Tăng cường hơn nữa sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực thông tin thư viện của một số cơ sở đào tạo đại học thuộc bộ công an trên khu vực hà nội (Trang 91 - 95)

10. Dự kiến kết quả nghiên cứu:

3.1. Nhóm kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo

3.1.1. Tăng cường hơn nữa sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan quản lý

Nhà nước

Đã từng bước được quan tâm và được khẳng định ở Việt Nam, song so với các ngành nghề khác thì ngành TT-TV thực sự chưa tìm thấy chỗ đứng đúng với vai trò của mình trong xã hội. Ngành TT-TV vẫn chỉ được coi là một nghề ít được lựa chọn đối với các học sinh cũng như gia đình của họ khi lựa chọn ngành, chọn trường cho tương lai. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những lý do cơ bản là Đảng và Nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mực đối với ngành nghề này.

Nếu thường xuyên theo dõi trên tivi, báo chí thì chúng ta có thể thấy rằng: hàng năm Nhà nước đã chi những khoản ngân sách khổng lồ cho các hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng ngân sách cho ngành TT-TV chỉ là một con số ít ỏi so với các ngành khác. Phải chăng bây giờ đã đến lúc Nhà nước và xã hội cần phải xem xét lại vai trò và những cống hiến của ngành TT-TV để từ đó có một cái nhìn đúng đắn hơn về một dịch vụ tri thức, để có sự quan tâm đúng mực, những chính sách đầu tư thích đáng đến ngành TT-TV và đời sống của các cán bộ thư viện? Chúng ta nói nhiều đến vai trò của thông tin/tri thức trong xã hội hiện đại, nói nhiều đến vấn đề khoa học & công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhưng những viên gạch cơ bản có ý nghĩa nền móng cho sự phát triển những lĩnh vực trên lại chính là ngành TT-TV - ngành nghề có thể cung cấp nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ, có chất lượng một cách nhanh chóng, kịp thời cho người dùng tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội thì lại chưa thực sự được quan tâm.

thư viện và phí các loại dịch vụ khác với giá cả hợp lý. Điều này dễ gây tâm lý ỷ lại cho các cán bộ TT-TV, đồng thời làm cho hoạt động TT-TV khó có thể phát triển toàn diện vì họ không có sự cạnh tranh. Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, Lãnh đạo quản lý Nhà nước ngành TT-TV nên kiến nghị với Đảng, Nhà nước khuyến khích, động viên các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu. Cho phép các cơ quan TT-TV này có cơ chế “mua” và “bán” thông tin để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ CA thì các sinh viên được Nhà nước bao cấp nên để tạo cơ chế “mua” và “bán” thông tin tại Trung tâm TTKH&TLGK cần thực hiện căn cứ theo quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước. Kinh phí từ nguồn thu này, lại được tái đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vốn tài liệu và một phần cải thiện đời sống lực lượng cán bộ làm việc tại các trung tâm thông tin-thư viện; Nên có các văn bản hướng dẫn để thúc đẩy việc thương mại hóa các sản phẩm & dịch vụ thông tin. Điều này sẽ buộc các cơ quan TT-TV phải năng động, sáng tạo để hoàn thiện sản phẩm & dịch vụ của mình đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người dùng tin. Giúp cán bộ TT-TV chuyên tâm hơn với hoạt động nghiệp vụ của mình, không còn hiện tượng một lúc kiêm nhiều việc để đảm bảo cuộc sống gia đình.

Một vấn đề nữa cũng cần kiến nghị với Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của các trung tâm TTKH&TLGK của các cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ Công an ở Hà Nội là không nên luân chuyển các cán bộ chiến sĩ không làm việc được ở các bộ phận khác trong các cơ sở này lại đưa về làm việc tại các trung tâm TT-TV là không nên. Hiện tượng này vô hình dung trong nhận thức của lãnh đạo đã rất coi thường yêu cầu về nguồn nhân lực TT-TV của chính trường mình - môi trường đào tạo những người có trình độ cao trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập rất cần phải có nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật và chất lượng thì mới đảm bảo được chất lượng đào tạo. Mặt khác, khi các chiến sĩ cán bộ này về làm việc tại các trung tâm TT-TV, họ không có nghiệp vụ lại phải cử đi học lại từ đầu là rất tốn kém, lãng phí thời gian và tiền của. Hãy phát huy và bồi dưỡng thêm những nghiệp vụ gì họ đã có để họ cũng có điều kiện hoàn thiện mình hơn.

3.1.2. Đổi mới vấn đề tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng nhất trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Tuyển dụng nhân sự có chất lượng là cơ sở để hoàn thiện nhiệm vụ của thư viện chất lượng cao. Khâu tuyển dụng nhân sự thiếu chất lượng sẽ để lại nhiều hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của cơ quan/ tổ chức, thậm chí gây tốn kém cho cơ quan/ tổ chức trong quá trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ.

Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực TT-TV, việc đầu tiên các Trung tâm TTKH&TLGK cần phải có những chính sách tuyển dụng đầu vào khắt khe. Ban tuyển dụng không chỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn của các cán bộ mà còn cần chú trọng đến các kỹ năng và trình độ tiếng Anh, trình độ tin học cũng phải được quy định rõ ràng. Coi ngoại ngữ và tin học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ của nguồn nhân lực được tuyển dụng.

Theo ý kiến của cá nhân, có thể thấy các cơ quan cần xây dựng tiêu chuẩn của một cán bộ TT-TV và căn cứ vào định chuẩn này để tuyển dụng cán bộ thì mới đáp ứng được các mô hình tiên tiến về TT-TV.

3.2. Kiến nghị đối với cán bộ lãnh đạo của các trung tâm thông tin - thƣ viện

Các cấp lãnh đạo nên động viên, khen thưởng một cách thường xuyên, định kỳ đối với nguồn nhân lực TT-TV của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an. Có chính sách, chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, nghiêm minh, công bằng, tránh hiện tượng chạy đua thành tích, bao che khuyết điểm cho nhau. Bởi lẽ, một trong những yếu tố rất quan trọng để khuyến khích, liên tục tạo động lực mới cho nguồn nhân lực cống hiến và phát huy hết mọi khả năng của mình là sự động viên, ghi nhận từ các cấp lãnh đạo về công sức đóng góp vào sự nghiệp TT-TV chung của họ. Vì động lực là gốc dễ, là căn nguyên để dẫn dắt con người hoạt động. Theo nghiên cứu của các nàh chuyên môn về phát triển nguồn nhân lực thì những người làm việc

Việc động viên, khuyến khích tạo động lực làm việc cho nguồn nhân lực TT- TV của các cơ sở đào tạo đại học thuộc Bộ Công an trên địa bàn Hà Nội có nhiều phương pháp, nhiều yếu tố tác động khác nhau. Những yếu tố vật chất như: Lương, thưởng tiền/tặng phẩm, danh hiệu và các phúc lợi xã hội; Những yếu tố phi vật chất như: Có quan điểm đánh giá nhân viên hợp lý; tính ổn định, môi trường làm việc thú vị và đa dạng; khả năng được nâng cao kiến thức, sự an toàn của công việc, mức độ áp lực thấp, có điều kiện cải thiện và phát triển năng lực cá nhân, thân thiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp tốt...

Mỗi người khác nhau, mỗi môi trường làm việc khác nhau thì nhu cầu về các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc cũng khác nhau. Có người yếu tố thu nhập là quan trọng nhất, nhưng cũng có người yếu tố khen thưởng động viên lại là quan trọng nhất... Do vậy, để có cơ sở động viên, khuyến khích không chỉ thường xuyên, kịp thời mà còn phù hợp với nhu cầu của nguồn nhân lực thì các cấp lành đạo cần có điều tra, nghiên cứu kỹ nguồn nhân lực mà mình đang quản lý để nắm bắt được tâm tư và nguyện vọng của họ một cách chính xác. Có như vậy, sự động viên, khuyến khích mới mang lại hiệu quả cao nhất cho người lãnh đạo, quản lý.

Kết quả nghiên cứu của một công trình khoa học ở Ba lan cho thấy một số nhu cầu về yếu tố khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên thủ thư yên tâm làm việc lâu dài và ổn định của hệ thống thư viện đại học so với hệ thống thư viện công cộng khác nhau (Jolanta Laskowska, 2011):

- Những yếu tố để có sự chuyên tâm trong công việc thư viện

STT Yếu tố tạo động lực Thư viện đại học % Thư viện công cộng %

1 Tiền lương 49 32

2 Khen thưởng, đánh giá,

chứng nhận 24 72

3 Cơ hội thăng tiến 31 11 4 Những cấm kị và những

- Những yếu tố để giữ thủ thư trong thư viện

STTYếu tố tạo động lực Thư viện đại học % Thư viện công cộng %

1 Cảm thấy một công việc ổn

định 75 88

2 Phúc lợi xã hội 40 9 3 Những khoản vay ưu đãi từ

tổ chức 26 21

4 Khen thưởng, đánh giá,

chứng nhận 13 31

5 Tiền lương 10 14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực thông tin thư viện của một số cơ sở đào tạo đại học thuộc bộ công an trên khu vực hà nội (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)