Học vấn của cha mẹ và việc giúp đỡ con học bài ở nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 85 - 88)

Nghề nghiệp của mẹ Nghề nghiệp của bố

Nông nghiệp Cán bộ/viên chức Buôn bán/dịch vụ Nông nghiệp Cán bộ/viên chức Buôn bán/dịch vụ Không bao giờ 28.1 10.2 21.3 28.7 11.9 13.3 Thỉnh thoảng 58.5 65.0 53.1 58.5 63.2 60.5

Thường xuyên 13.4 24.8 25.6 12.8 24.9 22.6

Phân tích quan hệ giữa nghề nghiệp của cha mẹ với thời gian học bài ở

nhà cho thấy những học sinh có cha mẹ làm nông nghiệp thời gian học bài ở nhà ít hơn so với cha mẹ làm công chức hoặc buôn bán dịch vụ. Nếu như nhóm

bố làm nông nghiệp thời gian học bài trên 2 giờ/ngày chiếm 26.1% thì nhóm viên chức là 13.9%, tiếp đến là buôn bán dịch vụ 39.5%.

Ngay cả việc đến trường bằng phương tiện gì cũng thấy sự khác biệt giữa nghề nghiệp cha mẹ học sinh. Tỷ lệ học sinh trả lời đi bộ cao nhất ở nhóm bố

mẹ làm nông nghiệp (mẹ 64.9%, bố 65.9%), nhóm cha mẹ là công chức/viên chức thấp nhất (mẹ 48.0%, bố 52.9%), tiếp đến là nhóm buôn bán/dịch vụ (mẹ

52.0%, bố 47.3%). Trong khi đó, học sinh trả lời được cha mẹ đưa đi cao nhất ở

nhóm cha mẹ làm công chức (mẹ 14.6%, bố 12.1%), tiếp đến là nhóm dịch vụ

(mẹ 16.6%, bố 15.6%), thấp nhất nhóm làm nông nghiệp (mẹ và bố cùng 0.7%).

Đối với việc đến trường bằng phương tiện xe đạp thì giữa các nhóm không có sự khác nhau nhiều.

Ngoài ra, việc mua sách cho con đi học cũng có sự khác biệt nhất định.

Dưới đây là hình vẽ thể hiện mối quan hệ này.

Hình 26: Nghề nghiệp của cha mẹ và mua sách cho con cái (%)

62.6 61.2 86.2 86.4 89 88.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% Mẹ Bố Buôn bán/dịch vụ Cán bộ Nông dân

Tỷ lệ cha mẹ mua sách cho con cái là nông dân chiếm tỷ lệ thấp nhất, tiếp

đến là nhóm cán bộ/viên chức. Có thể với những cha mẹ là buôn bán/dịch vụ thì thu nhập của họ tốt hơn nên thể hiện ở tỷ lệ mua sách cho con cái nhiều hơn

phương có các hình thức hỗ trợ sách miễn phí hoặc các hoạt động quyên góp,

ủng hộ đối với những trẻ em gặp khó khăn về hoàn cảnh kinh tế gia đình.

Kết quả phân tích quan hệ giữa nghề nghiệp của cha mẹ đối với thành tích học tập của học sinh trong nghiên cứu này có sự tương đồng với các kết luận của Colemam (1975) – một nhà xã hội học giáo dục Mỹ với tác phẩm nổi tiếng cho rằng “trường học không tạo ra sự khác biệt nhưng gia đình thì tạo ra sự khác biệt” trong giáo dục trẻ em ở tiểu học. Hai học giả khác là Raimonda JARIENE and Audrone RAZMANTIENE (2006) cho rằng “cấu trúc nền tảng

gia đình của học sinh trong đó có yếu tố học vấn và nghề nghiệp của cha mẹảnh

hưởng đến kết quả học tập bên cạnh các yếu tố quan trọng khác” khi phân tích các nhân tốảnh hưởng đến kết quả của học sinh Lat-via (Lithuania).

3.1.3. Nói tiếng Việt ở nhà

Lý do đưa việc có hay không nói tiếng việt ở nhà vào nhân tố gia đình bởi tiếng Việt có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển trí tuệ của trẻ em ở các địa bàn dân tộc thiểu số. Khu vực miền núi phía Bắc chiếm trên 50% dân số là người dân tộc ít người, cơ cấu thành phần dân tộc đa

dạng, nhiều tỉnh có tới trên 30 dân tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển rất khác nhau. Một số tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất cao (trên 80% dân số

toàn tỉnh) như: Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Trong mẫu khảo sát này, tỷ lệ học sinh là dân tộc Khác chiếm tới 56.5%, còn lại 43.5% là dân tộc Kinh. Trong số không phải dân tộc Kinh, có đến 19.0% không nói tiếng Việt ở nhà, 52.7% thỉnh thoảng và chỉ có 28.3% thường xuyên.

Điều này cho thấy một tỷ lệ không nhỏ các em chỉ nói tiếng Việt ở trường. Các nghiên cứu gần đây về tình trạng bỏ học của học sinh tiểu học, trong đó có

nguyên nhân về mặt ngôn ngữ khiến các em không theo kịp chương trình dẫn

đến lực học kém [30, tr.25]. Những học sinh không được học tiếng mẹ đẻ đầy

trong khi đó các trường tiểu học ở Việt Nam hiện nay phần lớn mới chỉ sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt chứ chưa dạy bằng ngôn ngữ bản địa. Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho đến nay mới đang được xây dựng và dạy thí điểm ở các vùng

có đồng bào dân tộc tập trung đông người, còn những vùng tập trung nhiều nhóm dân tộc rất khó có thể thực hiện được.

“Tiếng Việt của các em học sinh người dân tộc là một rào cản lớn để các em có thể theo kịp các chương trình của Bộ. Các em ít có điều kiện nói tiếng Việt thường xuyên, về nhà thường nói tiếng mẹ đẻ” (PVS, giáo viên TH Hồng Ngài, Sơn La)

“Chỉ đến trường học sinh dân tộc mới nói tiếng Việt, ngay cả bạn bè trong lớp đôi khi vẫn dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp. Các giáo viên chủ yếu ở dưới xuôi lên, khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc cũng rất hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức gặp nhiều khó khăn” (PVS, giáo viên TH Đồng Văn 2, Điện Biên)

“Ở nhà em không nói tiếng Việt vì bố mẹ không nói” (PVS, học sinh TH Hồng Ngài, Sơn La”

“Các bạn là người Mèo chỉ nói tiếng Việt ở lớp thôi” (PVS, học sinh TH Đồng Văn 2, Hà Giang)

Tìm hiểu quan hệ giữa kết quả học tập với tình trạng này cho thấy, tỷ lệ đạt chuẩn (chức năng) ở cả hai môn Toán và tiếng Việt đều cao hơn ở nhóm

thường xuyên nói tiếng Việt tại nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)