Tỷ lệ học sinh có đồ dùng học tậ p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 49)

93.8 99.1 95.3 95.9 93.8 70.1 79.4 97 0 20 40 60 80 100 120 Cặp sách Vở viết Bút máy/bi Bảng con

Xét theo một sốđặc điểm về gia đình, dân tộc và vùng miền để cho thấy sự khác biệt về điều kiện học tập giữa các học sinh.

Bảng 7: Tỷ lệ học sinh có các đồ dùng phục vụ học tập theo thành phần dân

tộc và vị trí trường đóng (%)

Dân tộc Vị trí

Kinh Khác Vùng sâu/xa Nông thôn Thành thị

Cặp sách 98.8 90.0 89.3 97.2 98.0 Bút chì đen 97.2 93.2 92.6 96.6 97.4 Vở viết 99.5 98.8 98.5 99.5 99.5 Vở nháp 98.3 94.2 94.1 97.1 98.1 Bút máy/bi 96.7 91.6 90.8 96.0 96.7 Bút chì màu 75.8 65.4 64.6 71.9 81.4 Bảng con 79.6 79.3 77.5 80.9 81.1 Thước kẻ 98.2 96.2 95.6 98.0 98.0

Sự khác biệt theo nhóm dân tộc và khu vực trường đóng là tương đối rõ theo bảng số liệu trên. Ở tất cả các đồ dùng học tập, học sinh dân tộc Kinh và ở

tộc Khác và ở các vùng khó khăn. Điều này dễ hiểu do những khó khăn về điều kiện kinh tế ở các khu vực và nhóm dân tộc khác nhau dẫn đến sự đầu tư cho

con cái khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo

đói ở miền núi phía Bắc” do Dự án Diễn đàn miền núi thực hiện năm 2003 chỉ

ra rằng, ở khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số là 7.67% trong khi nhóm dân tộc Kinh là 3.72%, ở khu vực nông thôn tỷ lệ này lần lượt là 66.60% và 29.16%. Bên cạnh yếu tố nhận thức thì những ràng buộc về kinh tế

có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cho con cái học tập.

Sách giáo khoa và tài liu tham kho

Nhìn vào hình vẽ bên dưới có thể thấy rằng phần lớn các em được trang bị

sách giáo khoa môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó các sách tham khảo lại chiếm tỷ lệ rất thấp (tham khảo Toán chỉ 15.2% và tiếng Việt 19.6%). Bên cạnh đó

một số sách phụ trợ khác như từ điển, truyện đọc, vở bài tập tỷ lệ cũng không cao. Tuy nhiên, đối với sách và tài liệu tham khảo khác, sự thiếu thốn còn khá phổ biến. Các tài liệu tham khảo có vai trò giúp các em mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa và bổ trợ các kỹ năng khác.

Hình 8: Tỷ lệ có sách giáo khoa và tài liệu tham khảo môn Toán và Tiếng

Việt (%) 97 97 28.8 86.6 19.6 16.6 51.7 96.8 80.5 86.2 15.2 0 20 40 60 80 100 120 Tiếng việt T1 Tiếng việt T2 Tuyện đọc Vở bài tập viết Sách tham khảo TV Từ điển TV Tập làm văn Toán 5 Bài tập toán Vở bài tập toán Sách tham khảo Toán

Ngoài quan tâm đến việc các em có sách giáo khoa môn Toán và Tiếng Việt hay không thì nghiên cứu còn tìm hiểu đến cách thức tiếp cận như thế nào. Có 42.9% trả lời mượn thư viện của trường, phần lớn vẫn là cha mẹ mua 68.2%,

ngoài ra 32.3% được cấp phát miễn phí và 8.0% sử dụng sách cũ. Đối với sách giáo khoa, học sinh khu vực miền núi và ở các vùng khó khăn được ngành giáo dục cấp phát sách miễn phí một phần, bên cạnh đó là các hoạt động quyên góp,

ủng hộ của các tổ chức cá nhân trong xã hội.

“Hàng năm nhà trường nhận được nhiều sách, vở, quần áo của các tổ chức, cá nhân, đơn vịở vùng xuôi mang lên hỗ trợ cũng giúp cho các em ở đây bớt phần khó khăn bên cạnh ngành giáo dục của địa phương hỗ trợ” (PVS, hiệu trưởng TH Tủa Chùa, Điện Biên)

Phân tích tương quan với một số đặc điểm như vị trí trường đóng, thành phần dân tộc và dân tộc cho được kết quả thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 8: Sách giáo khoa môn Toán và Tiếng Việt đang sử dụng (%)

Thư viện Cha mẹ mua Được cấp phát Sách cũ Kinh 14.0 91.1 8.5 7.0 Dân tộc Khác 64.0 44.3 51.2 8.7 Thành thị 19.1 87.8 13.5 5.4 Nông thôn 22.8 85.7 12.9 7.2 Vị trí trường đóng Vùng sâu 68.4 38.1 56.4 9.9

Có sự khác biệt giữa các nhóm học sinh theo các đặc điểm. Nhìn vào số liệu có thể thấy học sinh dân tộc Kinh và học ở các trường thuộc khu vực thành thị và nông thôn chủ yếu sách do cha mẹ mua cho, trong khi đó học sinh dân tộc và ở các

vùng khó khăn hơn thì nguồn sách giáo khoa do được cấp phát miễn phí và nhà

trường cho mượn. Như vậy là các hoạt động/chương trình hỗ trợ đã phần nào giúp các em học sinh khó khăn tiếp cận được với sách giáo khoa trong học tập.

Góc hc tp

Kết quả khảo sát chung cho thấy, có 72.2% số em trả lời có góc học tập tại nhà, 27.8% không có. Các em học sinh ở khu vực thành thị tỷ lệ có góc học

tập tại nhà cao nhất 88.7%, tiếp đến là nôgn thôn 81.5% và thấp nhất là ở vùng cao chỉ có 58.3%. Việc có góc học tập tại nhà thể hiện sự quan tâm của gia đình trong việc tạo điều kiện cho các em học tập. Trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục sẽ so sánh sự khác biệt giữa nhóm có góc học tập tại gia đình và nhóm không có trong thành tích/kết quả học tập.

Hình 9: Tỷ lệ có góc học tập theo khu vực trường đóng (%)

58.3 81.5 88.7 0 20 40 60 80 100

Vùng sâu Nông thôn Thành thị

Theo thành phân dân tộc, giới tính và vùng miền, kết quả thể hiện dưới bảng sau. Các em dân tộc Kinh có tỷ lệ có góc học tập cao hơn dân tộc khác (88.7% so với 59.6%).

Bảng 9: Tỷ lệ có góc học tập theo nhóm dân tộc, giới tính và vùng miền

Các đặc điểm Tỷ lệ Kinh 88.7 Dân tộc Khác 59.6 Nam 69.8 Giới tính Nữ 74.9 Đông Bắc 76.7 Vùng/miền Tây Bắc 58.3

Về giới tính, các em học sinh nữ có tỷ lệ cao hơn mặc dù khoảng cách không quá lớn. Có thể nữ giới có thói quen thu vén hơn trong việc tạo một góc học tập hoặc không gian riêng cho bản thân. Trong bảng câu hỏi không đưa ra

một khái niệm rõ ràng về góc học tập mà chỉ nói chung chung là không gian dành cho học tập ở nhà.

Cơ sở vt chất nhà trường

Trong số các trường được khảo sát, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của nhà trường còn nhiều khó khăn, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt

động học tập của các em học sinh ở các trường này. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 63% số trường có phòng đồ dùng dạy học, 5.9% có phòng máy tính, 58%

có thư viện, 93% có sân chơi, 3.0% phòng tập thể dục thể thao, 27.9% có phòng y tế, 49.3% có vườn trường và 21.2% có phòng truyền thống.

Hình 10: Cơ sở vật chất hiện có của nhà trường8

63 5.9 58 93 3 27.9 49.3 21.2 0 20 40 60 80 100 Phòng đồ dùng dạy học Thư viện P. Tập thể dục Vườn trường Tỷ lệ %

Theo Điều lệ trường tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành9 thì các phòng và cơ sở vật chất nói trên đều phải được đảm bảo phục vụ cho hoạt động

giảng dạy và học tập của nhà trường. Tuy nhiên, theo như kết quả khảo sát thì hiện

nay các em học sinh đang phải học tập tại môi trường chưa được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất thiết yếu. Ngoài việc học tập, nhu cầu vui chơi giải trí, được chăm sóc y tế (khi cần thiết) và hoạt động tham quan, thực tiễn là rất cần thiết.

“Hầu như các trường miền núi cơ sở vật chất còn khó khăn, mặc dù được sự quan tâm của cấp trên nhưng cũng không giải quyết được nhiều do ngân sách địa phương còn hạn chế” (PVS, hiệu trưởng TH Phố Ràng, Lào Cai)

“Các em học sinh ở đây rất thiệt thòi về cái điều kiện học hành ở nhà trường. Đấy, trường lớp như vậy bao nhiêu năm nay cũng chẳng thay đổi là mấy. (PVS, giáo viên TH Hồng Tiến, Thái Nguyên)

8

Sử dụng bộ dữ liệu về Hiệu trưởng

9

Phân tích theo khu vực trường đóng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mặt điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường giữa các khu vực. Hầu như tỷ lệ các trường được trang bị các điều kiện nói trên đều nằm ở khu vực thành thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn và đặc biệt ở vùng sâu tỷ lệ không đáng kể.

Bảng 10: Tỷ lệ được trang bị cơ sở vật chất theo khu vực trường đóng (%)

Trang thiết bị Vùng sâu Nông thôn Thành thị

P. Đồ dùng dạy học 46.8 74.8 78.8 P. Máy tính 0.6 6.3 23.1 Thư viện 44.6 66.7 75.8 Sân chơi 87.9 97.3 96.5 P. Tập thể dục thể thao 2.1 3.3 5.6 P. Y tế 9.7 36.5 59.3 Vườn trường 34.8 63.9 51.3 P. Truyền thống 11.1 26.3 38.6

Điều đáng chú ý là ngay ở các trường tưởng như rất dễ có thể trang bị các điều kiện vật chất: vườn trường, sân chơi cho việc dạy và học như ở vùng sâu

và nông thôn nhưng trong thực tế lại không có được trong khi ở khu vực thành thị các trường lại đầy đủ hơn. Theo các thông tin định tính được biết, đo địa

hình khó khăn nên để có thể san ủi có mặt bằng phải chi phí tốn kém rất nhiều

so với tiền xây dựng.

“Ở đây đồi núi mênh mông nhưng muốn có được một chỗ đất bằng phẳng để xây trường cũng khó, toàn đá là đá. Ngay sân chơi, bãi tập cũng còn rất hạn chế. Tiền san ủi có mặt bằng, mua nguyên vật liệu xây dựng rất tốn kém” (PVS, hiệu trưởng TH Tủa Chùa, Điện Biên)

“Địa hình ở đây là cao nguyên đá nên diện tích trường đạt tiêu chuẩn của Bộ hầu như không có” (PVS, giáo viên TH Thị trấn Đồng Văn, Hà Giang)

Phần lớn các trường được khảo sát không thuộc diện trường đạt chuẩn

quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (76.4%)10. Chỉ có 23.6% số trường đã được công nhận. Việc các trường được công nhận chuẩn quốc gia khi đạt được các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, quản lý… Trong số các trường chưa được công nhận chuẩn quốc gia phần lớn

nằm ở vùng sâu (91.7%), vùng nông thôn 70.7%, chỉ có 43.4% ở khu vực thành thị chưa được công nhận trong mẫu khảo sát này. Bản thân đánh giá của lãnh

đạo nhà trường về hiện trạng cơ sở vật chất của nhà trường, chỉ có 12% cho

rằng tốt, 60.1% tương đối và 27.9% cho rằng đã xuống cấp cần thay thế.

Như vậy, qua phân tích về thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường đảm

bảo hoạt động học tập cho các em học sinh hiện vẫn chưa được đảm bảo. Điều này được khẳng định rõ hơn trong thông tin định tính.

Điều kin v sinh, nguồn nước

Nguồn nước sử dụng và điều kiện vệ sinh trường học có ảnh hưởng rất lớn

đến sức khỏe của các em, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay dịch bệnh lây truyền diễn ra hết sức phức tạp. Khi được hỏi về nguồn nước nhà trường sử dụng hàng ngày, kết quả thu được từ bộ số liệu sử dụng phiếu hỏi hiệu trưởng như sau:

Hình 11: Các nguồn nước mà nhà trường đang sử dụng (%)

62.3 13.5 24 37.9 3.3 0 20 40 60 80

Nước giếng Nước mưa Nước máy Nước suối Nước sông

Vẫn có đến 37.9% số trường sử dụng nước suối cho các hoạt động của nhà

trường. Phần lớn các trường vẫn sử dụng nước giếng 62.3%. Chỉ có 24% được sử

dụng nước máy, trong đó các trường khu vực thành thị chiếm 74.8%, khu vực nông thôn chỉ 20% và vùng sâu là 9.4%. Như vậy là các trường hiện nay vẫn chủ

yếu sử dụng nguồn nước tự nhiên mà chưa được tiếp cận với các nguồn nước đã

được xử lý đảm bảo chất lượng an toàn. Rất tiếc, trong bộ phiếu hỏi của khảo sát

này không đề cập đến nhà trường có cung cấp nước uống cho học sinh hay không, nếu có thì sử dụng nguồn nước nào cho các em sử dụng và vấn đề nhà vệ sinh đạt

tiêu chuẩn. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra về vệ sinh môi trường nông thôn do Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) phối hợp với UNICEF phối hợp thực hiện năm 2008 đã chỉ ra rằng hơn 50% trường học ở nông thôn không có nước uống cho học sinh. Đáng lưu ý, tại các khu vực trường học vẫn còn tới 5.1% số trường phải dùng nước sông, ao, hồ và có 20.1% nhà trường không có nước và hơn 52% nhà trường không cung cấp nước uống cho học sinh trong thời gian ở trường. Chất lượng nhà vệ sinh ở trường học rất thấtp và hầu như các trường không có khu vực rửa tay cho các em. Cũng theo kết quả điều tra này, chỉ có 11,7% trường học có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm từ phía học sinh và các giáo viên các

trường cũng tỏ ra khá bức xúc khi nói về vấn đề vệ sinh và nguồn nước. Đáng lưu ý,

ở một số nơi như Lào Cai, Hà Giang hiện tượng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô

(mùa đông) khiến cho nhiều hoạt động của nhà trường rất khó khăn như việc ăn ở

của giáo viên, học sinh.

“Vào mùa khô, nước ở đây rất hiếm, hằng ngày chúng tôi và các em học sinh phải đi lấy nước ở nơi rất xa và phải dự trữ bằng các vật dụng có thể” (TLN, giáo viên TH Phố ràng, Lào Cai)

“Nhà trường lấy nước từ trên núi, vào mùa khô các hoạt động của nhà trường cần đến nước rất khó khăn” (PVS, hiệu trưởng TH Đồng văn 2, Hà giang)

Còn về nhà vệ sinh, các giáo viên cho rằng hầu như các trường ở miền

núi chưa có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn mà chủ yếu là làm tạm bằng việc che các phên, dậu, thậm chí có trường còn không có nhà vệ sinh.

“Có trường hiện giờ chưa có nhà vệ sinh, các em đi một cách tự nhiên ngoài đồi. Một số thì làm rất tạm bợ bởi xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn rất tốn kém, hơn nữa một ngày nhu cầu rất lớn nên nếu xây ít phòng không thể đáp ứng được” (PVS, giáo viên TH Đồng văn 2, Đồng Văn)

Mặc dù trong phạm vi luận văn không thể chỉ ra một cách đầy đủ nhất những điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, tuy nhiên, với những thông tin cơ bản nói trên cho thấy việc tiếp cận với giáo dục nói chung và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho giáo dục tiểu học

còn rất khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc. Các nghiên cứu giáo dục quốc tế

chỉ ra rằng, đầu tư cho giáo dục tiểu học là đầu tư có tác động rất lớn đến chất

lượng giáo dục cũng như sự thịnh vượng của một quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đầu tư cho giáo dục tiểu học chiếm đa số trong cơ cấu đầu tư cho giáo

dục [Unessco, No 6, 2007]

2.2.2.2. Điều kin thi gian hc tp Thi gian hc trường

Việc quy định học một buổi hay nhiều buổi trong ngày của Bộ Giáo dục và

Đào tạo hiện nay chưa rõ và các địa phương được phép điều chỉnh sao cho phù hợp với việc thực hiện nội dung chương trình học của mình. Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng ở bậc tiểu học, trung học cơ sở đặc biệt là các tỉnh miền núi nên học hai buổi trên ngày để các em có thời gian học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa, đồng thời nâng cao khả năng nói tiếng Việt ở trường. Lý do của việc

đưa ra chủ trương học hai buổi trên ngày chất lượng giáo dục cơ bản ở các khu vực này thấp hơn so với các khu vực thành thị, có điều kiện kinh tế xã hội. Trong khảo sát này, có một nửa số em trả lời chỉ học buổi sáng (51.7%), có 36.5% học cả ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)