Hệ số liên kết giữa các yếu tố thuộc về giáo viên với kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 91 - 93)

tập

Toán Tiếng Việt

Giáo viên nữ .387 .389

Giáo viên là người dân tộc -.215 -.198

Trình độ sư phạm .101 .117

Trình độ học vấn .107 .124

Làm thêm -0.18 -0.18

Là giáo viên dạy giỏi .324 .284

Tổ chức họp phụ huynh .154 .150

Có hiệu trưởng/giáo viên dự giờ .220 .191

Tỷ lệ học sinh/giáo viên .128 .126 Số năm dạy tiểu học .213 .224

Số năm dạy lớp 5 .222 .209

Đáng chú ý trong bảng có hai chỉ số hệ số âm (-) là giáo viên tham gia

làm thêm và giáo viên là người dân tộc thiểu số. Hệ số này cho thấy giáo viên là

người dân tộc thiểu số và giáo viên tham gia làm thêm thì kết quả học tập của học sinh thấp hơn so với giáo viên khác. Có thể do năng lực giảng dạy với giáo viên

là người dân tộc thiểu số hoặc do phân tán thời gian dành cho daỵ học dẫn đến kết quả học tập của học sinh bị ảnh hưởng. Trong khi đó, một số hệ số liên kết

tương đối lớn như giáo viên là nữ (0.387 và 0.389), là giáo viên dạy giỏi (0.324 và 0.284), hay số năm dạy tiểu học và lớp 5 (kinh nghiệm giảng dạy). Đây là các

nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, việc tổ chức họp phụ huynh học sinh nhiều lần cũng có ảnh

hưởng đến kết quả học tập theo chiều hướng tích cực hay các giờ học của giáo viên có sự tham dự và trao đổi của hiệu trưởng hoặc các đồng nghiệp. Một yếu tố khác nữa thuộc về giáo viên là tỷ lệ học sinh/giáo viên cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Cụ thể hơn, phân tích tương quan bảng chéo một số yếu tố trên với kết quả phân loại theo chuẩn chức năng hai môn Toán và tiếng Việt của học sinh.

Theo giới tính, tỷ lệ học sinh có giáo viên là nữ thì kết quả đạt chuẩn cao

hơn những học sinh có giáo viên là nam. Cụ thể, ở môn Toán, trong khi có 65.9% học sinh có giáo viên là nữ đạt chuẩn thì chỉ có 46.8% học sinh có giáo viên là

nam đạt chuẩn. Ở môn Tiếng Việt cũng tương tự (68.4% nữ và 48.6% nam).

Hình 27: Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn chức năng môn Toán và tiếng Việt theo

giới tính giáo viên (%)

46.8 65.9 48.6 68.4 0 20 40 60 80

Giáo viên Nam Giáo viên Nữ

Môn toán Môn Tiếng Việt

Theo thành phần dân tộc của giáo viên, giáo viên là dân tộc Kinh thì kết quả

học tập của học sinh tốt hơn những giáo viên là dân tộc không phải dân tộc Kinh. Có 67.7% học sinh đạt chuẩn chức năng môn toán có giáo viên dân tộc Kinh trong

khi đó giáo viên dân tộc khác chỉ 50.3%. Tương tự với môn tiếng Việt lần lượt là 70.5% và 51.7%.

Về số năm kinh nghiệm dạy lớp 5 của giáo viên có xu hướng tỷ lệ thuận với kết quả học tập hai môn Toán và Tiếng Việt của học sinh.

Hình 28: Quan hệ giữa số năm kinh nghiệm dạy tiểu học với kết quả học

tập 450 500 550 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1011121314 15 16 1718192021 22 23242526 27 28 29303132 33 34 35363738 39 40

Tương tự với số năm kinh nghiệm giảng dạy lớp 5 của giáo viên cũng có

xu hướng tỷ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh.

Hình 29: Quan hệ giữa số năm kinh nghiệm dạy lớp 5 với kết quả học tập

450 500 550 600

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Toán Tiếng Việt

Quan hệ giữa số năm kinh nghiệm với kết quả học tập thể hiện như trên có

thể đưa ra một nhận định về tầm quan trọng của quá trình đúc kết kinh nghiệm

hướng đến đối tượng của người thầy giáo trong công việc của mình. Đây là yếu tố

quan trọng trong tương tác giữa thầy và trò. Mặc nhiên, không tính đến yếu tố trình

độ đào tạo và năng lực cá nhân. Ở đây, kinh nghiệm là một yếu tố có ý nghĩa bởi với học sinh tiểu học thì ngoài việc “dạy”, giáo viên còn phải “dỗ”.

Theo trình độ đào tạo của giáo viên được khảo sát cho thấy, giáo viên có trình độ càng cao thì tỷ lệ học sinh đạt chuẩn càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)