Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 31 - 35)

1.2 .Một số vấn đề lý luận chung

1.2.2 .Phẩm chất nhân cách

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách

nghề của sinh viên

1.3.3.1. Yếu tố chủ quan - Nhận thức nghề:

Định hướng nghề nghiệp là một trong những nội dung cần thiết cho sinh viên Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hiện nay. Bởi thông qua đó sinh viên sẽ nhận thức được đầy đủ hơn về nghề nghiệp mình đã lựa chọn như: Xác định được rõ trách nhiệm, mục đích học tập và công việc sau khi ra trường, vun đắp thêm nhiệt huyết yêu nghề và niềm đam mê công việc. Phần lớn các cơ sở đào tạo đã và đang có nhiều các hoạt động nhằm giúp sinh viên nhận thức rõ hơn với nghề nghiệp như: Trang bị kiến thức thông qua các môn học trên lớp, các chương trình thực tập nghề nghiệp, các buổi tọa đàm khoa học, các buổi tham quan thực tế, các hoạt động ngoại khóa…

Nhận thức nghề nghiệp là một quá trình con người nhận biết, tìm hiểu về nghề nghiệp mình đang quan tâm.

- Niềm tin vào tương lai nghề:

Niềm tin là một trong những giá trị quan trọng quyết định đến số phận, công danh, thành bại của mỗi con người, mỗi tập thể hay là mỗi quốc gia. Niềm tin vào bản thân giúp con người có động lực, bản lĩnh, ý chí kiên cường vươn lên trong công việc và cuộc sống.

Nếu chúng ta không có niềm tin vào tương lai của ngành nghề mà chúng ta đang theo đuổi thì cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không dành toàn bộ tâm huyết, quyết tâm của mình và công việc, đặt biệt trong những hoàn cảnh khó khăn.

- Hứng thú với nghề:

Hứng thú là thái độ đặc biệt của con người đối với sự vật hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa đem lại cho họ những khoái cảm trong quá trình hoạt động. E.M.Chevlov cho rằng: “Hứng thú là động lực quan trọng nhất trong việc nắm vững tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung của đời sống tâm lý con người. Thiếu hứng thú hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống con người sẽ trở nên ảm đạm và nghèo nàn. Đối với con người như vậy thể hiện đặc trưng nhất ở họ là sự buồn chán”. Hứng thú khiến cho con người làm việc chăm chỉ, quên mệt mỏi, là nhân tố kích thích hoạt động, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo ở con người.

Theo tiến sĩ N.G.Marôzôva, có ít nhất ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú: 1. Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động; 2. Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này (niềm vui tìm hiểu và nhận thức); 3. Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tức là hoạt động tự nó lôi cuốn và kích thích, không phụ thuộc vào các động cơ khác [3, tr37].

Hứng thú đối với nghề nghiệp thể hiện thái độ của con người đối với một hoặc một số nghề xác định, biểu hiện thái độ của con người muốn làm quen tìm hiểu những nghề đó, là động lực thúc đẩy người ta chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề, niềm vui nghề nghiệp.

Hứng thú nghề được biểu hiện trong ý thức về giá trị của nghề và sự cuốn hút cảm xúc đối với người đó, trong sự say mê đối với quá trình lao động và học tập nhằm hoàn thiện, nâng cao học vấn chung và tay nghề của mình. Hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo trong lao động, đi sâu vào mọi hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp mà mình yêu thích.

1.3.3.2. Yếu tố khách quan - Mức độ quan tâm của gia đình:

Mức độ quan tâm của gia đình có ảnh hưởng nhiều đến cách tư duy và định hướng học tập của sinh viên. Gia đình chu cấp hàng tháng, gia đình thường xuyên động viên, thăm hỏi; gia đình định hướng cho con cái… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến quá trình học tập và công tác của học viên.

- Môi trường học tập:

Môi trường học tập cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên. Môi trường học tập và hứng thú học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, nhà trường và người dạy cũng cần chú trọng đến việc cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương pháp học tập, tài liệu giảng dạy... Qua đó người học sẽ có cơ hội có thể phát huy hết sở trường, khả năng của mình và hứng thú trong học tập.

Tiểu kết chƣơng 1

Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tự đánh giá, tiêu biểu như William James, George H.Mead, Sigmund Freud, K. Horney, A. Adler, Morris Rosenberg, Phạm Minh Hạc, Đào Lan Hương… Tuy nhiên nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên Học viện Cánh sát về các phẩm chất nhân cách nghề là đề tài nghiên mới.

Tự đánh giá về các phẩm chất nhân cách nghề của sinh viên Học viện cảnh sát là quá trình phát triển cao của tự ý thức, ở đó sinh viên Học viện Cảnh sát có những đánh giá tổng thể về những phẩm chất nhân cách của mình có phù hợp với những yêu cầu của hoạt động nghề cảnh sát hay không, trên cơ sở đó, sinh viên có thể điều chỉnh hành vi để đạt kết quả học tập tốt.

Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động nghề cảnh sát nhân dân, một số phẩm chất nhân cách nghề của người cảnh sát được xác định bao gồm: Lòng dũng cảm; Tính trung thực; Kỷ luật; Tính năng động; Tính linh hoạt mềm dẻo; Tinh thần đoàn kết, tính vị tha, tính khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm và tính cụ thể của lý tưởng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự đánh giá về các phẩm chất nhân cách nghề, trong đó bao gồm những yếu tố khách quan như mức độ quan tâm và

định hướng của gia đình, môi trường học tập và yếu tố chủ quan như niềm tin vào tương lai nghề, nhận thức nghề, hứng thú với nghề…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)