Ứng dụng trong dịch thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Ứng dụng trong dịch thuật

3.1.1. Dịch thuật Anh – Việt

Từ kết quả nghiên cứu phân loại từ vựng, tác giả luận văn đã nhóm những thuật ngữ được nghiên cứu và một số thuật ngữ thể thao có đặc điểm tương tự thành một tập hợp từ vựng (phụ lục 2) với mục đích làm tài liệu tham khảo trong chuyển dịch Anh – Việt. Tập hợp từ vựng này đưa ra những thuật ngữ TA liên quan đến một số chủ đề thể thao phổ biến như bóng đá, thể dục, bóng chuyền, điền kinh… và thuật ngữ tương đương, có kèm theo giải thích rõ ràng đối với một số khái niệm còn xa lạ trong TV. Hiện tại, tài liệu này đang được các sinh viên trường ĐHSP

TDTTHN sử dụng trong học tập cũng như trong nghiên cứu, đặc biệt có tác dụng đối với sinh viên năm thứ 2, hiện đang theo học chương trình TA chuyên ngành thể thao. Tài liệu tham khảo này giúp sinh viên khơng những có thể dịch được những nội dung cơ bản liên quan đến thể thao dễ dàng, hiệu quả hơn, mà còn tránh được những lỗi về mặt ý nghĩa hoặc những hiểu lầm khó tránh.

Đối với đối tượng sinh viên được nhắc đến ở trên, khi dịch thuật một văn bản thuộc lĩnh vực thể thao từ TA sang TV, ngồi vấn đề về ngữ pháp thì khó khăn lớn nhất chính là phải lựa chọn ý nghĩa của từ vựng sao cho phù hợp với ngữ cảnh và nội dung của văn bản gốc. Đôi khi trong một số từ điển thơng thường, sinh viên khó có thể tìm được nghĩa cần thiết của thuật ngữ, thậm chí họ cịn khơng tìm thấy từ cần dịch, dẫn đến sự suy đoán nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh, hay cấu tạo từ… một cách chủ quan, khơng chính xác. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ đối với quá trình nghiên cứu, tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức. Ví dụ: khi dịch một bài bình luận về thể dục trong Olympic (Olympic gymnastics) đa phần các từ điển Anh - Việt hiện nay khơng có từ Artistic gymnastics (thể dục dụng cụ) hay Rhythmic gymnastics (thể dục nghệ thuật). Đa số các sinh viên, khi được yêu cầu dịch, đều dịch Artistic gymnastics thành thể dục nghệ thuật, và Rhythmic gymnastics thành thể dục nhịp điệu. Điều này là do người dịch có sự hiểu nhầm về cấu tạo từ, khi bắt gặp một từ quen thuộc, họ thường có sự suy luận theo hướng phát triển từ ý nghĩa của từ mà họ cho là từ gốc, từ “artistic”(tính từ) nghĩa là thuộc về nghệ thuật, hay “rhythmic” (tính từ) nghĩa là tính nhịp điệu, tính nhịp nhàng. Nếu có trong tay tập hợp từ vựng Anh- Việt liên quan đến Thể dục, người dịch có thể dễ dàng tránh được hiểu lầm này.

Dựa theo nghiên cứu về tương quan tỷ lệ khi chuyển nghĩa thuật ngữ từ TA sang TV ta có thể nhận thấy số lượng thuật ngữ là từ trong TA chiếm 66%, còn trong TV chỉ còn 48%. Từ trong TA khi dịch sang TV thì có 58% là dịch thành từ, 42% còn lại chuyển thành ngữ và câu (bảng 2.3, biểu đồ 2.5), có thể thấy rằng nội dung cần dịch khi chuyển sang TV thường dài hơn, mô tả cụ thể hơn, nghĩa là trong

quá trình chuyển dịch, cần đặc biệt quan tâm việc giải thích thuật ngữ một cách chi tiết.

Trong quá trình dịch, người dịch cần chú ý bám sát 4 nguyên tắc dịch thuật đã được nhắc đến ở phần trên, đó là:

- Nguyên tắc chuyển dịch.

- Nguyên tắc sử dụng nguồn lực sẵn có của ngơn ngữ - Nguyên tắc thuật ngữ hóa.

- Nguyên tắc kết hợp.

Về nguyên tắc chuyển dịch, một trong những yếu tố cần lưu ý là phần vay mượn từ. Do sự khác nhau về văn hóa, lối sống v.v. khơng phải lúc nào ta cũng có thể tìm được từ ngữ tương ứng trong TV có thể biểu đạt một cách đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ trong TA, đối với dịch thuật, người dịch không chỉ đơn giản diễn giải nghĩa của từ, lúc này việc vay mượn từ là một cách thức dễ dàng và hiệu quả.

3.1.2. Chiến thuật dịch những thuật ngữ khơng có trong tiếng Việt bằng cách vay mượn từ.

Trong một vài trường hợp, khi TV khơng có thuật ngữ truyền tải hết thơng điệp mà văn bản nguồn muốn đề cập, người dịch cần sử dụng các từ vay mượn. Phần nghiên cứu về tương quan tỷ lệ khi chuyển nghĩa thuật ngữ từ TA sang TV có sự liên hệ chặt chẽ đến việc sử dụng các từ vay mượn này.

Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực nói chung và thể thao nói riêng, hiện tượng sử dụng từ vay mượn đã ít nhiều trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện dụng của chúng, về bản chất, chiến thuật này có cả ưu và nhược điểm.

Về ưu điểm, từ vay mượn giúp giải quyết vấn đề thiếu từ tương đương trong tiếng mẹ đẻ. Trong những tình huống này, vay mượn từ TA để đưa vào ngôn ngữ mẹ đẻ có vẻ là lựa chọn tốt nhất. Một lợi thế nữa của cách làm này là nó đã vơ tình thể hiện đúng bản chất và tinh thần của thuật ngữ - tính quốc tế. Ngồi ra, nó cho phép người dịch đưa ra một bản dịch ngắn gọn, chính xác mà khơng cần phải nói lịng vịng, dài dịng để mơ tả nghĩa thuật ngữ. Thêm nữa, sự vay mượn này chắc chắn làm giàu thêm ngơn ngữ đích. Ví dụ: “penalty” là thuật ngữ được sử dụng

trong bóng đá chỉ một quả đá phạt trực tiếp tại chấm phạt đền 11m, để diễn đạt một cách ngắn gọn vấn đề này trong TV, người sử dụng trực tiếp “mượn” từ này và phiên âm sang cách đọc TV “pê nan ti”, hay từ “hockey”: trò chơi trên sân giữa hai đội, mỗi bên 11 cầu thủ, bằng những chiếc gậy cong và một quả bóng cứng, nhỏ; khúc côn cầu. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng không dịch sang TV mà mượn cách đọc của môn thể thao này và gọi nó là “hốc ki”, hay từ “shoot” được đọc là “sút” và được sử dụng trong bóng đá để diễn đạt một cú đá bóng sử dụng lực mạnh.

Tuy nhiên, sự vay mượn từ từ ngơn ngữ nước ngồi có thể bị xem là đang đi ngược lại khẩu hiệu “giữ gìn sự trong sáng của TV” và tấn cơng vào “tính dân tộc”. Một bất lợi nữa đến từ cách viết và đọc những từ vay mượn này. Nếu giữ nguyên cách viết của từ như trong TA, người dịch sẽ có lợi thế nhưng độc giả (vốn khơng chuyên Anh) sẽ gặp khó khăn. Nếu những từ này được Việt hóa, một vấn đề khác có thể phát sinh do độ vênh của cách viết và cách đọc. Ví dụ như từ hockey, có nhiều cách đọc khác nhau như “hốc ki”, “hốc cây” v.v.

Một trong những biện pháp trung hòa điểm tốt và bất lợi của cách dùng từ vay mượn là giới thiệu ngay thuật ngữ mới ở đầu các văn bản dịch để người nghe, người đọc nắm được nghĩa cơ bản, cách nói và viết của từ trong TV. Nhờ đó, việc sử dụng từ trong suốt q trình giao tiếp sau đó sẽ trơi chảy hơn.

3.1.3. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao

Để ứng dụng hiệu quả thuật ngữ thể thao trong dịch thuật, chúng ta cần có một hệ thống thuật ngữ đã được chuẩn hóa vì đó chính là kim chỉ nam, là nền tảng của hoạt động dịch. Có thể cùng một đối tượng hoặc khái niệm, có nhiều thuật ngữ khác nhau để diễn tả. Cơng việc chuẩn hóa chính là tìm được thuật ngữ chuẩn xác nhất, phù hợp nhất, biểu đạt được hết khách thể chúng ta muốn đề cập. Để làm cho quá trình tuyển chọn này hiệu quả, cần dựa vào những tiêu chí lựa chọn sau đây: - Tính kinh tế, tiết kiệm: thường thì thuật ngữ ngắn hơn sẽ có lợi thế nếu xem xét thực tế người sử dụng sẽ ghi nhớ chúng nhanh và tốt hơn;

- Tính chính xác: một thuật ngữ thường khác với các thuật ngữ khác ở độ trong sáng và ít gây hiểu nhầm;

- Tính phù hợp: thường những thuật ngữ được sử dụng với tần suất lớn hơn sẽ được ưa chuộng và do đó dễ hiểu hơn;

Với sự chuẩn hóa thuật ngữ, tương tác hiệu quả có thể đạt được bằng cách tăng tốc quá trình giao tiếp. Sự sử dụng cẩn trọng các thuật ngữ đã được chuẩn hóa thường nhanh chóng đưa đến sự thống nhất giữa các bên tham gia giao tiếp. Ngồi ra, chuẩn hóa giúp xác lập tính tương ứng 1-1 trong thuật ngữ, khái niệm của ngôn ngữ này khi chuyển sang ngơn ngữ khác; kết quả là độ chính xác được nâng cao cịn các hiểu nhầm thì ít đi. Nói tóm lại, q trình chuẩn hóa thuật ngữ là nhằm mục đích thống nhất, kết nối các thuật ngữ tương ứng và tăng tính hiệu quả của việc sử dụng chúng. Để q trình thuật hóa được nhanh chóng và chuẩn xác, cần có một hệ thống từ vựng cụ thể, có giải thích rõ ràng, dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)