3.3. Kiến nghị và giải pháp chung
3.3.5. Cân đối thông tin giữa các dân tộc, vùng miền
Báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi cả nƣớc, nên việc chuyển tải thông tin cần cân đối giữa các dân tộc, các vùng miền. Đây là yêu cầu cần thiết đối với chƣơng trình.
Với 54 dân tộc thiểu số, trong đó có một số dân tộc ít ngƣời, vùng sâu vùng xa nên việc thực hiện đều đặn thông tin về các dân tộc thật khơng dễ dàng. Khảo sát thực tế có ý kiến phản ánh: nếu thiếu thơng tin, hình ảnh về dân tộc mình sẽ gây tâm lý khơng tốt với đồng bào, vì họ cho rằng có sự thiên vị thơng tin. Do việc đi lại khó khăn nên các báo, chủ yếu đƣa thông tin ở các dân tộc miền Bắc,... thiếu những nội dung thông tin ở Tây Nguyên, và Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Do vậy các cơ quan báo in cần có kế hoạch cho từng số báo. Cần khắc phục việc một số dân tộc có đơng ngƣời hơn hoặc ở vùng giao thơng thuận lợi thì có nhiều thơng tin phản ánh, trong khi đó những vùng khó khăn thì lại rất ít thơng tin. Cơ quan báo in cần phát huy hơn nữa vai trị của phóng viên báo
khu vực và các địa phƣơng có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo điều kiện để họ có thể có nhiều tin bài về lĩnh vực kinh tế, đời sống của đồng bào địa phƣơng. Đặc biệt, cần lƣu ý thơng tin về chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để phát triển kinh tế xã hội vùng tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Bởi đây là những vùng cịn nhiều khó khăn và nhạy cảm về chính trị đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm. Cuộc sống của đồng bào cịn nhiều khó khăn đồng bào dễ mặc cảm. Nếu thơng tin tun truyền khơng có sự cân nhắc, kẻ xấu dễ lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc gây mất đoàn kết giữa các dân tộc.
Việc cân đối thông tin giữa các vùng miền là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao sự hiểu biết giữa các dân tộc, tăng thêm tình đồn kết giữa các dân tộc trong đại các dân tộc Việt Nam.