Sự hình thành và phát triển Tạp chí Dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 53 - 55)

Tạp chí Dân tộc và Miền núi đƣợc thành lập ngày 23/6/1999 theo Quyết định số 96/QĐ-UBDTMN của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. Năm 2003, đổi tên thành Tạp chí Dân tộc.

Tạp chí Dân tộc đăng tải các bài lý luận trong công tác dân tộc, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc.

Tạp chí Dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lí luận, tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội; thông tin tuyên truyền các quan điểm, đƣờng lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc; về cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tham gia đấu tranh với các thế lực thù địch nhằm bảo vệ đƣờng lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc.

Ngày 9/9/1999, số Tạp chí Dân tộc và Miền núi đầu tiên đƣợc xuất bản. Và đến tháng 9 năm 2013, đã có 153 số Tạp chí với 1.161.694 cuốn đƣợc xuất bản, phát hành đến 63 tỉnh, thành phố, các huyện miền núi. Đó là thành quả của sự quan tâm chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc; sự phối hợp của các bộ, ngành hữu quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc; Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố; sự hợp tác nhiệt tình, trách nhiệm, trí tuệ của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và cộng tác viên trên khắp mọi miền Tổ quốc, cùng tinh thần làm việc tận tâm, luôn hƣớng về đồng bào dân tộc với mong muốn đƣợc đóng góp cơng sức của mình vào sự đi lên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của lãnh đạo, cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trong tồ soạn.

Trải qua 14 năm, Tạp chí Dân tộc đã ngày càng trƣởng thành lớn mạnh, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Khẳng định vị thế là Tạp chí lý luận đầu ngành, là kênh thơng tin chính thống, chuẩn xác, hữu ích về cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc; dự báo kịp thời tình hình và giải đáp

xác đáng những vấn đề lý luận, thực tiễn về cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc; tham gia đấu tranh hiệu quả chống “Diễn biến hồ bình” của các thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nƣớc ta; phát hiện và tuyên truyền những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các mơ hình phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn an ninh quốc phịng vùng dân tộc, miền núi….

Dù “sinh sau, đẻ muộn” trong làng Báo chí Cách mạng Việt Nam với khơng ít khó khăn trong hoạt động nghiệp vụ: Đội ngũ nhà báo chun nghiệp mỏng, thơng tin mang tính chun ngành nhƣng phạm vi hoạt động lại rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu…, Tạp chí Dân tộc đã có những bƣớc tiến vững chắc về nghiệp vụ báo chí. Hàng năm phát hành 12 số Tạp chí Dân tộc với số lƣợng hơn 97.100 cuốn, nội dung tuyên truyền trên Tạp chí đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân tộc, đi sâu vào kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở địa phƣơng, kể cả những bất cập cùng những hạn chế khuyết điểm, vƣớng mắc trong thực hiện. Duy trì chế độ xây dựng kế hoạch xuất bản hàng tháng, hàng quý, từ đó chủ động tổ chức tin bài, ảnh; tranh thủ sự hợp tác của cộng tác viên, đồng thời dành thời gian đi cơ sở nắm tình hình thực hiện chính sách dân tộc, cơng tác dân tộc ở địa phƣơng… Nhiều năm có tác phẩm dự Giải Báo chí Quốc gia lọt vào vòng Chung khảo. Đặc biệt, tháng 6/2012, tại Lễ trao giải Báo chí Quốc gia năm 2011, Chi hội Nhà báo Tạp chí Dân tộc đoạt giải C (Khơng có giải A) với loạt bài “Từ Mƣờng Nhé, huyện tận cùng Tây Bắc - Những vấn đề đặt ra đối với chính sách dân tộc”. Đặc biệt bƣớc sang năm 2013, Tạp chí có nhiều đổi mới về cơ cấu tổ chức bộ máy, thành lập thêm bộ phận, tổ công tác, thực hiện cải cách nhằm tiến tới cơ quan báo chí hiện đại, chuyên nghiệp, nhƣ thành lập thêm: phịng Thƣ ký tồ soạn, Tổ soạn thảo đề án… Các bộ phận phịng Biên tập - Phóng viên, phịng Hành chính - Trị sự, phòng Phát hành - Quảng cáo, Hoạt động xã hội, đã nâng cao tinh thần đồn kết, nhất trí có nhiều

cải tiến, năng động hơn trong các hoạt động, tác nghiệp, nhằm nâng cao chất lƣợng ấn phẩm Tạp chí, đẩy mạnh cơng tác phát hành, quảng cáo tạo nguồn thu cho đơn vị, từng bƣớc nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên và ngƣời lao động.

Hiện nay, Tạp chí Dân tộc phát hành 1 kỳ/tháng, với 64 trang, số lượng 8.094 bản/kỳ, được phát hành 63 tỉnh thành, các huyện xã nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Có thể thấy số lượng phát hành và số trang đều đang trong trạng thái hạn hẹp so với nhu cầu cần chuyển tải thông tin của Toà soạn cũng như nhu cầu được cung cấp thông tin của độc giả. Bên cạnh đó, Tạp chí cần tập trung kiện tồn đội ngũ biên tập viên, phóng viên đủ về số lượng, vững về chất lượng, có bản lĩnh chính trị, năng lực chun mơn, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tích cực sâu sát cơ sở, gắn bó với vùng dân tộc, miền núi; từng bước đầu tư trang bị kỹ thuật, phương tiện tác nghiệp để xây dựng Toà soạn chính quy, hiện đại. Mặt khác, tăng cường mời gọi sự cộng tác của các nhà khoa học, nhà quản lý ở Trung ương và địa phương và các cộng tác viên có uy tín trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)