Tự đánh giá của sinh viên về tính dũng cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 48 - 50)

Tính dũng cảm ĐTB ĐLC

Tôi là người luôn nói những gì tôi muốn nói 3.54 1.20 Tôi luôn bảo vệ cho những gì tôi muốn 3.93 1.11 Tôi thường không đưa ra lý do bào chữa cho những hành

động của mình 2.96

1.41

Tôi sẽ nhận lỗi và xin lỗi khi gây khó chịu cho người khác 4.33 0.98

Tôi là một người nghị lực 4.00 0.99 Tôi luôn cố gắng bình thản khi đối diện với khó khăn để tìm

cách giải quyết, hoàn thành nhiệm vụ 4.09

1.07

Tôi dám chịu trách nhiệm trước thất bại của bản thân chứ

không đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh 4.16

0.98

Khi gặp vấn đề khó khăn, tôi luôn cố gắng giải quyết nó chứ

không trốn chạy 4.19

0.99

ĐTB chung 3.90

Ghi chú: ĐTB được đánh giá trên thang 5 mức độ. ĐTB càng cao mức độ TĐG càng cao

vậy sinh viên đã phần nào nhận thức đúng về tầm quan trọng của lòng dũng cảm đối với chuyên ngành mình theo học. Trong đó có thể thấy rõ rằng nhận định thể hiện lòng dũng cảm được sinh viên chọn nhiều nhất là “Tôi sẽ nhận lỗi và xin lỗi khi gây

khó chịu cho người khác” (ĐTB= 4.33). Trên thực tế, việc nhận ra lỗi lầm của bản

thân và xin lỗi có vẻ như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Ngoài việc phải có cái nhìn đa chiều để nhìn nhận đúng bản chất của sự việc, chúng ta còn phải chiến thắng được tính cố chấp, tính sĩ diện của bản thân. Hành động này tưởng chừng như nhỏ bé nhưng đối với các bạn sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm đang được ươm mầm và dần dần lớn mạnh từng ngày khi các em vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngược lại, mệnh đề “Tôi thường không đưa ra lý do bào chữa cho những hành động của mình” lại đạt điểm trung bình thấp nhất trong các mệnh để được nêu: chỉ đạt 2.95, mức điểm chỉ thuộc loại trung bình. Như vậy, tinh thần dám gánh vác trách nhiệm về hành động của mình đối với sinh viên Học viên Cảnh Sát nhân dân vẫn còn thấp.

Đứng thứ 2 là hai mệnh đề có ĐTB gần bằng nhau là „Tôi dám chịu trách nhiệm trước thất bại của bản thân chứ không đổ lỗi cho người khác hay hoàn

cảnh” (ĐTB = 4.16) và “Khi gặp vấn đề khó khăn, tôi luôn cố gắng giải quyết nó

chứ không trốn chạy” (ĐTB = 4.19). Dũng cảm là một phẩm chất vô cùng quý giá,

người dũng cảm là những người dám nhìn thẳng vào sự việc, phân tích đúng tình hình không đỗ lỗi cho người khác hay điều kiện hoàn cảnh mà tự nhận ra lỗi lầm của bản thân để từ đó học hỏi từ những thất bại trong cuộc sống cũng như công việc.

Mệnh đề “Tôi luôn cố gắng bình thản khi đối diện với khó khăn để tìm cách

giải quyết, hoàn thành nhiệm vụ” tiếp tục nhận được ĐTB cao (ĐTB=4.09) Tiếp

theo là nhận định “Tôi là người nghị lực”với ĐTB khá cao = 4.00. Có thể nói, thi đỗ vào trường Học viện cảnh sát, vượt qua hàng ngàn thi sinh trên khắp cả nước với số điểm không hề thấp đã phần nào chứng tỏ thực lực cũng như lòng quyết tâm, sự dũng cảm vượt qua những thử thách đầu đời của sinh viên. Điều này cũng góp phần vào việc các em tự đánh giá sự nghị lực của bản thân

Với trách nhiệm cao cả phải gánh trên vai, tinh thần dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trong mà bất cứ chiến sĩ công an nào cũng cần được tôi luyện, rèn giũa để sau này khi bước vào công việc thực tế sinh viên đã rèn luyện được tinh thần thép sẵn sàng đương đầu với nhiệm vụ khó khăn, thử thách, thậm chí phải hi sinh tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.1.2.2. Tự đánh giá của sinh viên về tính trung thực

Bên cạnh lòng dũng cảm thì đức tính trung thực cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc của các chiến sĩ vì thế chúng tôi cũng tiến hành đưa ra 8 tiêu chí thể hiện tính trung thực để sinh viên tự đánh giá bản thân, bảng số liệu dưới đây mô tả kết quả thu được:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân về một số phẩm chất nhân cách nghề (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)