Vận động các nhà sư tham gia thực hiện chăm sóc về tinh thần, niềm tin, tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 90 - 94)

10. Bố cục luận văn

3.3. Trong hoạt động hỗ trợ về tâm lý, tâm linh tinh thần

3.3.2. Vận động các nhà sư tham gia thực hiện chăm sóc về tinh thần, niềm tin, tín

tin, tín ngưỡng và tôn giáo cho người có HIV+

Việc chọn lựa nơi thích hợp để chăm sóc bệnh nhân HIV giai đoạn cuối rất khác nhau. Ở một số thành phố lớn, một bệnh viện chính sẽ chịu trách nhiệm điều trị ban đầu cho bệnh nhân AIDS nhưng nó chỉ có một số giường giới hạn trong khi nhu cầu lại rất lớn. Chi phí thuốc điều trị HIV lại quá cao mà chỉ có một số ít bệnh nhân tiếp nhận điều trị. Đối với những bệnh nhân không có điều kiện để tiếp nhận thuốc điều trị đặc hiệu thì cần phải có một chỗ ở lâu dài cho họ. Những nơi này có

thể là một bệnh viện nhỏ, trạm y tế hay ở tại nhà. Ở Thái Lan, nhiều ngôi chùa đã tiếp nhận những bệnh nhân nhiễm HIV khi họ bị cộng đồng từ chối. Ở những nước khác, chính quyền hoặc những tổ chức từ thiện của tôn giáo chăm sóc những bệnh nhân này ở những bệnh viện đặc biệt. Thực tế nhiều năm qua Phật giáo cùng nhiều tôn giáo khác ở Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp sức cùng xã hội làm giảm bớt sự đau khổ, giảm bớt gánh nặng xã hội do HIV/AIDS gây nên, trong đó phải kể đến như chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề tại thành phố Hà Nội.

Tại Đông Triều - Quảng Ninh, các ĐĐV chăm sóc tại nhà, qua sự tiếp cận, vận động mà một số sư thầy tại các chùa trên địa bàn đã tham gia tích cực trong việc hỗ trợ tâm linh cho những người nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV và thân nhân của họ. Trong đó sự tham gia và đóng góp tích cực nhất phải kể đến một số chùa như chùa Chạo Hà ở xã Đức Chính, chùa Tế (hay còn gọi là chùa Tường Vân Tự) ở Vĩnh Quang, Mạo Khê.

Các hoạt động mà các ĐĐV cùng với nhà chùa địa phương phối hợp tổ chức cho các khách hàng của mình là: lễ Cầu An đầu năm, lễ Cầu Siêu rằm tháng 7 âm lịch, hoặc các buổi thuyết pháp, giảng đạo, làm việc công ích cho nhà chùa. Hoạt động này hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của các ĐĐV khi bản thân nhiều anh/chị từ khi biết mình có bệnh, sau bao nỗ lực cố gắng vượt lên chính mình đã thành tâm tìm đến cửa phật như một thế giới riêng để lấy lại niềm tin cuộc sống, sự thanh thản trong tâm hồn, hay để giãi bày những trăn trở, ước nguyện bản thân và chuẩn bị cho mình một tâm thế khi về bên kia thế giới con người. Và trong quá trình tác nghiệp thực tế tại cộng đồng các ĐĐV nhận thấy nhiều khách hàng của mình (cả người có HIV và người thân của họ) cũng có những tâm trạng giống mình.

Dưới sự hướng dẫn của các trưởng nhóm chăm sóc, các thành viên trong chương trình ĐĐV đã lên kế hoạch, chương trình và đến từng khách hàng gợi ý, vận động họ tham gia. Lễ cầu an thể hiện sự thành tâm của những người còn sống trước của phật cầu xin cho bản thân, gia đình, người thân của mình một năm an lành, may mắn, sức khỏe. Lễ cầu siêu thể hiện ước nguyện của những người còn sống dành

cho người đã khuất được ra đi thanh thản, sớm được siêu thoát và đầu thai một kiếp khác tốt đẹp hơn. Các buổi thuyết pháp theo chuyên đề về chữ hiếu, đạo làm người, luật nhân quả theo quan niệm của nhà phật. Khi nhà chùa có việc thì tổ chức các buổi lao động công ích như: dọn dẹp quang cảnh chùa; bảo vệ trật tự trị an; tu bổ sửa chữa công trình; hỗ trợ các sư, vãi những công việc cần thiết... Các hoạt động hỗ trợ tâm linh và tinh thần như thế này đã làm PLHIV tìm được sự bình an trong tâm hồn của họ và cảm thấy thanh thản, thoái mái về tinh thần. Do đó, hoạt động này đã nhận được sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của khách hàng và thân nhân. Cũng từ đó vai trò, vị trí của các ĐĐV dần lấy được sự đồng thuận, cảm tình không chỉ từ những người có HIV, thân nhân gia đình họ mà các ban ngành đoàn thể và cộng đồng xung quanh cũng có một cái nhìn khác tích cực hơn về người có HIV.

“mỗi ĐĐV chăm sóc được cử 5 khách hàng tham gia, tất cả đều tham gia rất nhiệt tình mặc dù nhà xa. Tâm lý họ lúc đầu suy sụp rất nhiều nhưng sau khi tham gia tinh thần họ tốt hơn rất nhiều (nhân viên chăm sóc hỗ trợ tâm lý, tinh thần, được vào chùa cảm giác an toàn)”

(Thảo luận nhóm ĐĐV chăm sóc tại Đông Triều)

Đối với những người có HIV, những hoạt động hỗ trợ tâm linh là một việc làm đặc biệt mà từ trước đến giờ họ mới được biết đến. Khá nhiều khách hàng đã chủ động dành thời gian cùng với ĐĐV chăm sóc của mình lên chùa trước để phụ giúp cùng nhà chùa chuẩn bị hậu cần cho buổi lễ như dọn dẹp quang cảnh, chuẩn bị hoa quả và các đồ cúng lễ lên các ban, chuẩn bị các kinh thư để phát cho các khách mời trong buổi lễ; chuẩn bị chỗ trông coi xe cho khách, phụ giúp phân phát lộc khi kết thúc...Những hoạt động này giúp họ tìm thấy sự thanh thản, trút bỏ bớt những mặc cảm, những áp lực nặng nề trong cuộc sống, cảm thấy được quan tâm và được hòa mình vào cuộc sống.

“…Thật sự là rất cảm động. Đầu năm thì có một lễ cẫu an cho những người còn sống như mình. Bây giờ lại là lễ cầu siêu cho những người đã mất. Qua những lần như thế này bọn mình cảm thấy thảnh thản hơn nhiều, thấy mọi người vẫn quan tâm, yêu thương mình, không chối bỏ mình, kể cả ở những nơi thanh tịnh, linh

thiêng …”

(Nữ khách hàng - phỏng vấn sâu tại Đông Triều) "Đi được thì thấy thảnh thơi, nhẹ nhõm. Vấn đề là có điều kiện để đi hay không vì nhiều lúc còn bận đi làm, sức khỏe yếu hay không có tiền. Khi vào chương trình các hoạt động này đều miễn phí, được tổ chức bài bản, thiết thực mình mới có điều kiện tham gia nhiều hơn"

(Nữ khách hàng - phỏng vấn sâu tại Đông Triều)

Người dân vùng nông thôn Bắc bộ rất coi trọng những hoạt động tâm linh, tín ngưỡng. Chính vì thế việc tổ chức cầu an, cầu siêu cho người có HIV với sự tham gia của các tổ chức, các chức sắc tôn giáo, mà cụ thể ở đây là các nhà chùa và các nhà sư đã có những ảnh hưởng nhất định đối với nhiều người dân trong cách nhìn nhận về vấn đề HIV/AIDS nói chung và việc chăm sóc, hỗ trợ cho những người sống chung với HIV/AIDS nói riêng, qua đó cũng đã nhìn nhận tích cực hơn về các nhóm ĐĐV, không còn nhiều nghi hoặc về họ như trước kia vẫn nghĩ là chỉ tìm cớ để tụ tập ăn chơi, phá hoại hay làm gì đó xấu xa lắm.

“… Nhiều gia đình trong xóm tôi nói với nhau là chương trình này quan tâm nhiều đến người có HIV, quan tâm không chỉ những người đang sống mà cả những người đã chết vì căn bệnh này. Nhà chùa, các sư, rồi cả những người già trong gia đình họ cũng đi chùa cầu nguyện cho người có HIV để làm việc thiện …”

(Thảo luận nhóm ĐĐV chăm sóc tại Đông Triều)

Những hoạt động hỗ trợ về tâm linh tuy chưa có nhiều nhưng có thể nói đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng về công tác chăm sóc, hỗ trợ người sống chung với HIV/AIDS, và ý nghĩa của nó có sức lan tỏa lớn. Đây cũng là điều mà không nhiều nhóm ĐĐV, câu lạc bộ hay các chương trình, dự án làm được. Bản thân nhà chùa cũng công nhận tính nhân văn, hướng thiện mà các bạn ĐĐV đã làm cho khách hàng của mình. Qua đó nhà chùa cũng phần nào hiểu và cảm thông nhiều hơn tới những con người không may mắn trong xã hội này để đức tin của nhà phật đi sâu hơn trong quần chúng nhân dân, cảm hóa được nhiều hơn nữa những tâm hồn lạc lối.

"Là người của nhà phật, trụ trì của chùa, rất nhiều công việc, nhất là những dịp đầu năm thường phải đi nhiều, còn rằm tháng 7 là tháng xá tội vong nhân nên công việc của thầy cũng khá bận. Thế nhưng khi chương trình chăm sóc của các bạn ấy đến đặt vấn đề mời nhà chùa kết hợp tổ chức lễ cầu an, cầu siêu hay thực hiện các buổi thuyết giảng cho những người không may mắn ấy Thầy cũng đã bàn bạc với các già hay coi sóc chùa khi mình đi vắng để hỗ trợ thực hiện. Thực ra nhà chùa cũng rất cảm kích trước nghị lực sống của những người có H đó. Với thầy thì không có sự phân biệt, tất cả những ai khi đến cửa phật với tấm lòng thành tâm thì đều là con của phật, họ bị như thế coi như là cái nợ họ phải trả cho kiếp trước của mình. Đây cũng là cơ hội để nhà chùa gần gũi hơn với những người kém may mắn trong xã hội, và là cơ hội để giáo lý của phật đến được với nhiều tầng lớp nhân dân, có thể cảm hóa cho họ, khơi dậy trong họ tiềm thức con người và lòng tin hướng thiện..."

(Sư trụ trì chùa Chạo Hà - phỏng vấn sâu tại Đông Triều)

Đây là một trong những hình ảnh về hoạt động tâm linh dành cho khách hàng của nhóm ĐĐV chăm sóc tại nhà tại cộng đồng đã thực hiện được.

Hình ảnh hoạt động hỗ trợ tâm linh cho người có HIV và thân nhân gia đình họ thông qua hoạt động Lễ cầu an nhân dịp Tết Nguyên đán và Lễ cầu siêu dịp Rằm tháng Bảy

cho người có HIV đã mất (2011) [22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)