Ứng dụng trong giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Ứng dụng trong giảng dạy

Nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập TA chuyên ngành đang thu hút sự quan tâm lớn của người dạy, người học và những người làm công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, chúng ta phải hiểu được bản chất và tồn tại của việc học TA chuyên ngành bằng ngoại ngữ, bởi vì đó chính là cơ sở để đề ra giải pháp phù hợp với thực tiễn.

3.2.1. Những khó khăn trong việc học và dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao

Vấn đề của người học ngoại ngữ nói chung và TA chuyên ngành thể dục thể thao nói riêng, đặc biệt là vấn đề của sinh viên trường ĐHSP TDTTHN chủ yếu bắt nguồn từ kiến thức chưa hoàn hảo về ngoại ngữ đó và sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ vào quá trình học và sử dụng ngoại ngữ.

Ngơn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giảng dạy nói chung và trong TA chuyên ngành thể thao nói riêng. Vai trị của nó có thể được ví với hoạt động chạy trong mơn bóng đá và hoạt động trượt băng trong môn khúc côn cầu trên băng. Người ta khơng thể chơi bóng nếu khơng biết chạy; cũng khơng thể chơi khúc côn cầu trên băng nếu không biết trượt băng. Những người học ngoại ngữ chuyên ngành

thể thao phải làm chủ vốn từ vựng của mình mới có thể hiểu sâu sắc mơn học đó. Nói riêng về kỹ năng đọc, nếu kiến thức TA của người học còn yếu, khả năng đọc hiểu của người ấy cũng sẽ yếu. Theo Yorio (1971) thì kiến thức của một người đọc bằng ngoại ngữ khơng giống của người bản ngữ; sự ước đốn và cả khả năng đoán cần thiết của họ để lựa chọn các đầu mối hợp lý cũng bị cản trở bởi kiến thức chưa hoàn hảo này; sự lựa chọn các đầu mối sai hoặc sự không chắc chắn trong lựa chọn khiến cho việc kết nối các thông tin, các nét nghĩa trở nên khó khăn; ở mọi cấp độ, mọi khơng gian thời gian, ln có sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ vào ngôn ngữ mới.

Khi xử lý bài đọc TA chuyên ngành thể thao, người học không chỉ gặp phải những chủ đề lạ mà cả các khó khăn về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Họ phải xử lý các thành ngữ, quán ngữ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, v.v… Những kiểu từ và cụm từ rất khó nắm bắt này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng và động lực học của họ. Biết từ vựng TA chuyên ngành Thể thao và cấu trúc là bước tiên quyết để hiểu được bài học. Do đó, nếu lượng từ vựng TA chuyên ngành thể thao và cấu trúc bị hạn chế, người học sẽ gặp khó khăn. Hậu quả là, họ có thể bị nản chí khơng muốn tiếp tục việc học nữa.

Việc hiểu khơng chính xác nghĩa của từ, cụm từ v.v. có trong các bài báo, các giáo trình thể thao v.v. cũng là vấn đề mà người học cũng như người giảng dạy cần cân nhắc nhiều. Ví dụ: 3 nội dung thể dục được thi đấu trong Thế vận hội là artistic gymnastics; rhythmic gymnastics; trampoline gymnastics. Đối với người học, thậm chí là với cả những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy TA chuyên ngành thể thao, họ có thể hiểu các nội dung trên như sau: “Artistic gymnastics” là “thể dục nghệ thuật”; “Rhythmic gymnastics” là “thể dục nhịp điệu” trong khi thực tế thì “artistic gymnastics” là “thể dục dụng cụ”, còn “rhythmic gymnastics” là “thể dục nghệ thuật”. Có sự nhầm lẫn như trên là do khi tra nghĩa của các từ artistic và rhythmic ta đều được kết quả như sau: artistic adj 1(a) có tài

năng tự nhiên trong một ngành mỹ thuật nào đó. (b) biết thưởng thức, nhạy cảm và có long yêu thích đối với mỹ thuật 2 được làm ra một cách khéo léo và có óc thẩm mỹ, đẹp. 3 thuộc nghệ thuật và nghệ sĩ. rhythmic adj có nhịp điệu, nhịp nhàng.

Từ kết quả có được, người học hay người dạy có thể suy ra ý nghĩa của hai nội dung thể dục tương ứng ở trên. Thêm vào đó, hầu hết các cuốn từ điển Anh – Việt hiện nay của các nhà xuất bản đều khơng giải thích ý nghĩa của hai thuật ngữ này.

- Trong TA, có khá nhiều từ, cụm từ khi dịch sang TV có nghĩa là thể dục, tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, những từ này lại mang sắc thái ý nghĩa khác nhau: “morning exercise” được dịch là thể dục buổi sáng, trong khi nó nghĩa là “bài tập buổi sáng”.

“ gymnastics”: thể dục, sự rèn luyện. Đây là thuật ngữ thường được dùng để chỉ các hình thức dùng để luyện tập được thực hiện để phát triển cơ bắp, sự cân xứng hoặc bộc lộ sự khéo léo.

“physical education teacher” thường được dịch là “giáo viên thể dục”, tuy nhiên thực tế, cụm từ này cần được hiểu chính xác là “giáo viên giáo dục thể chất”.

Có một số mơn thể thao có nguồn gốc từ châu Á, chỉ được thi đấu trong đấu trường khu vực, khơng phổ biến trên thế giới thì trong từ điển Anh – Việt khơng tồn tại, tức là khơng có những thuật ngữ này trong TA.Ví dụ như “cầu mây”, “bi sắt” , đây là hai nội dung có mặt trong danh sách các môn thi đấu của SEA Games. Hệ thống từ vựng TA khơng có từ này, nhưng hiện nay, trên các trang báo, tạp chí thể thao, hay giáo trình thể thao bằng TA... thì “cầu mây” được gọi là “Sepak Takraw”, “bi sắt” gọi là “petanque”. Hoặc như môn “futsal” – mơn bóng đá thi đấu trong nhà giữa hai đội, mỗi đội 5 cầu thủ, trong đó một người là thủ mơn, mỗi đội cịn có thể có một số cầu thủ dự bị, bóng của Futsal nặng hơn và nhỏ hơn bóng đá thông thường v.v.

Phần lớn các giảng viên dạy TA chuyên ngành không được đào tạo bài bản về chuyên ngành mình phải dạy. Nhiều người thậm chí thấy kiến thức nền về chuyên ngành thể thao của mình khơng tốt bằng các học viên của họ - những cựu vận động viên đang được đào tạo để chuẩn bị chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc giảng dạy thể dục thể thao. Thật vậy, TA chuyên ngành (ESP) tập trung nhiều vào khối từ vựng trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể; không phải là ngữ pháp và cấu trúc cần thiết cho việc giao tiếp trong bối cảnh đời thường như GE (General

English – GE). Đặc điểm này của TA chuyên ngành, đến lượt nó, quyết định cách thức ngôn ngữ được thực hành trong bài học và cả cách giáo viên được đào tạo. Nó địi hỏi các kỹ năng sư phạm khá tương đồng như dạy TA cơ bản nhưng lại hướng đến khả năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành khác hẳn.

3.2.2. Ứng dụng trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao

Trong quá trình giảng dạy TA chuyên ngành thể thao, khi được hỏi đã làm gì để vượt qua những rào cản kể trên, phần lớn giáo viên dạy chuyên ngành thể thao đều trả lời họ phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về chuyên ngành này bằng cách đọc thêm sách TV về thể thao trước, đặc biệt là những bản dịch từ tiếng nước ngoài, rồi mới đọc lại chính tài liệu đó bằng TA để đối chiếu. Đây là một nỗ lực lớn và rất đáng biểu dương. Tuy nhiên, nhìn sâu về bản chất ngôn ngữ học và sự lĩnh hội ngôn ngữ, giải pháp ấy không thôi chưa đủ.

Sau đây là một số giải pháp gợi ý để giúp bài giảng của giáo viên chuyên ngành thể thao trở nên dễ dàng hơn, cả từ góc độ người thầy lẫn học trị.

3.2.2.1. Phân loại thuật ngữ chuyên ngành trong giảng dạy

Đối với đối tượng học TA chuyên ngành thể thao, trong 4 nội dung từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và kỹ năng thì người dạy nên ưu tiên giảng dạy từ vựng, do người học thường đã được đào tạo qua TA cơ bản trước khi chuyển sang học chuyên ngành, vì vậy, cái họ cần là mở rộng vốn từ vựng để có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau.

Đưa ra một hệ thống các từ vựng TA chuyên ngành thể thao được phân loại cụ thể tùy theo mục đích sử dụng của người học. Tùy thuộc vào nội dung của bài giảng, giáo viên có thể cung cấp các nội dung thuật ngữ phù hợp.

Thường thì giáo viên có thể hoặc là cung cấp nghĩa của từ cho sinh viên hoặc yêu cầu họ tự tìm nghĩa trong từ điển, hay hướng dẫn họ đọc và tự suy luận ra nghĩa của từ. Giáo viên cũng nên cung cấp ví dụ minh họa và yêu cầu sinh viên đặt câu với từ mới để giúp họ ghi nhớ cách sử dụng của những từ này. Ví dụ như khi dạy về nội dung “bóng đá” hay “thể dục”, giáo viên có thể đưa ra danh sách các thuật ngữ

có liên quan theo từng chủ đề nhất định, như các các thuật ngữ liên quan đến sân bãi, đến quá trình huấn luyện hay thi đấu v.v.

Ở đây, tác giả luận văn đã cung cấp cho sinh viên năm thứ 2 trường ĐHSP TDTT HN, hiện đang học chương trình TA chuyên ngành một số tập hợp từ vựng được phân loại theo từng chủ đề liên quan đến nội dung học như “bóng đá”, “điền kinh”, “thể dục”… Các từ vựng này được sắp xếp khoa học và được giải thích cụ thể để sinh viên có thể hiểu và ghi nhớ.

Dựa theo kết quả nghiên cứu ở chương 2, ta có thể thấy tỷ lệ thuật ngữ là từ là lớn nhất lên tới 66%, cụm từ chỉ chiếm 34%. Điều này cho thấy súc tích của hệ thống thuật ngữ thể thao TA. Do đó, giáo viên nên ưu tiên giảng dạy về từ, giúp người học dễ dàng hiểu và sử dụng.

Một vấn đề cần được quan tâm trong dạy về từ chính là về từ gốc và từ phái sinh. Sự chênh lệch giữa từ gốc và từ phái sinh là tương đối lớn, 72% số từ vựng được nghiên cứu là từ gốc, chỉ có 28% là từ phái sinh, nên vẫn có sự xem nhẹ từ phái sinh và cách thức cấu tạo của nó. Người dạy đôi khi chỉ chú ý đến dạy từ, nghĩa của từ và yêu cầu người học ghi nhớ, trong khi người học có thể học được nhiều từ hơn, mở rộng thêm vốn từ của mình thơng qua việc nhận biết cách thức cấu tạo từ. Vậy nên, giáo viên không thể bỏ qua việc nhắc lại về cấu tạo từ, dù vấn đề này đã được dạy ở chương trình TA tổng quát.

Việc giảng dạy các cụm từ có tính phức tạp hơn, người dạy cần giải thích một cách kĩ càng và lấy ví dụ minh họa giúp người học hiểu rõ ràng, chi tiết. Giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến cụm danh từ (chiếm 77% số lượng cụm từ được nghiên cứu). Trong tiếng Anh, danh từ cũng như cụm danh từ danh từ là bộ phận chiếm phần nhiều trong hệ thống từ vựng. Như vậy, việc nắm được càng nhiều cụm từ loại này càng giúp cho vốn từ và khả năng hiểu và vận dụng từ trong các trường hợp cụ thể của người học càng lớn. Cụm tính từ và cụm giới từ có tỉ lệ quá thấp, lần lượt là 2% và 1%, trong khi cụm trạng từ thì hồn tồn khơng xuất hiện trong nghiên cứu, do đó phần này khơng cần lưu ý đặc biệt gì.

3.2.2.2. Cải tiến nội dung giảng dạy

Với bất kì mơn học nào, thì hứng thú đối với bài học luôn là một yếu tố quan trọng để người học hiểu và nắm bắt các nội dung cần thiết. Nội dung trong bộ giáo trình để giảng dạy trong chuyên ngành thể thao là các bài đọc hiểu, ngay sau đó là hệ thống bài tập để kiểm tra khả năng đọc hiểu, và khả năng nói/ trình bày các vấn đề trong bài học. Do đó, để có thể hấp dẫn người học, trong quá trình soạn bài, giảng bài, người dạy cần biết cách tạo nên hứng thú cho người học, như thiết kế các bài giảng thành giáo án điện tử, bổ sung các hình ảnh, video clip liên quan đến chủ đề giảng dạy, hoặc đưa ra một số hoạt động mang tính giải trí nhưng vẫn khuyến khích được năng lực tư duy của người học, tạo cơ hội cho người học sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình.

Ngồi việc chỉnh sửa giáo trình chính, một bộ tài liệu bổ trợ với nhiều dạng bài tập từ vựng, ứng dụng nhiều cách thức phân loại từ khác nhau cũng cần được gấp rút biên soạn để giúp sinh viên có nhiều tài liệu ơn luyện hơn nữa. Đây cũng có thể là tài liệu ơn tập chính thức trước các kỳ thi để sinh viên có định hướng tốt hơn về dạng bài tập phải làm, cách làm bài, cách xử lý các bài khó v.v…Chắc chắn, với những nỗ lực kể trên, việc học tập TA chuyên ngành thể thao của các sinh viên trường ĐHSP TDTTHN sẽ đạt kết quả và hiệu quả cao hơn; những hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng mang tính trọng tâm và bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)