Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Kết quả phân loại

2.1.2.1. Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ

Trước tiên, để có thể phân loại được các từ TV được dịch nghĩa từ tập hợp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, đề tài cần làm rõ cách hiểu về từ, cụm từ và câu trong tiếng Việt.

- Từ trong tiếng Việt là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.

Ví dụ như: bơi (swimming), nhảy cao (high jump), thể dục (gymnastics) v.v.

Trong phần nghiên cứu này, tác giả chủ yếu tập trung vào từ đơn, từ ghép và cụm từ tiếng Việt.

+ Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một tiếng. Ví dụ như: bóng (ball), đá (kick), chạy

(run), chơi (play) v.v.

+ Từ ghép là từ được tạo bởi hai tiếng trở lên có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ như: bóng đá (football), điền kinh (athletic), xà đơn (parallel bar) v.v. - Cụm từ tiếng Việt là các tổ hợp bao gồm hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên. Ví dụ như “bẻ gãy đợt tấn cơng” (break up an attack) v.v.

Các thuật ngữ TA khi chuyển sang TV có trường hợp giữ nguyên định dạng từ, cụm từ hoặc câu như đã phân loại trong TA, nhưng cũng nhiều trường hợp thay đổi. Một từ đơn TA khi dịch sang TV có thể trở thành cụm từ trong TV. Ví dụ: feint

– động tác giả v.v. Do vậy, bảng thống kê thu được sau khi phân loại thuật ngữ

chuyển nghĩa TV cho thấy có sự thay đổi so với phân loại TA. Chúng tôi sẽ đặt hai kết quả phân loại trong thế đối sánh để dễ dàng nhận định:

Bảng 2.3: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Phân loại Thuật ngữ TA Thuật ngữ TV

SL % SL %

1. Từ 290 66% 210 48%

2. Cụm từ 149 34% 223 51%

3. Câu 6 1%

Biểu đồ 2.5: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Các thuật ngữ khi tiến hành khảo sát được tác giả tra cứu nghĩa TV trong nhiều cuốn từ điển Anh-Việt, tìm hiểu trên các tạp chí, sách, giáo trình về thể thao, sau đó tham khảo ý kiến của các giảng viên dạy TA chuyên ngành tại trường ĐHSP TDTTHN để khẳng định nghĩa chính xác. Trong những thuật ngữ được dịch sang TV, có 48% là từ, 51 % là cụm từ và 1% là câu. Thứ tự sắp xếp theo tỷ lệ đã có sự thay đổi so với thuật ngữ TA, nghĩa là số lượng từ khơng cịn nhiều nhất, thay vào đó là cụm từ và số câu là ít nhất. Tuy có sự thay đổi như vậy, nhưng tỉ lệ chênh lệch giữa số lượng từ và cụm từ cũng không đáng kể, chỉ là 13 thuật ngữ (3%).

Tuy khơng có sự thay đổi đột phá về thứ tự sắp xếp định lượng, nhưng vẫn có một số từ thay đổi hình thức từ, cụm từ và câu sau khi dịch nghĩa. Sự thay đổi đáng chú ý là việc số lượng ngữ tăng lên và số lượng từ giảm đi trong TV. Thuật ngữ TA có 290 từ, tương ứng với 66% nhưng khi dịch sang TV thì chỉ cịn 210 từ, tương ứng với 48%. Như vậy một số từ TA khi dịch đã chuyển thành cụm từ và câu TV. Số lượng cụm từ cũng tăng so với thuật ngữ ban đầu. Có sự thay đổi này là do

nhiều thuật ngữ TA khi dịch sang TV khơng tìm được thuật ngữ tương đương về hình thức mà chứa đựng đầy đủ ý nghĩa cần truyền tải, do đó thuật ngữ đích cần diễn đạt nhiều hơn để lột tả được hết được ý bao hàm của thuật ngữ thuộc nguồn.

Chẳng hạn, từ “ace” trong chuyên ngành thể thao được dịch sang TV là “một quả giao bóng hợp lệ mà người đỡ bóng khơng thể chạm tới được (giao bóng ăn điểm trực tiếp)” hoặc từ “let” đã chuyển thành câu “Điểm này phải được thực hiện lại. Thường xảy ra khi một quả giao bóng trúng vào lưới nhưng vẫn rơi xuống ô giao bóng hợp lệ.”… Trong trường hợp này, thuật ngữ thuộc SL đã chuyển từ đơn vị “từ” sang đơn vị “câu”. Điều này cho thấy, sự phân chia này chỉ là tương đối. Ở đây, chúng tôi thống kê dựa vào cách lý giải của cuốn Giáo trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)