Vai trò của nguồn nhân lực thông tin thƣ viện tại một số cơ sở đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực thông tin thư viện của một số cơ sở đào tạo đại học thuộc bộ công an trên khu vực hà nội (Trang 49)

10. Dự kiến kết quả nghiên cứu:

1.5. Vai trò của nguồn nhân lực thông tin thƣ viện tại một số cơ sở đào

đại học của Bộ Công an

Dưới tác động của khoa học, CNTT cũng như việc ứng dụng CNTT và truyền thông đã chuyển hoá chức năng của thư viện từ quản lý tài liệu sang quản lý các tri thức của nhân loại. Cán bộ TT-TV trở thành người dẫn đường tới kho tri thức

các dạng thuận tiện nhất cả về thời gian lẫn không gian. Như vậy, vai trò của cán bộ TT-TV trong một xã hội thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Có thể nói, trong tay những cán bộ TT-TV là chiếc chìa khoá mở cánh cửa vào thế giới thông tin và văn hoá vô tận của loài người.

Nguồn nhân lực TT-TV chính là lực lượng môi giới tích cực giữa người dùng tin và nguồn lực.

Trong mối quan hệ với tài liệu, cán bộ thư viện là người lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ cho việc xử lý, bảo quản, sắp xếp tài liệu theo trật tự nhất định và chuyển tài liệu tới bạn đọc.

Trong mối quan hệ với cơ sở vật chất – kỹ thuật thì cán bộ thư viện luôn giữ cho cơ sở vật chất – kỹ thuật ở tình trạng tốt nhất.

Trong mối quan hệ với người dùng tin, cán bộ thư viện là người tổ chức, tạo điều kiện tối ưu cho việc phối hợp hiệu quả mối quan hệ giữa người dùng tin với thông tin, làm cho việc khai thác, sử dụng thông tin trở nên dễ dàng, giảm thời gian tra cứu, sưu tầm thông tin và có thể đạt kết quả cao nhất, làm tăng giá trị thực của thông tin.

Hiện nay do sự phát triển và ứng dụng CNTT, công nghệ lưu trữ điện tử nên một loại hình thư viện điện tử ra đời cho phép mở rộng khối lượng lưu trữ dữ kiện của thư viện là vô cùng, vô tận. Cho nên nguồn nhân lực ở những thư viện này phải là những người được đào tạo ở trình độ cao về CNTT.

Bên cạnh các thư viện trường đại học lớn như Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Tạ Quang Bửu,… được quan tâm đầu tư và hiện đại hóa thì trong hệ thống thư viện tại một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA vẫn còn chưa được quan tâm xứng đáng đúng với vai trò mà hệ thống thư viện này đem lại. Trình độ, năng lực, lòng yêu nghề và sự say mê, nhiệt tình của cán bộ thư viện chính là yếu tố quan trọng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Trình độ của cán bộ thư viện tại trường chính là hạt nhân cho các dịch vụ và các chương trình đào tạo của trường. Hiệu quả của công tác này chính là sự kết hợp giữa cán bộ thư viện và giảng viên tại trường. Cán bộ thư viện không chỉ hỗ trợ giảng viên trong việc củng cố, duy trì kiến

thức mà còn giúp nâng cao sự hiểu biết của họ. Điều này giúp tăng cường chất lượng các chương trình giảng dạy, các bài giảng luôn mới mẻ, sinh động tạo hứng thú học tập cho sinh viên, học viên.

Bên cạnh nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu đọc của học viên, sinh viên trong trường, các cán bộ thư viện tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA còn có nhiệm vụ chủ yếu là kích thích nhu cầu đọc của các học viên, sinh viên, lôi cuốn họ đến thư viện, tạo thói quen đọc sách và sử dụng thư viện cho họ. Vì vậy, nếu người cán bộ thư viện không có trình độ nghiệp vụ vững vàng sẽ xử lý tài liệu thiếu chính xác, ảnh hưởng đến khả năng truy cập tài liệu của người sử dụng. Với mức đãi ngộ về vật chất dành cho cán bộ quá thấp mà khối lượng công việc lại lớn, nếu không có lòng yêu nghề và nhiệt tình với công việc sẽ khiến họ không thể gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của mình.

Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan TT-TV hay trong bất kỳ một cơ quan tổ chức nào. Do đó việc quản lý, khai thác tốt nguồn nhân lực phục vụ phát triển thư viện, trung tâm thông tin là vấn đề quan trọng trong quản lý và phát triển thư viện hiện đại. Việc quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản lý nhân lực thư viện trong thời đại cạnh tranh của kinh tế thị trường đang được xem như là công cụ mới và hiệu quả của các nhà quản lý thư viện.

Chúng ta đã biết cán bộ TT-TV là một trong 4 yếu tố cấu thành một cơ quan TT-TV và đây cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động của cơ quan TT-TV bởi vì trong quản lý, yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Do vậy việc lựa chọn, tuyển dụng, bố trí cán bộ trong một cơ quan TT-TV sao

công nhân, nông dân, trí thức,… Nhưng đối tượng người dùng tin mà các trung tâm TT-TV trường Đại học phải phục vụ là những người có tri thức, có trình độ học vấn như: sinh viên, các cử nhân đại học, các học viên cao học, các cán bộ, giảng viên, những người có trình độ thạc sỹ hoặc tiến sỹ,… Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ở đây cũng phải có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp, trong đó có khả năng ngoại ngữ và tin học. Bên cạnh đó các cán bộ phải luôn quan tâm đến thái độ phục vụ của mình vì đây là một trong những yếu tố thu hút bạn đọc đến với thư viện của mình.

Hiện nay, việc học tập của sinh viên có nhiều thay đổi so với trước đây. Không còn việc sinh viên phụ thuộc hoàn toàn vào những gì mà thầy, cô giáo cung cấp trên lớp nữa mà còn tích cực tham khảo, tìm hiểu các nguồn tin khác từ sách báo, tạp chí, thông tin trên internet và một nơi sinh viên hay lui tới để tiếp nhận những kiến thức đó là thư viện. Thư viện chính là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường Đại học. Hiện nay thư viện không phải là nơi chứa sách mà là nơi thu thập, xử lý, lưu giữ và phổ biến nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đây là nơi hỗ trợ cho sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu với những thông tin hữu ích trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Tại các trung tâm TTKH&TLGK ở một số cơ sở đào tạo của lực lượng vũ trang, các cán bộ thư viện chính là những người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ bạn đọc tiếp cận, sử dụng và khai thác nguồn tài liệu một cách hiệu quả. Nhờ có sự hỗ trợ của các cán bộ thư viện mà các sinh viên và giảng viên sẽ có cơ hội được cung cấp những học liệu mang tính chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu học tập và giảng dạy. Đồng thời quá trình tìm kiếm tài liệu cũng sẽ diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Các cán bộ thư viện làm việc trong các trung tâm TTKH&TLGK tại một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA là những người góp phần trong việc đào tạo ra những người có khả năng suy nghĩ độc lập, tự tin; tạo thói quen sử dụng nguồn tài nguyên thông tin trong thư viện để có thể tiếp thu và trau dồi kiến thức, khả năng nghiên cứu; biết cách xác định và sử dụng các nguồn tin một cách hiệu quả; góp phần kéo dài sự học cho các sinh viên, học viên và cán bộ tại đơn vị.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN – THƢ VIỆN CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN

TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI 2.1. Cơ cấu của nguồn nhân lực

2.1.1. Cơ cấu độ tuổi của nguồn nhân lực

Trung tâm TTKH&TLGK tại một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA là những trung tâm TT-TV đại học của lực lượng vũ trang lớn nhất trong cả nước, đội ngũ cán bộ tại các Trung tâm này luôn sẵn sàng để đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của bạn đọc, cùng những đòi hỏi trong suốt quá trình hoạt động.

Việc xác định cơ cấu tuổi rất quan trọng, mỗi độ tuổi mang những đặc điểm và tính chất khác nhau. Vì vậy, việc xác định cơ cấu sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được thực trạng nguồn nhân lực tại cơ quan mình, giúp cơ quan phát triển ngày càng vững mạnh hơn.

Qua khảo sát tại Trung tâm TTKH&TLGK của một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA ta thấy được tỷ lệ cơ cấu tuổi của nguồn nhân lực như sau:

2.1.1.1. Học viện An ninh Nhân dân

Tổng số cán bộ tại Trung tâm hiện nay là 41 người. Trong đó có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 42 cán bộ được phân vào 3 tổ chức năng.

- Cán bộ thư viện ở độ tuổi 18 – 30 tuổi có 22 người (chiếm 53%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi 31 – 45 có 13 người (chiếm 32%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi trên 45 có 6 người (chiếm 15%)

Nhìn vào tỷ lệ độ tuổi của nguồn nhân lực TT-TV tại HVANND ta thấy đa số cán bộ còn khá trẻ (51%). Những người ở độ tuổi này vừa tốt nghiệp đại học vừa có sức khỏe vừa dễ dàng nắm bắt các ứng dụng công nghệ mới. Đứng tỷ lệ cao thứ hai là những người có độ tuổi từ 31-45 (chiếm 32%). Đây là nhóm cán bộ đã có kinh nghiệm công tác. Còn cán bộ có độ tuổi trên 45

còn khá trẻ, sung sức trong lao động, có điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới và nghiệp vụ mới của ngành nghề.

53% 32% 15% 18 - 31 tuổi 31- 45 tuổi trên 45 tuổi

Biểu đồ 2.1.1.1: Cơ cấu tuổi của cán bộ Trung tâm TTKH&TLGK HVANND 2.1.1.2. Học viện Cảnh sát Nhân dân

Tổng số cán bộ tại Trung tâm TTKH&TLGK thuộc HVCSND hiện nay là 40 người. Trong đó có 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc và 36 cán bộ được phân vào 3 tổ chức năng.

- Cán bộ thư viện ở độ tuổi 18 – 30 tuổi có 17 người (chiếm 42%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi 31 – 45 có 10 người (chiếm 25%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi trên 45 có 13 người (chiếm 33%)

Khi nhìn vào tỷ lệ độ tuổi của nguồn nhân lực TT-TV tại HVCSND ta thấy phần lớn cán bộ còn khá trẻ (chiếm 42%), nhưng khác với HVANND thì nhóm cán bộ có độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ cao thứ hai (chiếm 33%), còn cán bộ có độ tuổi từ 31-45 chiếm 25% là nhóm người ít nhất của Trung tâm. Nhìn chung độ tuổi của nguồn nhân lực TT-TV tại HVCSND còn khá trẻ, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó còn có nhóm cán bộ có kinh nghiệm cao là lợi thế

của trung tâm, chứng tỏ được sức mạnh công tác quản lý điều hành cũng như hoạt động của cơ quan.

42% 25% 33% 18 - 31 tuổi 31 - 45 tuổi trên 45 tuổi

Biểu đồ 2.1.1.2: Cơ cấu tuổi của cán bộ Trung tâm TTKH&TLGK HVCSND 2.1.1.3. Đại học Phòng cháy chữa cháy

Tổng số cán bộ tại Trung tâm TTKH&TLGK thuộc ĐHPCCC hiện nay là 17 người. Trong đó có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 17 cán bộ được phân vào 2 tổ chức năng.

- Cán bộ thư viện ở độ tuổi 18 – 30 tuổi có 12 người (chiếm 70%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi 31 – 45 có 2 người (chiếm 12%) - Cán bộ thư viện ở độ tuổi trên 45 có 3 người (chiếm 18%)

Cùng cơ cấu độ tuổi với HVCSND, tại ĐHPCCC nhóm cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao (70%), đứng thứ hai trong tỷ lệ là những người có độ tuổi trên 45 (chiếm 18%), còn cán bộ có độ tuổi từ 31-45 chiếm số ít (12%). Nhìn chung độ tuổi của nguồn nhân lực TT-TV tại HVANND còn khá trẻ, sung sức trong lao động, có điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới và nghiệp vụ mới của ngành nghề.

70% 12% 18% 18 - 31 tuổi 31 - 45 tuổi trên 45 tuổi

Biểu đồ 2.1.1.3: Cơ cấu tuổi của cán bộ Trung tâm TTKH&TLGK ĐHPCCC

Biểu đồ 2.1.1.4: Cơ cấu tuổi của cán bộ tại Trung tâm TTKH&TLGK ở một số cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ CA

Kết quả khảo sát tại Trung tâm TTKH&TLGK ở một số nhà trường thuộc Bộ CA cho thấy, tuy có sự chênh lệch tỷ lệ giữa các trường nhưng có thể thấy tỷ lệ nguồn nhân lực ở độ tuổi 18 – 31 chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là ở trường

ĐHPCCC, đứng thứ hai là HVANND. Đây là những người trẻ, có sức khỏe, dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt những ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn hoạt động thư viện tại cơ quan mình.

Lao động ở độ tuổi 31 – 45 chiếm tỷ lệ không phải cao nhưng họ là những người có kinh nghiệm, có trình độ cao, những người đang giữ vị trí đặc biệt ở cơ quan như: lãnh đạo, quản lý. Tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi này càng cao chứng tỏ được sức mạnh công tác quản lý điều hành cũng như hoạt động của cơ quan càng lớn.

Tỷ lệ cán bộ tại một số Trung tâm TTKH&TLGK này có độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ cũng khá cao, đây là lực lượng cán bộ không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của Trung tâm. Vì họ có nhiều kinh nghiệm trong công tác, đóng vai trò là những người thầy đối với những cán bộ trẻ.

Cơ cấu về độ tuổi lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc và sự phát triển của Trung tâm. Những cán bộ trẻ tuổi được đào tạo chính quy, có sức khỏe và sự nhanh nhạy với việc tiếp cận, học tập, ứng dụng thành tựu CNTT vào thực tiễn hoạt động, nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại sẽ là thế mạnh làm đòn bẩy cho sự phát triển mọi mặt hoạt động của các Trung tâm này. Hiện nay, đội ngũ nguồn nhân lực tại Trung tâm TTKH&TLGK của một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA đang dần được trẻ hóa. Đây cũng là thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực tại các Trung tâm. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của những người thầy đi trước có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác quản lý, đã đặt nền móng/ cơ sở cho sự phát triển mọi hoạt động của Trung tâm.

2.1.2. Tỷ lệ giới tính của nguồn nhân lực

Việc xác định và đánh giá cơ cấu tỷ lệ giới tính nguồn nhân lực tại cơ quan là rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo vì mỗi giới tính lại mang những đặc điểm khác nhau, những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tại Trung tâm thư viện.

2.1.2.1. Học viện An ninh Nhân dân

Trong tổng số 41 cán bộ tại Trung tâm TTKH&TLGK HVANND thì số cán bộ nam là 15 người chiếm 37%, số cán bộ nữ là 26 người chiếm 63%. Như vậy, đa số nguồn nhân lực của Trung tâm là nữ, chiếm trên 2/3 số cán bộ của Trung tâm.

37%

63%

Nam Nữ

Biểu đồ 2.1.2.1: Cơ cấu giới tính của cán bộ Trung tâm TTKH&TLGK HVANND

2.1.2.2. Học viện Cảnh sát Nhân dân

Tổng số cán bộ tại Trung tâm TTKH&TLGK HVCSND là 40 người. Trong đó, số cán bộ nam là 15 người chiếm 37.5%, số cán bộ nữ là 25 người chiếm 62.5%. Cũng như Trung tâm TTKH&TLGK của HVANND, số cán bộ nữ của Trung tâm TTKH&TLGK của HVCSND chiếm tỷ lệ cao nhất.

3 8 %

6 2 %

N a m N ?

Biểu đồ 2.1.2.2: Cơ cấu giới tính của cán bộ Trung tâm TTKH&TLGK HVCSND 2.1.2.3. Đại học Phòng cháy chữa cháy

Tại Trung tâm TTKH&TLGK ĐHPCCC có tổng số cán bộ là 17 người, trong đó số cán bộ nam là 4 người chiếm 24%, số cán bộ nữ là 13 người chiếm 76%. Cũng như Trung tâm TTKH&TLGK của HVANND và HVCSND, số cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực thông tin thư viện của một số cơ sở đào tạo đại học thuộc bộ công an trên khu vực hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)