Kết quả hoạt động và tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 37 - 39)

10. Bố cục luận văn

2.1. Thực trạng về HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh và Đông Triều

2.1.2. Kết quả hoạt động và tồn tại

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong phòng chống HIV/AIDS thông qua các hoạt động truyền thông, các hoạt động của ngành y tế và

nghiện chích ma túy, chương trình 100% BCS cho gái mại dâm, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV.... Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, sự tham gia của cả cộng đồng, Quảng Ninh đang triển khai toàn diện Chương tình phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia: Truyền thông thay đổi hành vi; can thiệp giảm tác hại: phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú, tại nhà và cộng đồng, chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chương trình Lao/HIV, an toàn truyền máu, theo dõi, giám sát dịch, nâng cao năng lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Theo số liệu giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, số người phát hiện nhiễm mới giảm dần hàng năm, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng giảm dần.

Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Đông Triều nói riêng cho thấy dịch HIV/AIDS không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục trong 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm mới phát hiện tập trung ở nhóm nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, người mua bán dâm. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức cao, gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ... Số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững. Bên cạnh đó một số bộ phận dân cư vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS.

Người dân vẫn cho rằng các hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của ngành y tế, chưa có sự tham gia tích cực chủ động của cộng đồng. Thái độ của cộng đồng với những người nghiện chích ma túy và nhiễm HIV vẫn là xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử, không có sự hợp tác giúp đỡ. Mặt khác các chương

trình, dự án can thiệp (nếu có) cũng thường tập trung chủ yếu vào một số nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, gái mại dâm mà ít có chương trình, dự án can thiệp cộng đồng nào tác động lên tất cả các đối tượng đặc biệt là đối tượng người có HIV/AIDS. Vấn đề duy trì các chương trình, dự án cho người có HIV khi dự án kết thúc là một điều khó khăn. Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng phát dịch nếu chúng ta không có những biện pháp toàn diện và quyết liệt hơn [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)