Cần có chính sách hợp lý đối với phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 108 - 110)

3.3. Kiến nghị và giải pháp chung

3.3.8. Cần có chính sách hợp lý đối với phóng viên, biên tập viên

Cần tăng cƣờng kinh phí cho phóng viên, biên tập viên học tập nâng cao trình độ hiểu biết về ngôn ngữ, cũng nhƣ phong tục tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số,có những chế độ, chính sách hợp lý dành cho phóng viên để khuyến khích, động viên họ sáng tạo những tác phẩm có chất lƣợng và mang tính chiến đấu, bảo vệ lợi ích cho đồng bào dân tộc thiểu số trƣớc những thế lực thù địch. Cơ quan chủ quản cũng cần tạo mơi trƣờng hoạt động

cho phóng viên đi cơ sở tiếp cận cuộc sống nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để có cái nhìn đa chiều, khách quan, trung thực.

Hằng năm, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức lớp tập huấn cho các phóng viên, biên tập viên về những nội dung mới trong công tác tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng miền núi. Thông qua lớp học này, các phóng viên, biên tập viên đƣợc tập huấn các nội dung về phƣơng pháp tuyên truyền phục vụ đồng bào các DTTS. Thơng qua báo chí để giáo dục văn hóa, nâng cao dân trí cho đồng bào. Qua đó, góp phần phát triển sản xuất; xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của các DTTS vùng biên giới. Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và các hoạt động truyền thơng thực hiện chính sách dân tộc và cơng tác dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc trong giai đoạn mới.

Qua khảo sát, điều tra tại các cơ quan báo chí và thực tế địa phƣơng nơi đồng bào sinh sống tại 4 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Cần Thơ và Gia Lai với số lƣợng phiếu phát ra là 200 cho thấy:

Bảng 33. Phóng viên có cần phải đi nâng cao kiến thức và tìm hiểu sâu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số phiếu 75/200 92/200 33/200

Tỉ lệ (%) 37,5% 46% 16,5%

Nguồn: Tác giả tự thống kê

Vấn đề đào tạo đội ngũ phóng viên là vấn đề quan trọng trong thời điểm hiện nay, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nơi dễ bị kích động, dụ dỗ gây chia rẽ, kỳ thị dân tộc rất cần thiết phải đạo tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên có nghề và chuyên môn cũng nhƣ ngôn ngữ và phong tục tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong quá trình thực hiện các phóng sự, chuyên đề, chuyên mục,các vẫn đề từ lý luận đến thực tiễn trên các mảng từ kinh tế - xã hội... đến an ninh - quốc phịng, phóng viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhƣ kinh phí để chi cho để đi cơ sở, điều kiện về phƣơng tiện làm nghề còn hạn chế. Để tuyên truyền vấn đề về đồng bào đạt hiệu quả cao, các cơ quan báo chí cần phải có một chế độ chính sách phù hợp. Trƣớc hết nâng chế độ nhuận bút cho các phóng viên vì chi phí cho loại tác phẩm này thƣờng rất cao, phóng viên phải đi xa trong nhiều ngày.

Việc đầu tƣ cho công tác tuyên truyền vấn đề về Đại đoàn kết dân tộc cần phải đƣợc tăng cƣờng và đẩy mạnh hơn nữa về chế độ cho phóng viên. Cụ thể, từ việc khốn cơng tác phí hàng tháng phải đƣợc nâng lên sao cho phù hợp với số lƣợng tác phẩm thực hiện. Ngồi chế độ cho phóng viên, cần phải định mức cho mỗi phóng sự, chuyên đề, bài nghiên cứu về chủ trƣơng chính sách đồng bào dân tộc đƣợc thực hiện ở vùng xa, vùng sâu.

Thực tế hiện nay là chi phí cho phong viên đi thực hiện phóng sự, chuyên đề thƣờng khơng đủ cơng tác phí do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)