Phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thể thao thành các loại từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Kết quả phân loại

2.1.1.1. Phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thể thao thành các loại từ

a) Phân loại từ thành từ đơn và từ ghép

Từ TA có thể được phân chia thành hai loại chính là từ đơn và từ ghép. Từ đơn là từ chỉ có một hình vị chính tố. Ví dụ: ball (bóng), player (người chơi), kick (đá)...Từ

ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập. Ví dụ:

football (bóng đá) + player (người chơi) => football player (cầu thủ bóng đá), swimming (bơi) + pool (bể) = swimming pool (bể bơi), volley (chuyền) + ball (bóng)=> volleyball (bóng chuyền)...

Sau khi xem xét hệ thống thuật ngữ thể thao tiếng Anh là từ, chúng tôi dựa vào lý thuyết đã được nêu trong phần cơ sở lý luận để nhận biết và phân chia thanh hai loại từ đơn và từ ghép.

Xét bảng 2.1. Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA ta có số liệu cụ thể như sau: - Từ đơn: 191 từ (66%)

- Từ ghép: 99 từ (34%)

Các tỉ lệ này được biểu đồ hóa như sau:

Biểu đồ 2.2: Phân loại từ TA thành từ đơn và từ ghép

Trong nhóm thuật ngữ đơn vị “từ”, từ đơn chiếm phần lớn với 66% (191 từ), còn từ ghép là 34% (99 từ). Với tư cách là đối tượng có thể hoạt động độc lập, tỷ lệ từ đơn nhiều hơn so với từ ghép thể hiện khả năng hoạt động độc lập của ngành TA chuyên biệt này.

Xét về đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo, có thể chia từ đơn thành các trường hợp sau:

- Từ đơn ngun gốc (có hình vị trùng với căn tố) - Từ đơn phái sinh

- Từ đơn biến hình

Kết quả phân loại được thống kê theo bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.2. Phân loại từ đơn theo cấu tạo.

Từ đơn tiếng Anh

Phân loại

Số lượng %

Từ đơn nguyên gốc 121 63%

Từ đơn phái sinh 52 27%

Từ đơn biến hình 18 10%

Từ bảng trên, ta sơ đồ hóa tập hợp từ này thành bảng sau:

Biểu đồ 2.3. Cấu tạo từ đơn tiếng Anh

Từ kết quả phân loại trên đây, ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Số lượng từ đơn nguyên gốc chiếm phần nhiều (121 từ - tương ứng 63%), nhiều hơn hẳn từ đơn phái sinh và từ đơn biến hình, điều này cho thấy tập hợp từ đơn chuyên ngành thể thao tiếng Anh có tính đa dạng và độc lập cao, tự thân có thể thể hiện đầy đủ ý nghĩa cần thiết của diễn đạt ở cấp độ từ. Các từ đơn này thường được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị.

Tuy số lượng từ đơn phái sinh (52 từ - chiếm 27%), và từ đơn biến hình (18 từ - 10%) có số lượng ít hơn so với từ đơn nguyên gốc, nhưng do đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo (gồm một căn tố kết hợp với ít nhất một hình vị phụ thuộc để tạo ra từ mới hay chuyển loại từ) mà nó cũng đóng vai trị quan trọng để bổ sung đầy đủ và mở rộng vốn từ cho lớp từ đơn chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh.

Những điều này có thể chứng tỏ tính đa dạng và tính độc lập của từ đơn TA chuyên ngành thể thao nói riêng, và lớp từ TA chuyên nganh thể thao nói chung. 2.1.1.2. Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành các loại cụm từ

Nhìn từ góc độ cấu trúc, cụm từ trong TA được chia làm 5 dạng chính: cụm từ danh từ, cụm từ động từ, cụm từ tính từ, cụm từ giới từ và cụm từ trạng từ. Trong số những thuật ngữ được tiến hành chọn lọc nghiên cứu, các cụm từ được chia làm 4 trường hợp:

- Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ

thuộc tạo thành, các thành phần phụ đó có thể là từ hạn định sở hữu; tính từ; cụm giới từ; mệnh đề…Ví dụ: the second runner-up (Á quân thứ hai), AC card (Accrectitation Card – thẻ thành viên) v.v.

- Cụm động từ là một tổ hợp từ bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu có

“to”, phần phụ đi kèm phía sau động từ nguyên mẫu đó thường là một danh từ, hoặc một từ, tuy nhiên, thành phần phụ này có thể có hoặc khơng. Ví dụ: perform choreographed routines (biên đạo một chuỗi động tác – trong múa hoặc thể dục nghệ thuật), kick with the step (đá má trong) v.v.

- Cụm tính từ là một tổ hợp từ bao gồm một tính từ chính được bổ nghĩa bởi

các thành phần đứng trước nó (pre-modifier) hoặc/ và các thành phần đúng sau (post-modifier). Ví dụ: close-to-the-basket (cận rổ), one-pass (một chuyền) v.v.v

- Cụm giới từ là một tổ hợp từ bao gồm một giới từ, tân ngữ của giới từ và

một số thành phần bổ ngữ khác. Ví dụ: about-body-kick (đá xoay mình) v.v.

Chuyển số liệu phân loại cụm từ chuyên ngành thể thao trong TA từ bảng tổng hợp trên thành biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Phân loại cụm từ TA theo từ loại

Sau khi tiến hành khảo sát tỷ lệ bốn nhóm cụm từ kể trên trong số những ngữ thuộc lĩnh vực thể thao được chọn (theo Bảng 2.1- Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA) kết quả cho thấy tỉ lệ cụm danh từ chiếm đa số, chiếm 77% tổng số cụm từ

đã thống kê; tiếp đó là cụm động từ với 20% tổng số cụm từ đã thống kê. Tỷ lệ này cho thấy cụm danh từ và cụm động từ được sử dụng thường xun và đóng vai trị quan trọng trong diễn đạt hơn so với hai loại cụm từ còn lại.

Cụm danh từ dùng để chỉ người, vật, địa điểm… Trong tất cả các lĩnh vực nói chung và thể thao nói riêng, sự giao tiếp ln cần có đối tượng, chính danh từ hoặc cụm danh từ sẽ đảm nhiệm chức năng gọi tên đối tượng mình muốn nói đến, do đó số lượng cụm danh từ chiếm nhiều nhất trong số các nhóm cụm từ được khảo sát. Ngoài ra, đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của thể thao là sự vận động tích cực của con người, nói cách khác nói đến thể thao là nói đến hoạt động, nên lĩnh vực thể thao thường xuyên cần dùng đến động từ và cụm động từ. Chính vì vậy cụm động từ cũng có tỷ lệ 20%, cao hơn hẳn so với nhóm cụm tính từ và cụm giới từ.

Cụm tính từ và cụm giới từ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2% và 1%). Cụm tính từ chỉ tính chất, phạm vi, mức độ; bổ nghĩa cho chủ ngữ, tân ngữ. Còn cụm giới từ được xem như một thành phần của câu, nó khơng thể tự đứng một mình (trừ khi làm đầu đề và trong các tình huống đối thoại mà các thành phần khác của câu đã được hiểu ngầm). Cụm giới từ đóng vai trị như tính từ bổ nghĩa cho danh từ, như phó từ bổ nghĩa cho động từ hoặc đóng vai trị như danh từ. Hai nhóm này được xem như yếu

tố phụ bổ sung để làm rõ nghĩa cho các thành tố trung tâm của câu, dẫn đến chiếm tỷ lệ thấp trong nhóm cụm từ mà tơi nghiên cứu.

Từ thực tế cụm trạng từ khơng xuất hiện trong nhóm ngữ được khảo sát, tơi cho rằng nhóm cụm từ này khơng được xếp vào nhóm thuật ngữ thể thao, do tính phổ biến của nó, cũng giống như trạng từ đơn, ngữ trạng từ cho chúng ta biết hành động xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, tại sao… Nó khơng mang những đặc điểm cần thiết mà thuật ngữ thể thao cần phải có.

2.1.2. Phân loại theo chuyển loại từ sang tiếng Việt

2.1.2.1. Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ.

Trước tiên, để có thể phân loại được các từ TV được dịch nghĩa từ tập hợp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, đề tài cần làm rõ cách hiểu về từ, cụm từ và câu trong tiếng Việt.

- Từ trong tiếng Việt là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.

Ví dụ như: bơi (swimming), nhảy cao (high jump), thể dục (gymnastics) v.v.

Trong phần nghiên cứu này, tác giả chủ yếu tập trung vào từ đơn, từ ghép và cụm từ tiếng Việt.

+ Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một tiếng. Ví dụ như: bóng (ball), đá (kick), chạy

(run), chơi (play) v.v.

+ Từ ghép là từ được tạo bởi hai tiếng trở lên có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ như: bóng đá (football), điền kinh (athletic), xà đơn (parallel bar) v.v. - Cụm từ tiếng Việt là các tổ hợp bao gồm hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên. Ví dụ như “bẻ gãy đợt tấn cơng” (break up an attack) v.v.

Các thuật ngữ TA khi chuyển sang TV có trường hợp giữ nguyên định dạng từ, cụm từ hoặc câu như đã phân loại trong TA, nhưng cũng nhiều trường hợp thay đổi. Một từ đơn TA khi dịch sang TV có thể trở thành cụm từ trong TV. Ví dụ: feint

– động tác giả v.v. Do vậy, bảng thống kê thu được sau khi phân loại thuật ngữ

chuyển nghĩa TV cho thấy có sự thay đổi so với phân loại TA. Chúng tôi sẽ đặt hai kết quả phân loại trong thế đối sánh để dễ dàng nhận định:

Bảng 2.3: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Phân loại Thuật ngữ TA Thuật ngữ TV

SL % SL %

1. Từ 290 66% 210 48%

2. Cụm từ 149 34% 223 51%

3. Câu 6 1%

Biểu đồ 2.5: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Các thuật ngữ khi tiến hành khảo sát được tác giả tra cứu nghĩa TV trong nhiều cuốn từ điển Anh-Việt, tìm hiểu trên các tạp chí, sách, giáo trình về thể thao, sau đó tham khảo ý kiến của các giảng viên dạy TA chuyên ngành tại trường ĐHSP TDTTHN để khẳng định nghĩa chính xác. Trong những thuật ngữ được dịch sang TV, có 48% là từ, 51 % là cụm từ và 1% là câu. Thứ tự sắp xếp theo tỷ lệ đã có sự thay đổi so với thuật ngữ TA, nghĩa là số lượng từ khơng cịn nhiều nhất, thay vào đó là cụm từ và số câu là ít nhất. Tuy có sự thay đổi như vậy, nhưng tỉ lệ chênh lệch giữa số lượng từ và cụm từ cũng không đáng kể, chỉ là 13 thuật ngữ (3%).

Tuy khơng có sự thay đổi đột phá về thứ tự sắp xếp định lượng, nhưng vẫn có một số từ thay đổi hình thức từ, cụm từ và câu sau khi dịch nghĩa. Sự thay đổi đáng chú ý là việc số lượng ngữ tăng lên và số lượng từ giảm đi trong TV. Thuật ngữ TA có 290 từ, tương ứng với 66% nhưng khi dịch sang TV thì chỉ còn 210 từ, tương ứng với 48%. Như vậy một số từ TA khi dịch đã chuyển thành cụm từ và câu TV. Số lượng cụm từ cũng tăng so với thuật ngữ ban đầu. Có sự thay đổi này là do

nhiều thuật ngữ TA khi dịch sang TV khơng tìm được thuật ngữ tương đương về hình thức mà chứa đựng đầy đủ ý nghĩa cần truyền tải, do đó thuật ngữ đích cần diễn đạt nhiều hơn để lột tả được hết được ý bao hàm của thuật ngữ thuộc nguồn.

Chẳng hạn, từ “ace” trong chuyên ngành thể thao được dịch sang TV là “một quả giao bóng hợp lệ mà người đỡ bóng khơng thể chạm tới được (giao bóng ăn điểm trực tiếp)” hoặc từ “let” đã chuyển thành câu “Điểm này phải được thực hiện lại. Thường xảy ra khi một quả giao bóng trúng vào lưới nhưng vẫn rơi xuống ơ giao bóng hợp lệ.”… Trong trường hợp này, thuật ngữ thuộc SL đã chuyển từ đơn vị “từ” sang đơn vị “câu”. Điều này cho thấy, sự phân chia này chỉ là tương đối. Ở đây, chúng tôi thống kê dựa vào cách lý giải của cuốn Giáo trình.

2.1.2.2. Phân loại từ tiếng Việt

Phân loại 210 từ thành đơn vị loại từ nhỏ hơn là từ đơn và từ ghép, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn so với tỷ lệ thuật ngữ TA. Bảng và biểu đồ thống kê tỷ lệ phân loại từ TV sẽ tiếp tục được đặt trong sự đối sánh với từ TA để chúng ta có thể thuận lợi cho việc nhận biết sự thay đổi đó:

Bảng 2.4: Phân loại từ TV Phân loại Từ TA Từ TV SL % SL % 1. Từ đơn 191 66% 27 13% 2. Từ ghép 99 34% 183 87% Tổng 290 từ 210 từ

Hai biểu đồ về phân loại từ TA (xem biểu đồ 2.2) và TV (biểu đồ 2.5) thành từ đơn, từ ghép đã cho thấy sự khác biệt quá rõ nét về tỷ lệ từ đơn, từ ghép của nhóm thuật ngữ. Hai màu sắc của biểu đồ thể hiện hai loại từ không hề cân xứng về tỷ lệ, nói cách khác, từ đơn nhóm thuật ngữ TA và TV đều có sự chênh lệch lớn về định lượng với từ ghép, và ngược lại. Ở thuật ngữ TA, sự chênh lệch là 32% và thuật ngữ TV chênh lệch 74%. Khoảng cách chênh lệch giữa từ đơn và từ ghép tăng 2,5 lần khi dịch thuật ngữ từ TA sang TV.

Tuy điểm chung giữa hai nhóm thuật ngữ trên là sự chênh lệch khá lớn về loại từ, nhưng cán cân của loại từ trong hai nhóm khác nhau thì khơng giống nhau. Có sự đảo ngược cán cân từ đơn - từ ghép sau khi chuyển dịch. Nếu như ở thuật ngữ TA, từ đơn chiếm tỉ lệ lớn (66%), nhiều gấp 1,9 lần so tỷ lệ từ ghép (34%) thì đến thuật ngữ TV, tỷ lệ từ đơn sụt giảm rõ rệt, từ 66% xuống cịn 13%. Trong khi đó, tỷ lệ từ ghép lại tăng vọt từ 34% trong TA lên 87% trong TV. Sự chênh lệch theo hướng ngược lại của từ ghép và từ đơn trong thuật ngữ TV đã rất cao. Điều này có nghĩa là từ trong TV khi dịch đã dài hơn trong TA. Một số từ đơn trong TA khơng tìm được từ đơn mang sắc thái ý nghĩa tương đương, nên sử dụng từ ghép để chuyển nghĩa. Trong trường hợp này, thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao đã ngắn gọn, xúc tích hơn ngơn ngữ dịch trong TV.

2.1.3. Tương quan tỷ lệ khi dịch nghĩa thuật ngữ sang tiếng Việt

2.1.3.1. Tương quan tỷ lệ từ đơn, từ ghép và cụm từ khi chuyển nghĩa

Đối với phần dịch nghĩa sang TV, tôi cũng tiến hành so sánh tương quan tỷ lệ từ đơn, từ ghép, và cụm từ TA khi chuyển thành từ, cụm từ, câu TV. Số liệu thu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ từ và cụm từ khi chuyển nghĩa

Thuật ngữ thành Từ TV thành Cụm từ TV thành Câu TV

SL % SL % SL %

Từ TA 168 58% 119 41% 3 1%

Bảng số liệu trên cho thấy đa số các thuật ngữ vẫn giữ nguyên hình thức từ ngữ hoặc câu tương ứng với thuật ngữ TA khi chuyển sang TV. Khi đối sánh dữ liệu trong bảng theo chiều ngang tỷ lệ này luôn ở mức tương đối cao. Cụ thể là từ TA chuyển sang từ TV là 58%, ngữ TA chuyển sang ngữ TV là 70%. Điều này nghĩa là khi dịch nghĩa sang TV, người dịch đã tìm được khá nhiều thuật ngữ tương đương về hình thức như thuật ngữ TA, do đó tạo thuận lợi cho việc dịch văn bản. Các phần tiếp sau chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng nhóm thuật ngữ.

2.1.3.2. Tương quan từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ, câu Trước tiên là nhóm từ TA, thơng số trong bảng trên thể hiện trên biểu đồ sau: Trước tiên là nhóm từ TA, thơng số trong bảng trên thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Tương quan từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Theo biểu đồ trên, nhóm từ TA chuyển thành từ TV nhiều nhất (168 từ, tương ứng với 58%); trong khi đó số lượng các cụm từ là 41%. Dù phần lớn các từ khi chuyển nghĩa đều ngắn gọn như hình thức từ trong TA, vẫn có 42% chuyển thành những đơn vị thuật ngữ dài hơn là cụm từ và câu. Điều đó chứng tỏ một số thuật ngữ khi dịch sang TV cần giải thích cụ thể, chi tiết hơn. Tuy vậy, tỷ lệ 1% là câu cho thấy tuy các thuật ngữ cịn cần sự giải thích, nhưng xu hướng giải thích một cách ngắn gọn, súc tích vẫn là cần thiết. Như vậy, ngơn ngữ đích đã cố gắng bám sát và sao cho sát nhất với hình thức của ngơn ngữ nguồn.

Riêng đối với nghĩa chuyển TV của nhóm từ TA, tơi xét mối tương quan trong sự phân loại cụ thể hơn là tỷ lệ từ đơn, từ ghép TA chuyển thành từ, ngữ và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)