Số bữa ăn với tình trạng sức khỏe và tham gia giúp đỡ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 80 - 81)

nhất cho thấy những học sinh nào có số bữa ăn hằng ngày ít thì số ngày nghỉ

học tăng.

Bảng 21: Số bữa ăn hàng ngày và số ngày nghỉ trong học kỳ (%)

Một bữa Hai bữa Ba bữa

Chưa nghỉ ngày nào 38.5 33.2 40.2

Từ 1 – 2 ngày 37.2 41.6 43.3

Từ 3 – 4 ngày 17.6 16.6 12.3

1 tuần 2.60 2.90 2.00

Trên 1 tuần 4.10 5.60 2.20

Có thể do gia đình khó khăn nên các em phải thường xuyên nghỉ học để giúp đỡ gia đình hoặc điều kiện dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng sức khỏe không tốt và hay ốm đau?! Kiểm định mối liên hệ này cho thấy những em ăn một bữa một ngày tỷ lệ cho rằng hay ốm chiếm cao nhất 39.7%, trong khi đó hai bữa là 31.9% và ba bữa chỉ có 25.5%. Và tỷ lệ học sinh ăn một bữa hoặc hai bữa trong một ngày lại tham gia vào việc giúp đỡ gia đình và kiếm tiền nhiều hơn.

Bảng 22: Số bữa ăn với tình trạng sức khỏe và tham gia giúp đỡ gia đình (%) (%)

Một bữa Hai bữa Ba bữa

Không 60.3 68.1 74.5 Hay ốm Có 39.7 31.9 25.5 Phụ giúp gia đình 19.8 18.2 12.9 Giúp đỡ cha mẹ và kiếm tiền Kiếm tiền 5.30 2.20 1.60

Các thông tin định tính về vấn đề này hoàn toàn phù hợp với những kết

quả phân tích định lượng. Các giáo viên được hỏi cho rằng, học sinh ở những

khu vực khó khăn thường ít được quan tâm về mặt dinh dưỡng và thường được

xem như một lao động trong gia đình.

“Có em buổi sáng không ăn gì đến trường, nhìn bọn trẻ khó khăn rất tội do điều kiện gia đình mà các em chịu thiệt. Nhất là mùa đông, các em không có đủ áo ấm” (PVS, giáo viên TH Phố Ràng, Lào Cai)

“Ở nhà các cháu vẫn tham gia giúp đỡ gia đình như trông em, chăn trâu, nhặt củi, thậm chí có em phải làm những công việc như theo bố mẹ đi chợ, chứ đâu có thời gian học nhiều như trẻ em ở thành phố” (PVS, giáo viên TH Phú Cường, Hòa Bình)

“Cứ trông sức vóc các em thì biết, phần lớn là thiếu dinh dưỡng do ăn uống không đảm bảo, nhiều hôm phải nhịn đói đến trường, các em quen ở tình trạng này rồi. Đói thì làm sao mà tiếp thu kiến thức được, chưa kể là tiếng Việt nhiều em còn chưa tốt” (PVS, hiệu trưởng TH Hồng Ngài, Sơn La)

Phân tích quan hệ giữa số bữa ăn với kết quả học tập hai môn Toán và Tiếng Việt cho thấy, tỷ lệ học sinh đạt điểm chuẩn chức năng phần lớn trong

nhóm có số bữa ăn ba bữa, trong khi tỷ lệ dưới chuẩn và cận chuẩn cao hơn ở nhóm ăn một hoặc hai bữa trong một ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)