Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm các tỉnh miền núi phía Bắ c
Vùng núi phía Bắc (MNPB) có diện tích tự nhiên là 100 nghìn km2, chiếm 30% diện tích cả nước. Đây là vùng có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng trên 1400km đường biên giới với Trung Quốc phía Bắc, trên 600 km
đường biên giới với Lào ở phía Tây. Phía Nam giáp với các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ và phía Đông giáp biển Đông. Các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh thuộc hai tiểu vùng Tây Bắc có 3 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu)
và Đông Bắc có 11 tỉnh (Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Phú Thọ và Quảng Ninh).
Địa hình và khí hậu: Địa hình vùng miền núi phía bắc bị chia cắt khá mạnh do ảnh hưởng bởi các dãy núi lớn, đặc biệt là dãy Hoàng Liên. Đây
chính là dãy núi chia cắt miền núi phía Bắc thành hai tiểu vùng khí hậu Đông
Bắc và Tây Bắc. Vùng Đông Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Băc, vùng Tây Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với số giờ nắng cao. Sự chia cắt về địa hình
đã tạo cho vùng miền núi phía Bắc nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau với tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, cũng do sự chia cắt về địa hình nên việc phát triển hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Đây
cũng chính là trở ngại lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
MNPB, trong đó có phát triển giáo dục (cơ sở hạ tầng, điểm trường, phân bố dân cư…)
Dân số: Theo thống kê năm 2007, vùng miền núi Phía Bắc có dân số
khoảng 11.770 nghìn chiếm 14.3% dân số cả nước3. Đặc điểm dân số học
đáng chú ý ở vùng MNPB là có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất cả nước, chiếm trên 50%. Cơ cấu thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tỉnh có tới trên 30 dân tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển rất khác nhau. Một số tỉnh có tỷ
lệ người dân tộc thiểu số rất cao (trên 80% dân số toàn tỉnh) như: Sơn La, Lai
Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng, tác động đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội và giáo dục trong toàn vùng.
Kinh tế và nghèo đói: Cơ cấu kinh tế năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 43.1%, công nghiệp xây dựng 25%, và ngành thương mại dịch vụ 31.9%. Về cơ bản, các tỉnh miền núi phía Bắc đều phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Một số tỉnh đã vượt qua khó khăn, đạt tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tương đối
nhanh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La. Các tỉnh này đóng góp từ công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 10% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng nông lâm nghiệp vẫn chiếm rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát điểm kinh tế của vùng thấp và chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp với trên 75% lao
động. Tỷ lệ nghèo đói của miền núi phía Bắc là cao nhất trong bảy vùng của Việt Nam (trên 40%) đặc biệt là Tây Bắc (chiếm khoảng 70%) [8, tr.16]. Nghèo tập trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này là một thách thức lớn cho sự phát triển và tiến kịp với các vùng miền khác trong cả nước. Không chỉ vậy, sự chênh lệch giàu nghèo trong nội vùng ngày một lớn, nếu
như mức chi tiêu chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất năm
1993 là 3.7 lần thì đến 2004 là 6.3 lần, khoảng cách nghèo giữa MNPB và các vùng khác (mặc dù liền kề là Đông Bằng Sông Hồng) có xu hướng doãng ra.
Giáo dục: Miền núi phía Bắc là khu vực có tỷ lệ mù chữ cao nhất trong cả nước. Tính đến tháng 8 năm 2008, có khoảng 12.35% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học, trong đó ở Tây Bắc là 16.6%. Tỷ lệ nhóm dân số
này học đến trình độ cao nhất là trung học phổ thông là 84.5%, cao đẳng là
1.25%, đại học 1.7%. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết thấp
hơn so với bình quân của cả nước và một số khu vực khác. Cụ thể, Đông Bắc 92.8%, Tây Bắc 84.1% trong khi cả nước 94.4%. Tây Bắc là khu vực có tỷ lệ
biết đọc biết viết thấp nhất cả nước.
Các chỉ số này đều thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước (phổ thông:
88.7%, cao đẳng 1.3% và đại học 3.5%)4. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ học
sinh lưu ban bỏ học cao so với các khu vực khác trong cả nước. Năm 2005,
theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ lưu ban ở Đông Bắc là 0.87%, Tây Bắc 1.32% (cả nước 0.89%), tỷ lệ bỏ học ở Đông Bắc 2.31%, Tây Bắc 5.26% (cả nước 3.32%).
Số năm đi học bình quân của các tỉnh miền núi phía Bắc khá thấp so với mặt bằng chung. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Trong khi cả nước trung bình một người
có 9.6 năm đi học thì ở Tây Bắc chỉ có 8.1 năm, Đông Bắc có 9.4 năm. Các
vùng miền khác có số năm đi học bình quân cao hơn như Đồng Bằng sông Hồng 11.1 năm, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung Bộ đều 10 năm, Đông
Nam Bộ 10.1 năm. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ
trong nội vùng miền núi phía Bắc khá lớn. Ở nông thôn, nếu nam giới ở Tây bắc có số năm trung bình đi học cao hơn nữ giới 1 năm.
Những nét chung nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục nói trên cho thấy miền núi phía Bắc là một khu vực còn nhiều khó khăn
trong quá trình phát triển để có thể theo kịp với các vùng miền khác. Các
nghiên cứu về kinh tế học giáo dục đã chỉ ra rằng, suất sinh lợi của một năm đi học trong giáo dục cơ bản sẽ góp phần vào việc tăng thu nhập khoảng 11%. Do vậy, để có thể phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khu vực này cần phải có các chính sách phát triển đồng bộ, trong đó cần ưu
tiên cho lĩnh vực giáo dục.
Bản đồ các tỉnh miền núi phía Bắc
(Phần được tô đậm, bao gồm Đông Bắc và Tây Bắc Bộ))
Tây Bắc Bộ