Tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách pháp luật của Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 62 - 74)

2.5. Nội dung tuyên truyền

2.5.2. Tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách pháp luật của Đảng,

Đảng, Nhà nƣớc về công tác dân tộc

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc nhằm nâng cao nhận thức, xác định rõ vị trí, vai trị và ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với cơng tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào và các lực lƣợng vũ trang ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi về

bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh biên giới. Trên tinh thần đó, báo chí giữ một vai trị quan trọng trong cơng tác thông tin, để chống lại những âm mƣu thù địch và “Diễn biến hịa bình”, bảo vệ chủ quyền nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Giữa năm 2011, xảy ra sự kiện Mƣờng Nhé: Đó là việc hàng ngàn đồng bào Mông từ các tỉnh Tây Bắc và cả Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông) bị những phần tử phản động, đã lợi dụng việc di dân tự do vào Mƣờng Nhé và hạn chế trong nhận thức cùng những khó khăn trong đời sống để kích động, lơi kéo đồng bào tập trung về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè đón Vua Mơng. Họ hứa cho cả trăm triệu đồng nếu hộ nào ra đi cả nhà. Đi càng đông càng nhận nhiều tiền. Theo đó, những tên cầm đầu đã cho dựng rào chắn, tổ chức canh gác, ngăn cản việc đi lại của ngƣời dân và của cán bộ chính quyền địa phƣơng; đẩy cuộc sống của hàng ngàn ngƣời, chủ yếu là ngƣời già và trẻ nhỏ sống chen chúc trong những lều lán tạm bợ, giữa những ngày thời tiết khắc nghiệt mƣa nắng thất thƣờng.

Sự việc ngay sau đó đƣợc một số hãng truyền thơng nƣớc ngồi gọi là

“Bạo loạn của người Mơng” và tung tin “Chính quyền dùng vũ lực giải tán vụ bạo động”, “nhiều người Mông đã bị bắt”… rồi kêu gọi quốc tế can thiệp.

Trƣớc thực tế báo chí đã khẩn trƣơng vào cuộc đã có loạt bài về Mƣờng Nhé, ghi dấu ấn hơn cả loạt bài: “Những vấn đề đặt ra với hệ thống chính trị

cơ sở ở Mường Nhé và vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn” và “Nhân tố cơ bản làm thất bại âm mưu gây mất ổn định ở vùng dân tộc, miền núi của kẻ thù là thực hiện công bằng trong phát triển” đăng trên Tạp chí Dân tộc số

tháng 6 và tháng 7 năm 2011/ 2012, đạt giải C giải Báo chí Quốc gia, Nhóm tác giả Phƣơng Thảo, Kim Nhung, Phƣơng Liên đã thâm nhập thực tế và nhận thấy: Mƣờng Nhé là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Điện Biên, nằm trên biên giới giữa nƣớc ta với 2 nƣớc láng giềng là Trung Quốc (tuyến biên giới

Việt - Trung dài 41 km) và Lào (tuyến biên giới Việt - Lào dài 165 km). Mƣờng Nhé là huyện nghèo nhất trong 62 huyện nghèo của cả nƣớc. 100% số xã của huyện là xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng cịn nhiều bất cập, đời sống của ngƣời dân cịn khó khăn, thiếu thốn nhất là số dân di cƣ tự do.

Thực tế ở Mƣờng Nhé là điển hình có tính đại diện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; điển hình của vấn đề dân tộc và của công tác dân tộc, nhất là việc thực hiện chính sách dân tộc. Do vậy, đối với Mƣờng Nhé, chúng ta đã sớm có các chính sách, chƣơng trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nhƣ: Chƣơng trình 135, 134, Quyết định 33, Quyết định 120, 160; Nghị quyết 30a… Ngồi ra cịn có những chính sách chun biệt dành riêng cho Mƣờng Nhé, đó là Đề án Bảo tồn, phát triển dân tộc Cống, Quyết định số 141/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Đề án Sắp xếp, ổn định dân di cƣ tự do huyện Mƣờng Nhé giai đoạn 2008- 2012.

Mƣờng Nhé là điển hình cho những bất cập của những chính sách, chƣơng trình, dự án dành cho vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn cùng những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện. Biểu hiện là: Số lƣợng chƣơng trình, dự án nhiều, chồng chéo, dàn trải; ngân sách thấp. Cùng một lĩnh vực có nhiều chƣơng trình, do nhiều bộ ngành đầu tƣ, quản lý. Việc tổ chức thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án cịn nhiều thiếu sót, khuyết điểm. Có chính sách đã ban hành nhƣng khơng đƣợc tổ chức thực hiện nhƣ Quyết định số 141/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Đề án Sắp xếp, ổn định dân cƣ tự do huyện Mƣờng Nhé giai đoạn 2008-2012 đã trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển, đi lên của địa phƣơng, đến cuộc sống của ngƣời dân, để các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn định chính trị xã hội.

Trƣớc thực tế đó các tờ Báo Đại đồn kết, Tạp chí Dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển vào cuộc hết sức khẩn trƣơng và trách nhiệm. Các kỹ năng nắm, khai thác nguồn tin đã đƣợc thực hiện linh hoạt và hiệu quả. Báo chí đã phản ánh đúng bản chất của sự việc cùng những vấn đề đặt ra với cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc để đảm bảo “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau vùng phát triển” . Báo in đã vào

cuộc thành công là vũ khi sắc bén chống lại âm mƣu thù địch và sau khi sự việc đã qua Báo Đại đồn kết có loạt bài “Mường Nhé - Nơi cuối trời của Tổ

quốc” của tác giả Lục Bình đăng ngày 28/2/2012: Từ một dải đất heo hút nơi tận cùng phía Tây Bắc đang có sự chuyển mình, nhanh chóng hịa vào sự phát triển của đất nước. Mường Nhé nhờ bàn tay của bao con người đã biến vùng đất khó khăn thành khu vực phòng thủ vững chắc nơi biên cương của Tổ quốc. Cho thấy một vùng đất khó khăn, bây giờ trở nên màu mỡ bà con yên tâm sản xuất, đời sống nâng cao. Mọi người ai cũng đến trường lớp và khơng cịn hiện tượng “đói”. An ninh chính trị đảm bảo...

Báo chí đã bám sát các sự kiện chính trị của đất nƣớc, của ngành và những vấn đề nổi lên ở địa bàn trọng điểm cùng q trình thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó chọn mở chuyên mục và đi sâu vào những vấn đề nhƣ: “Giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội - Bảo vệ vững chắc chủ quyền Biên giới quốc gia”, của Đại

tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trƣởng Bộ đội Biên phịng Quảng Bình. (Thực tiễn - Kinh nghiệm, Tạp chí Dân tộc 3/2013) đã nêu: “Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương về xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội củng cố quốc phòng-an ninh ở biên giới, vùng sâu, vùng xa, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phịng tỉnh Quảng Bình đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo các đồn biên phòng trên tuyến biên giới bám sát địa bàn, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, coi đồng bào dân tộc là anh em ruột thịt, nhờ vậy đã góp

phần cùng các ngành, các cấp từng bước nâng cao đời sống, tạo lòng tin vững chắc cho bà con vào sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc...” ;

“Triệt phá tận gốc cây thuốc phiện” tác giả Mai Hồng, Lê Hà đăng trên Báo Đại đoàn kết, ra ngày 11/6/2014: Đặc điểm là một huyện khó khăn xẩy ra bạo động, giờ đến cuộc chiến cây thuốc phiện. “UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã tổ chức ra quân phá, nhổ 250m2

cây thuốc phiện người dân lén lút trồng. Đây có thể nói là một quyết tâm rất lớn nhằm loại bỏ cây thuốc phiện ra khỏi đời sống của đồng bào, cũng là một cách giúp bà con nhanh chóng thốt nghèo, ổn định cuộc sống”. Thuốc phiện là vấn nạn với cả nƣớc,

đặc biệt với việc trồng và sản xuất cây thuốc phiện tinh vi bằng nhiều hình thức đã khiến các cơ quan chức năng phải bám địa bàn, kịp thời phát hiện tổ chức phá nhổ cây thuốc phiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Tác giả đi sâu vào vùng đồng bào đồng thời ghi nhận cơng lao của các chiến sĩ bộ đội Biên phịng: Trong những cuộc chiến triệt phá cây thuốc phiện ở Mƣờng Nhé thời gian qua, không thể không kể đến cơng sức của các chiến sĩ biên phịng. Theo lời Phó Trƣởng Đồn Biên phịng 405 Leng Su Sìn (huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên) Lƣơng Hồng Hiển thì từ lâu, cây thuốc phiện vẫn đƣợc trồng lén lút ở những vùng chỉ có đơi chân của những ngƣời quen đi rừng mới đến đƣợc đã khiến cuộc chiến diệt cây thuốc phiện càng trở nên nan giải. Có ngày anh Hiển cùng đồng đội của mình phải đi bộ 30km xuyên rừng xuống bản Nậm Vì để dỡ bỏ 3 nƣơng thuốc phiện của đồng bào Mơng và Hà Nhì trồng sâu trong các khe núi để đảm bảo an ninh trật tự, đời sống bà con ngày càng đƣợc nâng cao không sa vào tệ nạn: Những năm gần đây, lực lƣợng biên phịng phối hợp với chính quyền địa phƣơng kiên quyết đấu tranh với tệ nạn trồng, sản xuất và sử dụng thuốc phiện. “Nếu như năm 2011, các cơ quan,

ban ngành chức năng phát hiện, phá nhổ 69.488m2

huyện là Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Ảng và Mường Nhé, thì trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích cây thuốc phiện bị triệt xố lên tới 98.170m2

tại địa bàn 6 huyện”. Nhờ các chính sách kịp thời bà con nơi đây dần nhận thức ra việc làm sai trái và tập trung xây dựng đời sống kinh tế, ổn định cuộc sống:

“được cán bộ khuyến nơng tận tình hướng dẫn nên dần dần cuộc sống của người dân nơi đây đã có những đổi thay tích cực, năng suất lúa vụ mùa đạt hơn 45 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực đạt gần 600 tấn, lương thực bình quân đạt 436 kg/người/năm….Cuộc sống ấm no, dân trí phát triển, cây thuốc phiện cũng dần trôi theo những ký ức nghèo nàn, lạc hậu ngày trước”. Cùng

với đó là cơng tác tun truyền vận động ngƣời dân không trồng cây thuốc phiện, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vƣơn lên thoát nghèo tuyên truyền để bà con hiểu sống và làm việc theo hiên pháp, pháp luật củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Về vấn đề chiến lƣợc trên địa bàn chiến lƣợc Tây Nguyên; Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số bài báo; “Nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực dân tộc thiểu số - nhiệm vụ chiến lược trong công tác dân tộc” của ThS.

Ngô Thị Trinh ở Viện Dân tộc ra số 11/2014 trên Tạp chí Dân tộc, cho chúng ta thấy “Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất, là nhân tố có ý nghĩa quyết định

đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Ở miền núi nước ta, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt ưu tiên đầu tư, phát triển nguồn nhân lực vùng miền núi đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ.”. Do đó, cần chăm lo nguồn nhân

lực, quan tâm đến chế độ, chính sách.... góp phần phát triển kinh tế, đổi mới tƣ duy cho ngƣời dân tộc thiểu số. Song song với đó là củng cố nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị xã, phƣờng vùng dân tộc, miền núi;

Đặc biệt, trƣớc những kỳ Đại hội Đảng tồn quốc (Đại hội IX, X, XI), mục “Góp ý kiến vào vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong Dự thảo Văn

kiện trình Đại hội Đảng tồn quốc” trên Báo in đã nhận, phản ánh đƣợc nhiều

ý kiến sâu sắc, tâm huyết, giàu tính lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và cơng tác dân tộc của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học tâm huyết với công tác dân tộc ở Trung ƣơng và địa phƣơng gửi đến Đại hội. Có những bài viết đi vào những nội dung khó, nhạy cảm của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, để tập trung luận giải, làm rõ nguồn gốc lịch sử, cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp nhằm giải quyết cơ bản từng vấn đề nhƣ: Tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hịi; tự ti dân tộc; cơng bằng, bình đẳng trong phát triển của các dân tộc…

Đồng chí Nguyễn Phƣơng Thảo, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc cho biết: Bất cứ mọi vấn đề, điểm “nóng” sự kiện tình hình an ninh, chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã vƣợt lên mọi khó khăn có mặt ở “tâm điểm” của các sự kiện để có những bài viết có chất lƣợng nhƣ ở vùng bị lũ ống, lũ quét Nậm Coóng, tỉnh Lai Châu cuối năm 2000; ở các buôn làng sát biên giới Campuchia của huyện Đắc Min, tỉnh Đắk Lắk (nay thuộc tỉnh Đắk Nông), huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum khi đồng bào dân tộc thiểu số vƣợt biên trái phép sang Campuchia (đầu năm 2002); ở các thơn, xã đặc biệt khó khăn của tỉnh vùng cao núi đá Hà Giang và các tỉnh Bắc Kạn, Gia Lai; ở huyện nghèo Sơn Động, Bắc Giang và ở huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên (tháng 5/2011)… Những bài viết trực tiếp đề cập đến những vấn đề “nóng” vừa cụ thể, cấp bách; vừa cơ bản lâu dài nhƣ: “Đằng sau việc một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia là âm mưu hiểm độc của các thế lực chống Việt Nam”

Đối với các Chƣơng trình dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bài: “Chính sách hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số

miền núi phía Bắc Việt Nam” (ThS Nguyễn Lâm Thành - Ủy viên Thƣờng trực

Hội đồng Dân tộc Quốc hội), đăng trên mục Nghiên cứu lý luận - Tạp chí Dân tộc 27/6/2013 có nội dung: Nội dung phát triển bền vững đối với sự phát triển và đời sống vùng miền núi và dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và vùng dân tộc nói chung cần đƣợc nhìn nhận, xem xét đầy đủ ở tất cả các khía cạnh và giải quyết thỏa đáng, hƣớng tới mục tiêu chung. Đó là: Sự bền vững về mơi trƣờng sống, môi trƣờng sinh thái thông qua các biện pháp khai thác, bảo vệ, duy trì tài nguyên rừng, nƣớc, đất, đa dạng sinh học...; Sự bền vững về phát triển kinh tế, trong đó giải quyết đƣợc cơ bản tình trạng lạc hậu, chậm phát triển của khu vực. Bảo đảm những điều kiện sống cơ bản về lƣơng thực, nhà ở, nƣớc sinh hoạt, học hành và chăm sóc sức khỏe; ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào. Hạn chế phân tầng xã hội, bất bình đẳng trong phát triển, rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển với khu vực đồng bằng và đô thị; Sự bền vững về phát triển xã hội và văn hóa, tập trung vào mục tiêu phát triển con ngƣời, trau dồi những kiến thức, kỹ năng, thay đổi tập tục và thói quen cá nhân, nâng cao khả năng thích ứng của ngƣời dân trƣớc những tác động mới xuất phát từ yêu cầu của phát triển. Xây dựng xã hội cộng đồng ổn định, thống nhất, dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngồi, văn hóa hiện đại, phổ biến, ngăn chặn đƣợc các tƣ tƣởng ngoại lai, phản động. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển bền vững phải đƣợc gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên cơ sở xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, đồn kết các dân tộc và thực hiện thành công công cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)