nhà(%) Tiếng Việt Toán Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Không bao giờ 47.0 15.0 38.0 40.1 20.7 39.2 Thỉnh thoảng 35.5 16.0 48.5 20.7 19.8 17.8
Thường xuyên 26.8 13.3 59.9 39.2 51.0 61.3
Ngoài phân tích bảng chéo với điểm chuẩn chức năng nói trên cho thấy
có mối liên hệ, việc phân tích tương quan đơn (corelation) giữa việc nói tiếng Việt với tổng điểm hai môn cho thấy hệ số đạt mức ý nghĩa thống kê. Cụ thể hệ
số liên kết (tương quan Spearman) với điểm môn Toán (r = 0.27) và môn tiếng
Việt nhiều hơn thì việc tiếp thu kiến thức sẽ ít nhiều được cải thiện thể hiện qua
kết quả học tập.
Trong năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng
dẫn việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho dân tộc thiểu số thông
qua các hoạt động trong trường học và các hoạt động thuộc các dự án phát triển
giáo dục, ủng hộ mọi sáng kiến giúp các em học sinh tiểu học có thể tiếp cận tốt
với tiếng phổ thông nhằm nâng cao khả năng học tập và giao tiếp tại trường
học. Văn bản hướng dẫn cũng khuyến khích gia đình, nhà trường và cộng đồng
tích cực tạo môi trường giao tiếp cho học sinh dân tộc17.
Trên đây là một số phân tích cơ bản về khả năng tiếp cận giáo dục và các
cơ hội học tập của học sinh cuối tiểu học khu vực miền núi phía Bắc trong mối liên hệ với các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình. Mặc dù không thể lựa chọn toàn bộ các nhân tố trong điều kiện một cuộc điều tra sẵn có nhưng tác giả cho rằng một số yếu tố được chọn là biến độc lập và phụ thuộc nói trên phần nào cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm trong các điều kiện khác nhau về phía gia
đình. Các kết quả của đề tài phù hợp với những nhận định của các nghiên cứu quốc tế về cùng chủ đề này.
Phân tích này có ngụ ý về mặt chính sách rằng muốn nâng cao khả năng
tiếp cận giáo dục cho trẻ em cần phải có các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó hướng đến các hộ gia đình chứ không chỉ dừng lại ở các giải pháp trong khuôn khổ lĩnh vực của ngành giáo dục.
3.2. Nhân tố nhà trường 3.2.1. Giáo viên
Đối với học sinh tiểu học, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc giúp các em nâng cao các kỹ năng, kiến thức và hòa nhập xã hội. Quan hệ tương
tác giữa giáo viên với học sinh ảnh hưởng lớn đến việc học tập cũng như quá
trình phát triển của các em. Dưới đây là một số kết luận đã được các nghiên cứu
giáo dục tiểu học khẳng định về mối quan hệ giữa giáo viên với việc học tập của học sinh18:
Hộp 3: Một số nghiên cứu về nhân tố giáo viên
Tăng cường giáo dục giáo viên có tác động lớn đến việc cải tiến thành
tích học tập của học sinh (Greenwald, Hedges, and Laine, 1996).
Khả năng chuyên môn của giáo viên có tác động lớn đến việc học của học sinh và chỉ xếp thứ hai sau các yếu tố gia đình của học sinh (Ferguson, 1991).
Đầu tư vào việc giúp đở giáo viên rèn luyện chuyên môn là cách đầu tư
đồng tiền có hiệu quả nhất để nâng cao thành tích học tập của học sinh
(National Education Goals Panel, 1997).
Mong muốn của công chúng đối với giáo viên có kiến thức và kỹ năng chỉ
xếp sau mong muốn được có những ngôi trường an toàn cho con cái của họ
(Haselkorn and Harris, 1998).
Giáo viên có ảnh hưởng lâu dài lên thành tích học tập của học sinh
(Bembry, et al., 1998).
Sự chênh lệch về mức độ hiệu quả của người giáo viên là một yếu tố
quyết định mạnh mẽ trong việc học tập của học sinh (Darling-Hammond, 2000).
Đề cập đến các khía cạnh thuộc về nhân tố giáo viên, với nguồn tư liệu sẵn có từ các bảng hỏi giáo viên, học sinh và hiệu trưởng nhà trường, luận văn sẽ đi
sâu tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sau tác động đến việc học tập của học sinh cuối tiểu học khu vực miền núi phía Bắc thể hiện ở chỉ số được xem là quan trọng nhất, đó là kết quả học tập hai môn Toán và tiếng Việt và một số các hoạt động học tập khác.
Dưới đây là kết quả tương quan đơn giữa các biến số thuộc về nhân tố giáo viên với kết quả học tập hai môn nói trên của học sinh theo tổng điểm của từng môn. Các hệ số liên kết cho thấy mối liên hệ chặt/lỏng lẻo của các nhân tố này.
18