TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 35 - 37)

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về Học viện Cảnh sát nhân dân

Học viện Cảnh sát nhân dân với tiền thân là Khoa Cảnh sát nhân dân trực thuộc trường Công an trung ương được Bộ trưởng quyết định thành lập từ năm 1962, đến năm 1968 tách ra thành lập trường Cảnh sát nhân dân. Trong hơn 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ một khoa Cảnh sát nhân dân trực thuộc trường Công an Trung ương (1962), tiếp đến là Phân hiệu Cảnh sát nhân dân trực thuộc trường Công an trung ương (1965), Trường Cảnh sát nhân dân (1968), Trường Sĩ quan Công an nhân dân (1976), Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1981) và Học viện Cảnh sát nhân dân từ năm 2001 cho đến nay, Học viện Cảnh sát nhân dân đã có một ví trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, các trường Công an nhân dân và trong hệ thống các nhà trường Cảnh sát của khu vực. Từ chỗ chủ yếu là đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp ban đầu, tiếp đến đào tạo đại học và ngày nay Học viện Cảnh sát nhân dân đã vươn lên đào tạo sau và trên đại học, bồi dưỡng nâng cao, chỉ huy các cấp, trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đầu ngành của lực lượng Công an và lực lượng Cảnh sát nhân dân của cả nước. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đều được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm. Mục tiêu chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện, bám sát với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Chất lượng đào tạo của Học viện không ngừng được nâng cao, với hơn 4 vạn học viên tốt nghiệp ra trường trong thời gian qua đã trưởng thành về nhiều mặt. Nhiều đồng chí đã trở thành các nhà lãnh đạo, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài ngành; một số đồng chí đã giữ những cương vị cấp cao của Đảng, Nhà nước và của ngành Công an nhân dân; trong đó không ít học viên quốc tế thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân các nước bạn láng giềng: Lào, Campuchia và các nước trong khu vực. Cơ sở vật chất của Học viện được đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại, phục vụ nhiệm vụ dạy học, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường.

Năm 2012, nhà trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới.

Học viện Cảnh sát nhân dân đã phát triển qua các thời kỳ, với các tên gọi khác nhau, đã có một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, các trường Công an nhân dân và trong hệ thống các nhà trường Cảnh sát khu vực. Từ chỗ chủ yếu là đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp ban đầu, tiếp đến đào tạo đại học và ngày nay Học viện Cảnh sát nhân dân đã đào tạo trình độ trên đại học, bồi dưỡng chức danh chỉ huy các cấp, trở thành một trong các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đầu ngành của lực lượng Công an nhân dân.

Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm. Mục tiêu chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện, bám sát với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Hiện nay, Học viện có 33 đơn vị đầu mối gồm: các Khoa, Bộ môn, Phòng, Ban, Trung tâm và Tạp chí với số cán bộ, giáo viên, công nhân viên gần 900 người, trong đó số cán bộ, giáo viên có trình độ GS, PGS, TS chiếm tỷ lệ nhất định. Riêng Phân hiệu đại học Cảnh sát nhân dân phía Nam của Học viện đã được tách ra từ ngày 25/12/2006 và hiện nay là trường Đại học CSND.

Học viện tiếp tục đi vào chiều sâu việc gắn đào tạo với thực tiễn chiến đấu của Ngành và xác định đây là khâu đột phá trong đổi mới phương pháp đào tạo của Học viện. Đã tổ chức ký kết hợp tác với Công an Thành phố Hà Nội; với Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng của Tổng cục 8 và nhiều đơn vị liên quan nhằm tăng cường gắn công tác giáo dục đào tạo với thực tiễn chiến đấu của Ngành.

Học viện Cảnh sát nhân dân cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong các trường Công an nhân dân nghiên cứu và công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên các hệ đào tạo. Ngày 12/6/2013, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký phê duyệt đề án: “Phát triển Học viện CSND thành cơ sở giáo dục trọng điểm của ngành Công an”.

Với các thành tích đạt được, Học viện CSND đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu lý luận

Từ nghiên cứu lý luận xác định quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát về một số phẩm chất nhân cách nghề và một số yếu tố tác động chủ quan và khách quan đến sự tự đánh giá này trong thực tiễn. Nội dung nghiên cứu lý luận như sau:

- Khái quát lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đánh giá, tự đánh giá của sinh viên. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Xác định các khái niệm công cụ như đánh giá, tự đánh giá, phẩm chất nhân cách nghề và tự đánh giá của sinh viên về một số phẩm chất nhân cách nghề.

2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn được tiến hành theo 2 giai đoạn: Khảo sát thử và khảo sát trên diện rộng.

Tổng mẫu khách thể nghiên cứu là 280 sinh viên, trong đó có 30 sinh viên tham gia khảo sát thử, 250 sinh viên tham gia khảo sát trên diện rộng, phỏng vấn sâu 10 sinh viên (số sinh viên tham gia phỏng vấn sâu nằm trong 250 sinh viên tham gia khảo sát trên diện rộng).

Dưới đây là bảng phân bố mẫu nghiên cứu của 250 sinh viên tham gia khảo sát trên diện rộng:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)