Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Kết quả phân loại

2.1.4. Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh

Tôi tiến hành thống kê tỷ lệ thuật ngữ thể thao theo mối quan hệ từ vựng, cụ thể là thống kê tỷ lệ từ gốc (root words) và từ phái sinh (derivative words) như thế nào, có bao nhiêu từ gồm hai góc độ từ loại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhóm thuật ngữ ở phần này khơng chỉ xem xét các từ đơn, từ ghép ở phần trên mà còn bổ sung thêm các từ tách ra được từ nhóm ngữ và câu. Do vậy, số lượng từ vựng được xử lý tăng lên, tổng số từ thống kê là 367 từ.

Xét về mặt cấu tạo, từ gốc và từ phái sinh khác nhau trước hết ở khả năng phân tích được hay khơng phân tích được thành những bộ phận nhỏ hơn có nghĩa, tức là thành các hình vị hay từ tố. Trong số những từ có thể phân tích được về mặt

cấu trúc, ta lại có thể phân biệt những nhóm từ có cấp bậc cấu tạo khác nhau. Cách thức cấu tạo từ này là cơ sở để phân chia từ gốc và từ phái sinh.

Đầu tiên chúng tôi tiến hành phần loại từ phái sinh và từ gốc trong số 367 từ nói trên, kết quả tập hợp trong bảng sau:

Bảng 2.7: Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh

Loại từ Số lượng Phần trăm

1. Từ gốc 264 72%

2. Từ phái sinh 103 28%

Bảng này đề cập đến từ hai thuật ngữ là từ gốc và từ phái sinh.

Biểu đồ 2.11: Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh

Hiểu một cách thông thường, từ gốc là từ mang nghĩa xác định và khơng có phụ tố là phụ tố (affix) hay biến tố (inflexion). Từ gốc chính là từ nền tảng tạo ra từ mới hoặc từ sẽ chuyển từ loại, chuyển nghĩa hay thêm nghĩa khi kết hợp với tiền tố, trung tố hoặc hậu tố. Những từ này khơng có cấu trúc nội tại và do đó ta khơng thể phân tích chúng thành những bộ phận nhỏ hơn có nghĩa (tức hình vị hay từ tố). Ví dụ, nếu phân tích các từ “goal”, “card”, ”knee”,… trong TA thành những bộ phận nhỏ hơn thì ta chỉ thu được các âm tố/âm vị, tức là những đơn vị khơng có nghĩa mà chỉ có chức năng khu biệt. Đặc điểm chung của loại từ này là chúng thường biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm gắn bó với đời sống hàng ngày của con người từ xa xưa và vì thế, chúng đã tồn tại từ rất lâu trong ngôn ngữ.

Từ gốc mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là từ gốc nguyên cấp (từ cở sở ban đầu). Một số từ mới được tạo ra từ gốc thứ cấp nhưng từ gốc trong nghiên cứu không phải là từ thứ cấp đó, mà là từ nguyên cấp. Hiện tượng từ mới có cấu trúc nhiều cấp bậc là hiện tượng phổ biến trong các ngơn ngữ nói chung và trong TA nói riêng, ví dụ: uncomfortable = un + [(comfort) + able] (bất tiện). Trong trường hợp này, “comfortable” không phải là gốc nguyên cấp, mà là từ “comfort”. Đó chính là minh họa cụ thể cho khái niệm từ gốc trong nghiên cứu này.

Từ phái sinh là từ mới được tạo thành bằng cách thêm hay thay thế vào gốc từ hoặc bớt khỏi đó một hình vị (hậu tố) trong một ngơn ngữ đa âm tiết. Các từ mới không phải là những từ được tạo ra một cách lẻ tẻ, rời rạc, ngẫu nhiên mà thường được tạo ra theo những khuôn mẫu cấu tạo nhất định và làm thành những hệ thống hay kiểu từ có chung đặc điểm cấu trúc và nghĩa gọi là các hệ thống cấu tạo từ hay kiểu cấu tạo từ.

Trước hết cần phải nói rằng, tất cả các từ trong ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào đấy. Song, đối với những từ gốc có cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ, ta khơng thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng, do đó khơng thể nói đến phương thức cấu tạo của chúng. Các từ gốc nguyên cấp đều là những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ nên thường được gọi là từ đơn. Như vậy, các từ đơn là những từ khơng thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một số từ tượng thanh và tượng hình. Mỗi từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ, xét về cách cấu tạo, và về cơ bản mang tính võ đốn. Chính vì vậy, khi nói đến các phương thức cấu tạo từ, người ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo (tức là các từ tạo). Những từ được tạo ra theo cách đó thường mang tính hệ thống: Chúng tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu cấu tạo, hay hệ thống cấu tạo. Hệ thống cấu tạo từ là tập hợp những từ có chung một khn hình cấu tạo (ví dụ: có chung một kiểu phụ tố, tính chất của căn tố giống nhau) và ý nghĩa cấu tạo giống nhau. Chẳng hạn, các từ trainer (huấn luyện viên), player (cầu thủ), goalkeeper (thủ môn), defender (hậu vệ), … trong TA chuyên ngành Thể thao làm thành một hệ thống cấu

tạo từ, vì chúng có chung một kiểu phụ tố (ở đây là hậu tố -er), tính chất của căn tố trong các từ này giống nhau (đó là căn tố động từ) và ý nghĩa cấu tạo của chúng giống nhau (người thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó).

Trong bảng phân loại theo mối quan hệ từ gốc, từ phái sinh bên trên, chúng tôi thấy trong số các từ đã thống kê, từ gốc chiếm tỷ lệ lớn 72% (tương ứng 264 từ), gấp 2,5 lần từ phái sinh. Điều này chứng tỏ hệ thống thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao rất đa dạng và có tính độc lập cao. Tuy nhiên số lượng từ phái sinh cũng ở mức tương đối là 103 từ (tương ứng 28%), nhóm những thuật ngữ này càng mở rộng thêm hệ thống từ vựng cho TA chuyên ngành thể thao, làm cho từ vựng ngành học này trở nên phong phú hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch tài liệu, dạy và học vì với kho từ vựng lớn, người sử dụng TA chuyên ngành thể thao có thể gọi tên mọi thứ mà họ muốn diễn đạt. Sự đa dạng về ngôn ngữ này cũng phát huy tác dụng không nhỏ trong trường hợp một từ TV có hai hoặc nhiều hơn từ gốc hoặc phái sinh TA giống nhau về nghĩa vì người dạy, người học và người dịch có thể thay đổi từ vựng để khơng bị lặp từ, câu nói sẽ trơi chảy hơn. Với thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao đã thống kê, chúng ta có một số từ có thể thay thế cho nhau, chẳng hạn, thay từ gốc “coach” bằng từ phái sinh của từ “train” là “trainer”, đều mang nghĩa “huấn luyện viên”…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)