Điểm trường - nơi khó khăn nhất
Cả nước hiện có 15.531 trường tiểu học nhưng có tới 40.283 điểm trường lẻ. Ở 217 huyện
khó khăn nhất nước hiện nay có 4.817 trường tiểu học với 18.055 điểm lẻ, trung bình một
trường có tới 5,5 điểm trường lẻ. Thậm chí tại một số trường tiểu học như Ái Quốc (huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) có tới 17 điểm trường lẻ, điểm xa nhất cách trường chính 20km.
Nơi có nhiều điểm trường lẻ nhất là một trường tiểu học ở Hà Giang với 27 điểm trường lẻ.
Điểm trường - đó là các lớp học nhỏ, nơi thì 1-2 lớp, nhiều lắm cũng chỉ tới 3-4 lớp, đại đa
số là các lớp ghép (một cô dạy cùng lúc vài học sinh lớp 1 học chung với vài học sinh lớp
2...) được dựng lên tạm bợ gần các khu dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chúng đáp ứng nhu cầu được đi học của trẻ em ở các bản, làng xa xôi vì các em còn quá nhỏ
(6-10 tuổi) không thể hàng ngày vượt 5-7km, thậm chí có khi tới vài chục cây số km đường
rừng núi để tới trường học chính đóng tại trung tâm các xã vùng cao. Hệ thống các điểm
trường được thành lập chính là từ nhu cầu tự phát và chủ trương nhân đạo của Chính phủ là
“Thầy tìm trò, trường gần dân, quy mô nhỏ, nhà nước - nhân dân cùng phối hợp...”.
(Trích: http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=121372&ChannelID=13
ngày 06 tháng 12 năm 2006)
Việc các em học sinh học ở các điểm lẻ có ảnh hưởng đến điều kiện học tập bởi chất lượng cơ sở vật chất ở các điểm lẻ không thể tốt do nguồn lực nhà
trường phải phân tán cho việc xây dựng các điểm trường. Chưa kể, các điểm lẻ thường nằm ở các vùng khó khăn nhằm duy trì sĩ số học sinh trên lớp.
Phân tích tương quan giữa kết quả học tập (chuẩn chức năng) với tình trạng
điểm trường cho thấy, đối với môn Toán trong khi tỷ lệ dưới chuẩn ở các trường
không có điểm lẻ chỉ ở 9.1% thì các trường có điểm lẻ là 23.8%, tỷ lệ đạt chuẩn ở các trường không có điểm lẻ là 81.5%, trong khi ở các trường có chỉ 59.1%.
Hình 41: Tỷ lệ đạt điểm chuẩn, số buổi nghỉ học và tình trạng điểm trường
59.10% 23.80% 36.80% 43.20% 14.30% 2.30% 3.40% 81.50% 9.10% 45.50% 41.60% 10.10% 1.80% 1.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Đạt chuẩn Dưới chuẩn Chưa nghỉ Từ 1 đến 2 Từ 3 đến 4 Một tuần Trên một tuần
Cũng từ hình vẽ trên cho thấy sự khác biệt về số buổi nghỉ học của học sinh trong học kỳ giữa các trường có và không có điểm trường. Rõ ràng, việc hình
thành các điểm lẻ mặc dù góp phần vào việc huy động các em đến trường và duy trì sĩ số, tuy nhiên, ở các điểm này, việc đi học của các em còn nhiều khó khăn, đây
là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ học của học sinh.
“Việc hình thành các điểm lẻ với mục đích là giúp con em người đồng bào ở xa trung tâm có thể được học tại ngay nơi ở của mình. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng, quản lý con người, sĩ số còn nhiều vấn đề. Mỗi điểm lẻ chỉ có một vài giáo viên trong khi lãnh đạo nhà trường khó quán xuyến được hết các công việc ở hai nơi” (PVS, hiệu trưởng TH Đồng Văn 2, Hà Giang)
Một yếu tố nữa thuộc về điều kiện địa lý tự nhiên là khu vực trường đóng
cũng ảnh hưởng đến việc tình trạng nghỉ học và thành tích học tập của học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy dưới bảng sau:
Bảng 37: Khu vực trường đóng với tình trạng nghỉ học và kết quả học tậpVị trí trường đóng Vị trí trường đóng
Vùng sâu Nông thôn Thành thị
Chưa nghỉ 32.9% 42.4% 46.5% Từ 1 đến 2 ngày 42.7% 44.1% 39.1% Từ 3 đến 4 ngày 17.2% 10.1% 10.4% Một tuần 2.7% 1.8% 1.9% S ố n g à y n g h ỉ Trên một tuần 4.4% 1.7% 2.0% Dưới chuẩn 31.5% 12.6% 7.5% Cận chuẩn 19.8% 12.7% 8.3% Mô n to án Đạt chuẩn 48.7% 74.7% 84.2% Dưới chuẩn 38.6% 18.1% 9.8% Cận chuẩn 15.0% 10.9% 6.1% K ế t q u ả T i ến g V i ệt Đạt chuẩn 46.3% 71.0% 84.1%
Đáng chú ý, tỷ lệ nghỉ một tuần trở lên ở khu vực trường đóng thuộc vùng
sâu cao hơn so với khu vực nông thôn và thành thị (hai khu vực này chênh lệch nhau không đáng kể). Còn về kết quả học tập hai môn Toán và Tiếng Việt, tỷ lệ dưới chuẩn tập trung phần lớn ở các trường thuộc vùng sâu, trong khi đó tỷ lệ trên chuẩn lại cao nhất ở khu vực thành thị, tiếp đến khu vực nông thôn và thấp nhất ở
Phong tục tập quán
Trong phần tổng quan các nghiên cứu về đề tài này có chỉ ra một số nghiên cứu và kết quả có liên quan đến các yếu tố thuộc về phong tục tập quán ảnh
hưởng đến việc tiếp cận giáo dục, đặc biệt ở khu vực miền núi Việt Nam. Trong
đề tài này, hệ thống số liệu không đáp ứng được nhiều hơn các phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố xã hội như vấn đề nghèo đói, chi phí của hộ gia đình cho giáo dục, hay ngân sách của nhà nước và địa phương… trong đó có các nhân tố
thuộc về phong tục tập quán. Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng sử dụng một số các kết quả có được từ các nghiên cứu định tính được thực hiện ở một số trường cố
gắng cho thấy một bức tranh toàn diện hơn về các nhân tố tác động đến tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc.
Khu vực miền núi có tỷ lệ dân số thuộc nhóm dân tộc ít người rất cao với da dạng các thành phần dân tộc. Đây cũng là khu vực có nhiều nét văn hóa đặc thù trong hơn 50 nhóm dân tộc ở Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố tích cực của các phong tục tập quán truyền thống thì vẫn tồn một số tập quán ảnh hưởng không tích cực đến phát triển giáo dục ở khu vực này. Trước hết phải kể đến các nghi lễ của người đồng bào dân tộc ít người khá phong phú và được diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong năm. Theo các giáo viên ở các trường đến những
ngày này các em đều nghỉ học ở nhà có khi đến hàng tuần hoặc nửa tháng. Việc nghỉ học kéo dài cùng với khả năng tiếp thu kiến thức rất hạn chế do ngôn ngữ
nên tình trạng không theo kịp chương trình khá phổ biến nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.
“Ở Hà Giang, các dân tộc Nùng, Dao, Tày, Mông,… đều có nhiều nghi lễ trong một năm. Trẻ em thì có lễ Lập tịch của người Dao trước đây tiến hành 9 ngày 9 đêm rồi rút xuống 7 ngày, nay rút xuống 3 ngày 3 đêm với nhiều nghi lễ phức tạp, vào những ngày này là các em lại nghỉ học dài. Đây là lễ bắt buộc đối với nam giới” (PVS, giáo viên TH Đồng Văn 2, Hà Giang)
“Người Mông một năm có nhiều lễ tết, tết chính là trước Tết nguyên đán 1 tháng, tết lớn thứ hai là ngày 5 tháng 5 âm lịch, ngoài ra các lễ tết khác rơi vào 13 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7… Ở lớp học không mấy khi đảm bảo đầy đủ sĩ số các em học sinh” (PVS, giáo viên TH Hồng Ngài, Sơn La)
Mặc dù theo kết quả khảo sát, thành tích học tập của các học sinh nữ ở
khu vực miền núi phía Bắc đều cao hơn nam giới, song đối với các em luôn tiềm ẩn một thách thức trong học tập do những phong tục tập quán của những nhóm dân tộc thiểu số. Đối với các em gái, việc hoàn thành tiểu học và tiếp tục theo học trung học cơ sở là khó khăn ở các vùng đồng bào dân tộc ít người nơi
mà trình độ nhận thức của cha mẹ chưa cao về việc học.
“Có phụ huynh nói với tôi rằng thầy cô giáo bắt con tôi đi học nhưng chúng tôi không thể mang kiến thức ra chợ mà bán được, chúng tôi chỉ bán ngô và rau được thôi. Họ cho rằng học nhiều nhưng cũng không kiếm được việc làm” (PVS, giáo viên TH Đồng Văn 2, Hà Giang)
“Người dân tộc cho rằng con gái dù học thế nào cũng không bằng con trai, con gái không thể có được công ăn việc làm bên ngoài mà lớn thì đi lấy chồng” (PVS, giáo viên TH Hồng Ngài, Sơn La)
Nghiên cứu về việc cho con cái đi học của các gia đình đều dựa trên lý do về kinh tế mang lại (Buchmann và Hannum, 2001). Những lựa chọn kinh tế này
thường dựa trên những chuẩn mực văn hóa còn phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Một thực tế đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không thấy lợi ích của việc đi học đối với con cái mình. Mọi hoạt động hằng ngày của họ chỉ diễn ra trong một không gian hẹp, nên việc đi học rồi về nhà không giúp cho kinh tế
của gia đình tốt hơn. Đây là sự lựa chọn hợp lý trong bối cảnh văn hóa cụ thể. Rõ ràng, sự đáp ứng của hệ thống giáo dục đối với kỳ vọng của người dân chưa
tốt nên dẫn đến nhận thức về việc học còn lệch lạc.
Bên cạnh đó, các em gái thường phải kết hôn sớm, ví dụ như người H’Mông ở Lào Cai, các em về nhà chồng sau lễ cưới và vì vậy, những giá trị
kinh tế trong và sau khi các em trưởng thành chủ yếu đóng góp cho nhà chồng.
Điều này có nghĩa là chi phí giáo dục cho một em gái H’Mông sẽ không mang lại giá trị kinh tế cho gia đình bố mẹ đẻ của em, nên việc không theo học cao là “chiến lược” hiệu quả tiết kiệm chi phí đối với các gia đình. Không chỉ ở dân tộc này, nhiều nhóm dân tộc khác cũng có chung hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, do đó việc đầu tư vào học hành cho con gái ở trình độ cao hơn rất hạn chế.
“Một học sinh nữ dân tộc thiểu số học xong lớp 9 không thể tìm được việc ở trong xã với bằng tốt nghiệp của mình. Em cảm thấy chán nản và sau đó bỏ học. Để trở thành nông dân thì các em đã biết những điều cần biết nên các em học lớp 5 hay lớp 9 cũng thế. Thậm chí nếu có đi học rồi thì các em cũng vẫn sẽ làm việc trên nương rẫy” (PVS, giáo viên TH Tủa Chùa, Điện Biên)
Như vậy, phong tục tập quán và những quan niệm về việc học của người dân còn tồn tại ở khu vực miền núi phía Bắc đã ảnh hưởng đến việc học và cơ
hội học tập của trẻ em, đặc biệt là các em gái trong độ tuổi đến trường. Mặc dù, theo luật định, việc phổ cập giáo dục đến hết bậc trung học cơ sở, tuy nhiên, với những vùng, miền còn khó khăn về kinh tế và trình độ dân trí chưa cao thì trẻ
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Thứ nhất, việc tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở miền núi phía Bắc so với một số vùng miền trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn thể
hiện ở các cơ hội, điều kiện học tập tại trường và gia đình. Các khó khăn chủ
yếu tập trung ở điều kiện học tập tại nhà chưa tốt, việc đi lại khó khăn, số bữa
ăn không đảm bảo sức khỏe, thiếu sự quan tâm của gia đình và việc tiếp cận với tiếng Việt, kiến thức tại trường còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Thứ hai, kết quả học tập là chỉ báo thể hiện rõ nét nhất khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, những phân tích trong luận văn chỉ ra rằng kết quả học tập của học sinh khu vực này còn thấp
hơn so với các vùng khác trong cả nước, đặc biệt so với các vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Thứ ba, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục miền núi nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng thể hiện qua hệ thống các chương trình, dự án phát triển phần nào giúp cho học sinh ở đây được tiếp cận tốt hơn với giáo dục. Mặc dù các chương trình, dự án hỗ trợ chưa bao phủ được toàn bộ số đối tượng cần hỗ trợ, song, những kết quả bước đầu thể hiện ở tỷ lệ được thụ hưởng dự án, các nội dung, hợp phần dự án quan tâm đều trúng với những khó khăn mà khu vực
này đang gặp phải đã chứng tỏ những tác động tích cực đến việc nâng cao cơ hội học tập và tiếp cận giáo dục của học sinh khu vực miền núi phía Bắc cũng như
nhiều vùng miền khác trong cả nước.
Thứ tư, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh chủ yếu là các yếu tố thuộc hoàn cảnh gia đình, nhà trường bên cạnh yếu tố điều kiện địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khác. Các yếu tố về gia đình như điều
kiện kinh tế, số bữa ăn, sự quan tâm của cha mẹ, tạo điều kiện về thời gian và không gian cho con em học tại nhà… Bên cạnh đó sự khác biệt về học vấn, nhóm dân tộc, vùng miền cũng như nghề nghiệp của cha mẹ cũng phản ánh khá rõ trong việc tiếp cận với các điều kiện học tập tại gia đình và nhà trường. Nhóm nhân tố thuộc về nhà trường chủ yếu liên quan đến đội ngũ giáo viên, cơ
sở vật chất và công tác quản lý.
Mặc dù luận văn chưa chỉ ra được đầy đủ các nhân tố và xác định xem nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến việc học tập của học sinh nhưng cũng đã cố gắng lượng hóa và chỉ ra một số yếu tố chính thuộc về hoàn cảnh gia đình và từ phía nhà trường có ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học. Đây là cơ sởđể các giải pháp, chính sách hướng tới nhằm giúp các em
ở đây có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các điều kiện và cơ hội học tập đảm bảo các quyền của trẻ em.
Thứ năm, nguồn dữ liệu được sử dụng và khai thác của luận văn mặc dù
phong phú và đa dạng thông tin, tuy nhiên, một số nội dung do tính mục đích ban đầu thiết kế nên chưa đề cập được đầy đủ các khía cạnh nội dung về tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học. Trong quá trình phân tích đã gợi ý cho tác giả nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu hơn nữa trong các nghiên cứu tiếp theo
(như các yếu tố phong tục tập quán, yếu tố kinh tế, chính sách của các địa
phương, nhận thức của cộng đồng… đối với vấn đề học tập của trẻ em)
2. Khuyến nghị
Thứ nhất, tăng cường các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch một số mặt trong giáo dục tiểu học như:
- Xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm tập trung cải thiện các khó
khăn về hoàn cảnh gia đình của nhóm học sinh vùng khó khăn nhằm cải thiện
các điều kiện giúp học sinh thuộc các vùng sâu/xa, học sinh thuộc các dân tộc thiểu số bớt khó khăn trong việc đi học và nâng cao kết quả học tập. Nghiên
cứu, xây dựng hệ thống mạng lưới trường học hợp lý để giảm khoảng cách đi
lại của học sinh tiểu học; Hỗ trợ, cấp phát một số đồ dùng học tập thiết yếu cho học sinh ở vùng khó khăn.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của các chương trình/dự án tập
trung vào các vùng khó khăn nhằm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang
thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Tăng cường việc dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các vùng sâu/xa; khuyến khích các em sử dụng tiếng Việt ngoài nhà trường.
- Xây dựng các chính sách ưu tiên cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ