tộc trên báo in”.
1.5.1. Đối với Ủy ban Dân tộc
Tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số luôn đƣợc Ủy ban Dân tộc xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, trong những năm qua các thông tin tuyên truyền trên hệ thống báo, tạp chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số luôn đƣợc Uỷ ban Dân tộc quản lý và định hƣớng nội dung thông tin.
Từ năm 1991, Thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định tiến hành cấp phát miễn phí 5 ấn phẩm báo in cho các địa phƣơng vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giao cho Ủy ban Dân tộc quản lý. Năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Sau khi Quyết định 1637 kết thúc, ngày 20/7/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 975/QĐ-TTg. Tiếp đó, năm 2011 triển khai thực hiện Quyết định 2472, 1977/QĐ-TTg về việc cấp một số báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với 24 ấn phẩm và một đơn vị phát hành. Đây là chủ trƣơng đúng đắn, là sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nƣớc ta trong việc nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và phù hợp với nguyện vọng của đồng bào.
Nhờ đƣợc tiếp cận thông tin qua các ấn phẩm báo chí phục vụ đồng bào trong đó có vai trò to lớn của Ủy ban Dân tộc trong việc định hƣớng thông tin đối với các cơ quan báo chí, đồng bào các dân tộc ở miền núi rất coi trọng thông tin báo chí. Đối với họ báo chí chỉ nói những điều đúng, điều tốt đẹp, vừa là ngƣời bạn vừa là ngƣời thầy rất gần gũi. Chính vì vậy, lãnh đạo các cơ
quan báo chí đã định hƣớng tăng cƣờng thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức phổ thông góp phần thay đổi mặt bằng dân trí, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền núi và đồng bằng. Con em đồng bào đƣợc đến trƣờng. Tỷ lệ ngƣời đọc thông viết thạo tiếng phổ thông ngày càng cao. Tỷ lệ mù chữ của đồng bào đã giảm hẳn. Sự thay đổi đã hiện rõ trong cuộc sống đời thƣờng của bà con nhƣ nằm ngủ phải mắc màn, biết cách phòng và chống các bệnh đơn giản, có hiểu biết về sinh sản và dinh dƣỡng; các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt … đƣợc hƣớng dẫn và biết áp dụng vào thực tế.
Những thành công của công tác thông tin tuyên truyền báo chí đã góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc miền núi. Các vấn đề dân tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc… đã đƣợc giải quyết và tự giải quyết. Đặc biệt, những âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đƣợc ngăn chặn từ gốc.
Có thể nói thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan báo chí và sự hƣởng ứng của đông đảo nhân dân. Từ khi đất nƣớc còn trong thời kỳ chiến tranh và đến xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, thông tin về lĩnh vực này luôn đƣợc coi trọng đã góp phần vào sự thành công chung của cả nƣớc. Thông tin đã rút ngắn khoảng cách các địa phƣơng giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; giúp đồng bào nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, phê phán những hủ tục lạc hậu.
1.5.2. Đối với báo in
1.5.2.1. Báo Dân tộc và Phát triển
Báo Dân tộc và Phát triển là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc; diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam; có chức năng thông tin, tuyên
truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và chỉ đạo của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Báo Dân tộc và Phát triển và các ấn phẩm theo quy định của giấy phép hoạt động báo chí, các văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm;
Thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc; sự chỉ đạo của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm về quản lý và phát triển sự nghiệp công tác dân tộc; Tổ chức tuyên truyền và mở rộng cuộc vận động tiến tới đại hội đại biểu các dân tộc thiếu số Việt Nam các cấp.
Thông tin tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách dân tộc ở nƣớc ta và nƣớc ngoài, các hoạt động về hợp tác quốc tế trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc;
Phản ánh và định hƣớng dƣ luận xã hội, phổ biến chính sách dân tộc, là diễn đàn của đồng bào các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển chính sách dân tộc
Phát hiện, tuyên truyền các tập thể điển hình tiên tiến, cá nhân tiêu biểu là già làng, trƣởng bản, ngƣời có uy tín trong đồng bào các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực hiện quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, sau khi đƣợc Bộ trƣởng, Chủ nhiệm phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
1.5.2.2. Báo Đại đoàn kết
Trên cơ sở chỉ đạo và định hƣớng nội dung thông tin tuyên truyền của Ủy ban Dân tộc đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đại Đoàn Kết còn có vai trò là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sứ mệnh giám sát -
phản biện, vai trò đại diện nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo Đại đoàn kết luôn gần gũi và thiết thực với đời sống nhân dân. Báo Đại Đoàn Kết luôn luôn không ngừng tự đổi mới, đi vào những vấn đề nóng bỏng của thời đại, của đất nƣớc, là nơi thể hiện sinh động tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân cùng chung một mục tiêu, vì lợi ích dân tộc và đất nƣớc. Bảo vệ khối Đại đoàn kết dân tộc...
Năm 2012 ra đời Chuyên đề Dân tộc 4 kỳ/tháng, tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế - chính trị đến an ninh - quốc phòng.
1.5.2.3. Tạp chí Dân tộc
Với đặc điểm là cơ quan lý luận của Ủy ban Dân tộc, những năm qua trong thực hiện chức năng, nhận nhiệm vụ đƣợc Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao, Tạp chí đã bám sát các sự kiện chính trị của đất nƣớc, của ngành và những vấn đề nổi lên ở địa bàn trọng điểm cùng quá trình thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó chọn mở chuyên mục và những vấn đề để đi sâu nghiên cứu, trao đổi nhƣ: Vấn đề chiến lƣợc trên địa bàn chiến lƣợc Tây Nguyên; Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; Củng cố nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị xã, phƣờng vùng dân tộc, miền núi; Đƣa nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc vào cuộc sống… Đặc biệt, trƣớc những kỳ Đại hội Đảng toàn quốc (Đại hội IX, X, XI), mục “Góp ý kiến vào vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc” trên Tạp chí Dân tộc đã nhận và đăng nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, giàu tính lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học tâm huyết với công tác dân tộc ở Trung ƣơng và địa phƣơng gửi đến Đại hội. Rồi những bài viết đi vào những nội dung khó, nhạy cảm của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, để tập trung luận giải, làm rõ
nguồn gốc lịch sử, cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp nhằm giải quyết cơ bản từng vấn đề nhƣ: Tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi; tự ti dân tộc; công bằng, bình đẳng trong phát triển của các dân tộc…
Mỗi phóng viên, biên tập viên trong tòa soạn khi mà trong hoạt động nghiệp vụ không bám sát thực tiễn, không nắm chắc chủ trƣơng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc và không chọn đƣợc những vấn đề cơ bản để đi sâu; thiếu bản lĩnh và năng lực trƣớc những vấn đề phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi phải có chính kiến và còn có những nhà báo không dám dấn thân để có mặt ở trung tâm của những điểm nóng. Về chủ quan, nếu cơ quan báo chí ấy thiếu cả những điều kiện đảm bảo tối thiểu để những nhà báo đến với thực tế, đem “thực tế nhiều đặc thù” của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí và làm ra những ấn phẩm báo chí.
Tiểu kết chương 1
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng trên 10 triệu ngƣời trong tổng số hơn 86 triệu dân, đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu xa, nơi có địa hình hiểm trở. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Là nơi thƣờng xuyên có những diễn biến phức tạp, những thế lực thù địch địch luôn tìm cách chống phá Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, âm mƣu chia rẽ dân tộc. Chính vì vậy, báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin, giúp đồng bào nhận rõ âm mƣu thâm độc của kẻ thù, là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúi giục đồng bào làm điều xấu, trái pháp luật…
Báo chí phục vụ đồng bào phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí, xuất bản… làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; giới thiệu gƣơng ngƣời tốt,
việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tƣợng tiêu cực, uốn nắn những nhân tố lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng, nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin.
Có thể khẳng định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc trên báo chí có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta. Nhiều văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đã nhấn mạnh tầm quan trọng, vị trí chiến lƣợc của vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc. Đây là cơ sở để động viên nguồn lực con ngƣời, tài trí của tất cả các dân tộc; đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển; thực hiện tốt đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; vƣợt qua đƣợc những thách thức, tận dụng đƣợc thời cơ; quyết định đến thành bại sự nghiệp cách mạng trƣớc đây, hiện nay cũng nhƣ tƣơng lai.
Chƣơng 2
TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC