Tương quan cụm từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Kết quả phân loại

2.1.3.3. Tương quan cụm từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm

Với nghĩa chuyển TV của nhóm cụm từ, tỷ lệ phần trăm được biểu đồ hóa:

Biểu đồ 2.10: Tương quan cụm từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Tỷ lệ cụm từ trong TA chuyển thành cụm từ trong TV cũng cao nhất (với 66%). Cụm từ TV đã bám sát ngữ TA không chỉ về nội dung mà cịn cả về hình thức. Có 32% thuật ngữ TV ở dạng ngắn gọn hơn so với cụm từ trước khi chuyển nghĩa và 2% là câu, ở dạng dài hơn so với thuật ngữ TA. Thuật ngữ thuộc TV đã cố gắng tối thiểu hóa số từ trong thuật ngữ để làm cho thuật ngữ trở nên xúc tích hơn.

Như vậy, đã có sự thay đổi khi chuyển nghĩa thuật ngữ TA sang TV. Từ thực tế cho thấy các từ ngữ khi dịch từ SL đến TL tuân theo một số nguyên tắc nổi bật sau:

(a) Nguyên tắc chuyển dịch: bao gồm cả phiên âm, chuyển tự, chuyển dịch, vay

mượn. Khi hệ thống thuật ngữ của một lĩnh vực tri thức mới đã phát triển ở A và sau đó được B vay mượn những khái niệm và từ ngữ chun ngành. Ví dụ điển hình ở đây là từ “sút” (phiên âm TA theo kiểu TV) của động từ “shoot”, có nghĩa là “sút bóng, ghi bàn” v.v…

(b) Nguyên tắc sử dụng “nguồn lực sẵn có” của ngơn ngữ : như trong TA sử dụng các yếu tố từ ngữ để cấu tạo thuật ngữ mà ta đã đề cập ở trên. Cần chú ý rằng, như đã nói ở trên, trong q trình hình thành một hệ thống thuật ngữ có thể xảy ra tình trạng là hình thức thì vẫn như cũ nhưng nội dung thì đã đổi khác hồn tồn. Ví

dụ: các từ “break” (phá vỡ, hỏng) trong TA, khi dùng như thuật ngữ thể thao, được chuyển dịch sang TV là “giải lao, tạm nghỉ”;

(c) Nguyên tắc thuật ngữ hóa: nguyên tắc tạo lập thuật ngữ thứ ba này rất đặc

thù, chỉ áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực tri thức và hoạt động, trong đó từ ngữ chun ngành cịn chưa ổn định hẳn, thậm chí có từ ngữ chưa hẳn đã thành một thuật ngữ chắc chắn, chính xác. Nguyên tắc này cũng giống nguyên tắc thứ hai là sử dụng các yếu tố nội sinh của tiếng mẹ đẻ nhưng khác ở chỗ là: các từ ngữ thông thường của ngơn ngữ tồn dân được làm thuật ngữ ở đây chưa được “thuật ngữ hóa” hồn tồn. Do đó, ngun tắc này được gọi là “ngun tắc thuật ngữ hóa”. Ví dụ điển hình là sự thuật ngữ hóa các yếu tố phi thuật ngữ như trong mơn bóng đá “che bóng” (shielding – cái khiên), “chuồi bóng” (sliding tackle), “rê bóng” (dribble), v.v…

(d) Nguyên tắc kết hợp: đây là nguyên tắc tạo lập thuật ngữ của một số lĩnh vực

tri thức và hoạt động liên ngành, đa ngành. Nguyên tắc này thường được gọi là nguyên tắc phức hợp, là một đặc trưng của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, sản xuất thực tiễn của xã hội hiện đại. Do đó, có nhiều thuật ngữ của một lĩnh vực tri thức mới gồm hai yếu tố, kết hợp yếu tố của ngành chuyên môn này với một yếu tố của một ngành chun mơn khác. Ví dụ như “thương hiệu bóng đá” (soccer brand), “chỗ đứng của trọng tài” (referee platform), “sân gôn” (golf course) v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)