Hiệu quả hoạt động của nhóm ĐĐV chăm sóc tại nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 94 - 121)

10. Bố cục luận văn

3.4. Hiệu quả hoạt động của nhóm ĐĐV chăm sóc tại nhà

Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động được đánh giá là phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, mỗi nhóm có một nhóm trưởng đồng thời cũng là trạm trưởng trạm y tế xã/thị trấn. Các ĐĐV trong nhóm hoạt động dưới sự chỉ đạo

trực tiếp của nhóm trưởng. Các thành viên trong nhóm hoạt động độc lập. Khi cần mỗi ĐĐV có thể yêu cầu sự hỗ trợ của trưởng nhóm hoặc các thành viên khác.

Nhóm trưởng cũng trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tại nhà, thực hiện điều trị ban đầu tại nhà cho khách hàng và kết nối với các chương trình chăm sóc sức khỏe khác như chương trình phòng chống lao, chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi thực hiện chăm sóc tại nhà các ĐĐV có thể thực hiện chăm sóc triệu chứng cho khách hàng, nhưng phải tuân thủ qui định chung của ngành y tế là không được phép chỉ định cho khách hàng dùng thuốc, vì chỉ có nhân viên y tế mới được phép cho thuốc. Ở đây nhóm trưởng là nhân viên y tế, lại là bác sĩ trạm trưởng y tế xã/thị trấn, nên với những trường hợp khách hàng cần điều trị bằng thuốc, các ĐĐV có thể yêu cầu nhóm trưởng đến khám và cho thuốc kịp thời. Như vậy, việc có nhóm trưởng là nhân viên y tế là một điểm mạnh và mang đến nhiều thuận lợi cho các nhóm chăm sóc tại nhà. Đây cũng là sự khác biệt so với một số mô hình nhóm chăm sóc tại nhà đã và đang hoạt động - vừa có sự kết hợp của ban ngành có chuyên môn, vừa có sự kết hợp của chính đối tượng đích là người có HIV/AIDS.

Nhóm trưởng có trách nhiệm giám sát hỗ trợ ĐĐV, yêu cầu giám sát hỗ trợ cho ĐĐV 1/3 khách hàng để giúp họ các kỹ năng chăm sóc PLHIV, điều này giúp cho việc nâng cao kỹ năng hỗ trợ của các ĐĐV.

Mỗi tuần từng nhóm chăm sóc tại nhà họp riêng một lần để trao đổi công việc. Hàng tháng có một buổi họp giao ban của toàn bộ các nhóm và có sự tham dự của cán bộ chương trình và đại diện mạng lưới chăm sóc hỗ trợ người có HIV của huyện.

Sự độc lập trong hoạt động nhưng vẫn giữ mối liên hệ thường xuyên như vậy đã giúp cho các ĐĐV chủ động trong công việc và có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Đây cũng là điểm mạnh trong phương thức hoạt động của các nhóm chăm sóc tại nhà này. Với phương thức hoạt động độc lập là chủ yếu của các thành viên nhóm, có sự kết nối chặt chẽ và kịp thời từ các trường nhóm - những nguời có chuyên môn sẽ là cơ sở vững chắc cho các ĐĐV sau này khi chương trình

kết thúc hoàn toàn vẫn có thể tiếp tục giúp đỡ được cho những người cùng cảnh ngộ như mình.

Về năng lực hoạt động, tất cả các ĐĐV đều đã được tham dự các chương trình tập huấn do chương trình tổ chức. Nhờ đó họ được trang bị các kiến thức và kỹ năng thiết thực nhất, cần thiết nhất cho công tác chăm sóc và hỗ trợ người có HIV tại nhà, tại cộng đồng so với các chương trình, dự án khác mà họ đã và đang tham gia.

Trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm, các ĐĐV đều cho biết họ được đã dự các khóa tập huấn về những chủ đề như: Kiến thức cơ bản về HIV, Chăm sóc người có HIV tại nhà, Kỹ năng tư vấn và tiếp cận, Luật phòng chống HIV/AIDS. Những khóa tập huấn này theo họ về nội dung là rất thiết thực, phương pháp tập huấn của giảng viên cũng rất tốt, giúp họ tiếp thu nhanh và đạt hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những yếu tố có tính chất bền vững giúp các ĐĐV sau này ngoài khả năng chăm sóc, bảo vệ bản thân và gia đình mình trước những ảnh hưởng của HIV/AIDS mà còn có thể giúp đỡ được cho những người khác có HIV hay cộng đồng xung quanh mình.

Bảng 3.6: Nội dung của các chương trình tập huấn mà các ĐĐV được tham dự [22]

Kiến thức cơ bản về HIV

 HIV là gì, AIDS là gì,

 Các con đường lây nhiễm HIV

 Các biện pháp dự phòng lây nhiễm, quá trình tiến triển của HIV.

Luật phòng chống HIV/AIDS

 Quyền và nghĩa vụ của người có HIV+ được qui định trong Luật phòng chống

HIV/AIDS.

 Các điều khoản của Luật phòng chống HIV/AIDS về việc huy động sự tham gia

của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống HIV/AIDS.

 Thực trạng của vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử tại địa phương và tìm ra các giải

pháp nhằm làm giảm sự kỳ thị đó.

Kỹ năng tiếp cận và tƣ vấn

lưu ý trong tiếp cận, cách lập kế hoạch cho hoạt động tiếp cận.

 Định nghĩa tư vấn, các bước của quá trình tư vấn, các kỹ thuật tư vấn cơ bản.

 Kỹ năng giao tiếp không lời và có lời, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi,

kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa hướng dẫn, kỹ năng thuyết phục.

 Diễn biến tâm lý của người có HIV và các cách hỗ trợ tâm lý cho người có HIV

Chăm sóc ngƣời có HIV tại nhà

 Các nhóm nhu cầu cơ bản của người có HIV.

 Kiến thức cơ bản về Hệ thống chăm sóc toàn diện liên tục (CoC), các nguyên tắc

chung của chăm sóc tại nhà, lợi ích của hoạt động chăm sóc tại nhà.

 Các gói dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ sẽ cung cấp cho người có HIV thông qua

hoạt động chăm sóc tại nhà/tại cộng đồng.

 Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho người có HIV, hướng dẫn và giám sát tuân

thủ điều trị, hướng dẫn vệ sinh và dự phòng nhiễm trùng cơ hội, hướng dẫn dự phòng lây nhiễm.

 Kỹ năng phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội thông thường tại nhà,

kỹ năng điều dưỡng trong chăm sóc cho người có HIV, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối và khâm liệm bệnh nhân tử vong.

Ngoài các chương trình tập huấn chính thức, các ĐĐV còn được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi học hỏi thêm về các kiến thức liên quan sau các cuộc họp giao ban hàng tháng của các nhóm chăm sóc.

Bên cạnh đó chương trình cũng đã tổ chức cho các ĐĐV được đi tham quan mô hình hoạt động chăm sóc tại nhà của một số chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là mô hình của trung tâm COHED ở thành phố Hạ Long và mô hình của tổ chức FHI tại huyện Vân Đồn.

Nhìn chung, các ĐĐV đánh giá cao những lớp tập huấn do chương trình tổ chức mà họ được tham dự. Họ cho biết, những kiến thức kỹ năng đã học được thật sự đã giúp họ rất nhiều trong công việc. Trước khi được học về những điều này chính bản thân họ cũng chưa biết cách chăm sóc cho mình. Giờ đây họ đã có thể

chăm sóc bản thân mình tốt hơn và khi khách hàng có nhu cầu họ đã có thể đến cung cấp dịch vụ chăm sóc, tư vấn một cách tự tin. Sau này khi không còn được hưởng những dịch vụ từ chương trình nữa nhưng họ vẫn sẽ tự tin trong việc hỗ trợ cho những khách hàng của mình, nhất là về mảng tâm lý tình cảm, chăm sóc sức khỏe thể chất hay tuân thủ điều trị ARV. Đây là những mảng mà một người có HIV/AIDS rất cần được quan tâm khi ở cộng đồng.

“…Sau khi được tập huấn chúng tôi thấy mình tự tin hơn hẳn. Những kiến thức đó toàn là những kiến thức rất thiết thực mà chúng tôi thường xuyên vận dụng trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ cho khách hàng…”

(Thảo luận nhóm ĐĐV chăm sóc tại Đông Triều)

Đối với PLHIV, khách hàng cảm thấy tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống, chủ động tham gia vào các sinh hoạt các CLB đồng đẳng và nhóm tự lực trên đị bàn. Nhiều khách hàng vượt qua sự tự kỳ thị bản thân và đã có thái độ tích cực, trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng. Khách hàng đã chủ động hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt họ đã chủ động hơn trong dự phòng lây nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng.

Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc tại nhà cũng đã cung cấp cho PLHIV và những người thân trong gia đình những kiến thức cơ bản về lây truyền HIV, cách chăm sóc và xử lý triệu chứng một số biểu hiện triệu chứng thông thường, cách chăm sóc sức khỏe đề phòng nhiễm khuẩn, dinh dưỡng đầy đủ đúng cách và an toàn vệ sinh thực phẩm. Người có HIV và thân nhân gia đình cũng có thêm các thông tin, các địa chỉ cần thiết có thể hỗ trợ khi có vấn đề, các nhóm sinh hoạt ĐĐV trên địa bàn, các tổ chức, chương trình dự án có ích đối với họ mà họ có thể tiếp cận... Những kiến thức đó là những kiến thức quý báu giúp PLHIV và gia đình có khả năng tự chăm sóc và chăm sóc cho người thân của mình. Đó chính là một trong những tác động bền vững nhất mà mô hình đã đạt được, theo như đánh giá của đối tác địa phương, ĐĐV chăm sóc và cả những người hưởng lợi.

Bảng tổng hợp dưới đây chính là sự thể hiện rõ nhất về giá trị của các ĐĐV chăm sóc tại nhà do các khách hàng đánh giá thông qua các hoạt động mà họ đã thực hiện tại cộng đồng khi làm cộng tác viên của chương trình.

Bảng 4: Tỷ lệ nhận các loại chăm sóc hỗ trợ cho PLHIV và đánh giá về hiệu quả [22]

Hoạt động hỗ trợ Tỷ lệ đƣợc nhận hỗ trợ (%) Hiệu quả (%) Rất không hiệu quả Không hiệu quả bình thƣờng hiệu quả rất hiệu quả Hỗ trợ tuân thủ điều trị 86 0 0 6.98 39.53 53.49 Hỗ trợ chuyển gửi đăng ký điều trị ARV 72 0 0 15.07 46.58 38.36 Hỗ trợ chuyển gửi điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội 93 0 0 12.9 43.01 44.09 Hỗ trợ về dinh dưỡng bằng gạo, dầu ăn 58 0 0 1.72 13.79 84.48 Hướng dẫn về dinh dưỡng dành cho người có HIV 100 0 0 4 43 53 Hỗ trợ về tâm lý tình cảm 100 0 0 23 44 33 Hỗ trợ về tâm linh, tinh thần 89 0 0 25.78 45.56 26.67 Hỗ trợ dự phòng

lây truyền HIV 99 0 0 0 38.38 61.62

Tuy nhiên các hỗ trợ của ĐĐV vẫn còn trong giới hạn tài chính của chương trình do đó tồn tại một số hạn chế mà theo khách hàng và cộng đồng đánh giá là khá

cần thiết cho PLHIV như việc:

+ Đáp ứng nhu cầu tạo công ăn việc làm cho PLHIV - Nhu cầu có công ăn

việc làm là một nhu cầu lớn của PLHIV, nhưng trong khuôn khổ tài chính và năng lực của chương trình đã không thể đáp ứng được nhu cầu này cho khách hàng. Đây cũng là một vấn đề phức tạp mà hiện nay hầu như các chương trình chăm sóc và hỗ trợ PLHIV ở các địa phương khác cũng gặp nhiều khó khăn và chưa tìm được hướng giải quyết phù hợp vì cần sự tham gia của lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan và cộng đồng cùng chung tay góp sức.

+ Thiết lập hệ thống chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú và các phòng

khám liên quan đến HIV khác. Mặc dù chương trình đã có nhiều hoạt động để xây dựng hệ thống chuyển gửi hai chiều cho khách hàng, nhằm hỗ trợ sự tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV cho PLHIV, tuy nhiên sự phối hợp của các đơn vị y tế còn nhiều hạn chế. Việc chuyển gửi đăng ký khám chữa bệnh tại các phòng khám do ĐĐV thực hiện được tiến hành rất tốt, trong khi đó, chiều chuyển gửi ngược chiều từ phòng khám tới nhóm chăm sóc vẫn chưa thực hiện được.

Kết luận

Qua các hoạt động hỗ trợ về sức khỏe thể chất, dự phòng lây nhiễm đến các hoạt động hỗ trợ về tâm lý, tâm linh tinh thần của chương trình do ĐĐV cung cấp cho ta thấy đây là một mô hình hỗ trợ có tính liên hoàn, toàn diện. Mô hình này rất phù hợp với những người sống chung với HIV/AIDS

Bước đầu các dịch vụ mà ĐĐV cung cấp đã đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của PLHIV và đã thay đổi được nhiều mặt trong cuộc sống của họ. Trong đó phải kể tới sự cải thiện về tình trạng sức khỏe, nhất là sau khi dùng ARV được một thời gian, các NTCH giảm hẳn, số lượt các ĐĐV phải chuyển gửi khách hàng đi điều trị giảm đi so với thời gian đầu khi mới vào chương trình. Kế đó là sự chuyển biến tích cực về tâm lý. Phần lớn những PLHIV vào chương trình được trên 6 tháng đều đã có cái nhìn tích cực hơn về tình trạng bệnh của mình, biết chấp nhận bản thân, có niềm tin vào cuộc sống, lạc quan hơn, hòa đồng hơn, và chủ động hơn trong liên lạc với ĐĐV của mình khi có vấn đề cần tham khảo.

ĐĐV cũng thực hiện tốt các dịch vụ chuyển gửi, nhất là chuyển gửi khách hàng đến phòng khám OPC để đăng ký điều trị ARV hay điều trị NTCH một cách kịp thời.

Đội ngũ các ĐĐV tương đối ổn định, nhiệt tình, trách nhệm với công việc. Họ khá mạnh trong hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, chuyển gửi, thiết lập quan hệ lấy được niềm tin của PLHIV và thân nhân gia đình. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế về kỹ năng tư vấn tâm lý, tư vấn phòng chống tái nghiện, tư vấn về kinh tế và việc làm.

Vai trò của ĐĐV trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS được những người hưởng lợi, các thành viên mạng lưới và cộng đồng nhìn nhận, đánh giá cao tính thiết thực, hiệu quả và nhân văn.

Về lâu dài cái có thể đọng lại trong PLHIV, thân nhân gia đình và bản thân mỗi ĐĐV chính là những kiến thức, hiểu biết về HIV, các cơ sở y tế cần thiết; mối thâm tình của những người cùng cảnh ngộ đã được xây đắp sau một thời gian tham gia chương trình. Đây thực sự là một nguồn lực có tiềm năng của cộng đồng trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS cũng như các hoạt động tương tự dành cho những nhóm đối tượng yếu thế trong địa phương mà các cấp chính quyền cần quan tâm để sử dụng họ một cách hữu ích nhất có thể cho các hoạt động cộng đồng. Đó chính là tính bền vững nằm trong mục tiêu mà mô hình muốn nhắm tới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu mô hình chăm sóc hỗ trợ tại nhà tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS thông qua đồng đẳng viên tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Nhu cầu của người dân về chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS còn rất cao - Kết quả đánh giá nhu cầu cho thấy đại bộ phận trong số họ đều có nhu cầu được chăm sóc tại nhà nhất là về các vấn đề y tế như chăm sóc triệu chứng, hỗ trợ tuân thủ điều trị hay hỗ trợ chuyển gửi. Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu chia sẻ cảm xúc, nhu cầu được hỗ trợ về tinh thần và xã hội. Khá nhiều PLHIV và thân nhân của họ còn mong muốn được chương trình hỗ trợ tạo công ăn việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho những người thân trong gia đình. Các dịch vụ dành cho người có HIV đang triển khai do các chương trình khác chủ yếu là dịch vụ điều trị ARV và tư vấn tự nguyện. Các dịch vụ này chủ yếu được cung cấp tại các cơ sở điều trị và các phòng tư vấn. Trong khi đó, phần lớn thời gian người có HIV sinh sống trong gia đình của mình. Trong bối cảnh đó, sự có mặt của các dịch vụ được cung cấp bởi các ĐĐV đã tạo cho người có HIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 94 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)