Sự hình thành và phát triển Báo Đại đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 48 - 51)

Ngày 25-1-1942, Báo Cứu Quốc - Cơ quan tuyên truyền cổ động của Mặt trận Việt Minh ra số đầu tiên, theo quyết định của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tờ báo chung của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.

Năm 1964 Tổng biên tập Trần Phong của báo Cứu Quốc và một số cán bộ (trong đó có nhà báo Thái Duy) đƣợc đƣa vào Nam gây dựng báo Giải Phóng - Cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Báo Giải Phóng.

Ngày 5-2-1977, tờ báo của Mặt trận hợp nhất từ Cứu Quốc và Giải Phóng, lấy tên là Đại Đoàn Kết ra số đầu tiên, theo quyết định của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tờ báo chung của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Sau này, Báo Đại đoàn kết cơ quan chủ quản: Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Website: daidoanket.vn.

Đặc thù là một tờ nhật báo, đến năm 2012 Báo Đại đoàn kết cho ra đời các ấn phẩm phụ: Chuyên đề Dân tộc, Nguyệt san Tinh hoa Việt, trang điện tử daidoanket.vn; Tổ chức sự kiện.

Tiếp nối truyền thống hết sức vẻ vang của 2 tờ Báo Cứu Quốc và Giải Phóng, Báo Đại đoàn kết trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực không ngừng. Đại đoàn kết vẫn là tờ báo gắn bó sâu sắc với nhân dân, với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành cùng sự nghiệp Cách mạng, đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nƣớc. Đại đoàn kết là nơi tập hợp và chuyển tải những ý kiến tham vấn, phản biện về các vấn đề lớn của đất nƣớc. Đại đoàn kết vẫn giữ vị trí tiên phong đấu tranh chống tiêu cực, đấu tranh với những biểu hiện

suy thoái về đạo đức và lối sống, đấu tranh quyết liệt với những âm mƣu chia rẽ phá hoại khối Đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết kiên trì trong việc phản ánh đời sống ở khu dân cƣ, có tiếng nói rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, từ đồng bào thiểu số, các chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức tiêu biểu đến kiều bào nƣớc ngoài… Ngay từ rất sớm, Đại đoàn kết cũng là tờ báo khởi xƣớng những hoạt động, những phong trào, những cuộc vận động vẫn còn ý nghĩa cho đến nay.

Trong vòng mấy năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, trong điều kiện báo giấy đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi báo chí điện tử và mạng xã hội. Báo Đại đoàn kết đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Từ lúc xuất bản 2, 3 số rồi 4 số mỗi tuần, kể từ năm 2009 báo đã ra 5 số mỗi tuần. Từ năm 2010, báo xuất bản 6 kỳ/tuần. Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập báo, những ngƣời làm Báo Đại đoàn kết đã ghi một dấu ấn đặc biệt: xuất bản hàng ngày, trở thành nhật báo với số lƣợng phát hành 30 ngàn bản/ ngày. Bên cạnh tờ báo chính, còn có những ấn phẩm khác: Năm 2007, cho ra mắt trang điện tử của Báo Đại đoàn kết: daidoanket.vn và Chuyên đề Dân tộc; tháng 7/2010, ra đời Nguyệt san Tinh hoa Việt với 68 trang. Tờ báo này đã có những cải tiến về nội dung nhằm phát huy hơn nữa vai trò là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm cỗ vũ một cách sáng tạo sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc và gắn kết mọi tầng lớp nhân dân.

Đối với các thông tin về dân tộc và miền núi Báo Đại đoàn kết đƣợc Ủy ban Dân tộc định hƣớng thông tin, ngoài ra Báo Đại đoàn kết vai trò là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm vụ giám sát - phản biện, Báo Đại đoàn kết luôn gần gũi và thiết thực với đời sống nhân dân. Báo Đại Đoàn Kết luôn không ngừng tự đổi mới, đi vào những vấn đề nóng bỏng của thời đại, của đất nƣớc. Báo Đại Đoàn Kết là nơi thể hiện sinh động tiếng

nói của mọi tầng lớp nhân dân cùng chung một mục tiêu, vì lợi ích dân tộc và đất nƣớc. Bảo vệ khối Đại đoàn kết dân tộc....

Trong những năm qua, không ngừng tự đổi mới, đi vào những vấn đề nóng bỏng của thời đại, của đất nƣớc, Báo Đại Đoàn Kết là nơi thể hiện sinh động tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân cùng chung một mục tiêu, vì lợi ích dân tộc và đất nƣớc, bảo vệ Nhà nƣớc, chống lại những âm mƣu thù địch

“Diễn biến hòa bình” củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Khó khăn lớn nhất trong công việc làm báo hôm nay, của một tờ nhật báo xuất bản hàng ngày là áp lực thông tin, là sự cạnh tranh khốc liệt của báo chí thời kinh tế thị trƣờng. Trong bối cảnh ấy, Đại Đoàn Kết đã xác định cách đi mới, không ngừng phát triển.

Báo Đại đoàn kết có mô hình tổ chức với đầy đủ các phòng ban sau: Ban Biên tập; Ban Thƣ ký - Trị sự; Các Ban chuyên môn gồm: Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban khoa học - giáo dục, Ban Văn hóa - văn nghệ, Ban công tác Mặt trận; Ban kế hoạch - tài chính; Ban quảng cáo - phát hành; Văn phòng đại diện miền Nam (đặt tại TP.Hồ Chí Minh) và các đại diện thƣờng trú tại: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ.

Từ năm 2012, Báo Đại đoàn kết đã trở thành nhật báo, chính vì thế công việc của các phòng ban cần chuyên nghiệp hơn trƣớc. Không chỉ phát hành tờ nhật báo Đại đoàn kết, tòa soạn còn cho ra đời các ấn phẩm khác: Nguyêt san Tinh hoa Việt (1 tháng 1 kỳ) và Chuyên đề Dân tộc (hiện 1 tháng 2 kỳ).

Báo Đại đoàn kết hƣớng tới đối tƣợng độc giả là đông đảo công chúng, xuất bản hàng ngày, với 16 trang in và bao gồm các chuyên mục: Thời sự, Kinh tế - xã hội. Trên địa bàn dân cƣ, Văn hóa - nghệ thuật, Dân chủ và pháp luật, Bạn đọc và tòa soạn, Tham vấn - phản biện, Quê hƣơng - hải ngoại, Sức khỏe - thể thao, Quốc tế - sự kiện quốc tế.

Báo Đại đoàn kết đã có nhiều cố gắng phản ánh tiếng nói của dân, phản ánh cuộc sống muôn mặt của đồng bào ta trong nƣớc và ngoài nƣớc, đem đến cho đồng bào sự hiểu biết chủ trƣởng chính sách và động viên phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những đóng góp của Đại đoàn kết, những năm gần đây phải kể đến nét mới trong việc phản ánh cuộc sống và ý nguyện của nhân dân thông qua những bài viết mang tính giám sát xã hội và phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội báo luôn, bám sát lợi ích của đại đa số đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc, thể hiện ý nguyện của các tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Nguyệt san Tinh hoa Việt ban đầu định kỳ 1 số/1 tháng, năm 2012 đã tăng thành 2 số/ tháng. Bằng những bài viết nhẹ nhàng, sâu lắng, Nguyệt san cùng độc giả hƣớng tới những giá trị sống, kỹ năng sống, chất lƣợng sống… Mong muốn kết nối tinh hoa của mọi ngƣời Việt Nam cả trong và ngoài nƣớc, Nguyệt san dùng dung lƣợng đáng kể để phản ánh đời sống cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài…

Chuyên đề Dân tộc từ 2 số/1 tháng tăng thành 4 số/1 tháng. Bài viết thể hiện sự gắn bó sâu sắc với nhân dân vùng đồng bào dân dân tộc thiểu số, với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng. Tập hợp, truyền tải ý kiến, tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào nêu cao tinh thần đoàn kết tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực, những biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống, đấu tranh quyết liệt với các âm mƣu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (khảo sát báo đại đoàn kết, báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, giai đoạn 2012 2015) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)