏi dành cho sinh viên:

-Mục đích: Khảo sát thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ đánh giá nhận thức về các phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên Học viện cảnh sát. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự đánh giá các phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên.

- Nguyên tắc điều tra

Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân.

Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Mục đích phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu việc tự đánh giá những phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên.

+ Khách thể phỏng vấn: 10 sinh viên của trường Học viện cảnh sát.

+ Nội dung phỏng vấn: Tự đánh giá của sinh viên về một số phẩm chất nhân cách nghề. Những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đó.

2.3.5. Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS phiên bản 13.0 nhằm đánh giá tần suất, điểm trung bình chung và hệ số tương quan.

a. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này. chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau:

- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng yếu tố. - Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ tập

trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.

- Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở.

b. Phương pháp phân tích thống kê suy luận

- Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0.05.

c. Thang đánh giá

Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng hỏi như sau:

Ở mức độ tự đánh giá:Hoàn toàn sai: 1 điểm; Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm; Nửa đúng nửa sai: 3 điểm; Đúng nhiều hơn sai: 4 điểm; Hoàn toàn đúng: 5 điểm.

Với thang điểm trên, điểm trung bình chung của thang đo được tính điểm như sau: lấy điểm cao nhất của thang đo là 5, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8.

- ĐTB từ 1.0 – <1.8: Mức độ rất thấp; - ĐTB từ 1.8 – < 2.6: Mức độ thấp; - ĐTB từ 2.6 – < 3.4: Mức độ trung bình; - ĐTB từ 3.4 – < 4.2: Mức độ cao;

- ĐTB từ 4.2 – 5.00: Mức độ rất cao.

Việc phân mức độ tự đánh giá phẩm chất nhân cách nghề thành năm mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao và quy ước tính điểm như trình bày ở trên chỉ có ý nghĩa tương đối và dùng để so sánh giữa phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên trong mẫu khách thể nghiên cứu này.

Tiểu kết chƣơng 2

Học viện Cảnh sát nhân dân là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của Bộ Công an. Hàng năm, Học viện cung cấp cho công an các địa phương và các đơn vị thuộc Bộ hàng ngàn cán bộ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện trên 280 khách thể là sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, thuộc 5 chuyên ngành tiêu biểu của Học viện. Nghiên cứu được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như : phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học. Việc sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp cho các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn mang tính khách quan và đảm bảo độ tin cậy.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN HỌC VIÊN CẢNH SÁT NHÂN DÂN VỀ MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH NGHỀ

3.1. Thực trạng tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề một số phẩm chất nhân cách nghề

3.1.1. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)