Tương quan đơn một số yếu tố với tình trạng nghỉ học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 42)

Vị trí trường Giới tính Dân tộc Cách thức đến trường DEN TRUONG BAO LAU Số ngày nghỉ Vị trí trường Spearman Correlation 1 .015(** ) -.470(**) .292(**) -.236(**) -.135(**) Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 218939 218953 215009 217610 217176 Giới tính Spearman Correlation 1 -.021(**) .006(**) -.017(**) -.075(**) Sig. (2-tailed) .000 .009 .000 .000 N 217293 213059 215565 215208 Dân tộc Spearman Correlation 1 -.284(**) .273(**) .161(**) Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 213280 215775 215275 Cách thức đến trường Spearman Correlation 1 -.129(**) -.079(**) Sig. (2-tailed) .000 .000 N 213544 212655 Số ngày nghỉ Spearman Correlation 1 .205(**) Sig. (2-tailed) .000 N 215286

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Dễ dàng nhận thấy mối tương quan khá chặt giữa các yếu tố với việc nghỉ

học của học sinh đều ở mức ý nghĩa hai con số. Một số yếu tố mức độ tương quan

không thực sự lớn như giới tính (-0.75). Một số yếu tố có tương quan khá cao như

thời gian đến trường (0.205) và có hệ số dương cho thấy thời gian đến trường càng nhiều thì việc số ngày nghỉ học càng lớn. Hay vị trí trường đóng có hệ số tương

quan (-0.135) cho thấy có mối liên hệ giữa khu vực trường đóng. Có thể dấu (-) trong bảng kết quả thể hiện mối tương quan nhưng ngược chiều, tức là càng ở khu vực thành thị thì số ngày nghỉ học càng thấp, và ở khu vực vùng cao/sâu thì số

ngày nghỉ học càng cao. Đây là một giả thuyết sẽ tiếp tục được chứng minh và tìm hiểu trong các phân tích bảng chéo sau đây.

Bảng 3: Số ngày nghỉ theo khu vực trường đóng (%)

Khu vực

Số ngày nghỉ Vùng sâu Nông thôn Thành thị

Chưa nghỉ ngày nào 32.9 42.4 46.5

Từ 1-2 ngày 42.7 44.1 39.1

Từ 3-4 ngày 17.2 10.1 10.4

Khoảng 1 tuần 2.7 1.8 1.9

Trên 1 tuần 4.4 1.7 2.0

Tổng 100.0 100.0 100.0

Bảng số liệu trên cho thấy, khu vực thành thị tỷ lệ học sinh trả lời chưa

nghỉ ngày nào trong học kỳ gần đây nhất cao nhất 46.5%, tiếp đến là khu vực nông thôn 44.1% và thấp nhất là khu vực vùng sâu 32.9%. Ngược lại, ở khu vực thành thị có tỷ lệ trả lời nghỉ học ở các mức độ đều thấp hơn khu vực vùng sâu

và tương đương với khu vực nông thôn. Học sinh ở khu vực vùng sâu có tỷ lệ

nghỉ học từ 3- 4 ngày trở lên đều cao hơn các khu vực khác.

Theo thành phần dân tộc của học sinh, tỷ lệ học sinh chưa nghỉ ngày nào trong nhóm dân tộc kinh cao hơn nhóm dân tộc khác (45.2% so với 33.8%),

trong khi đó tỷ lệ học sinh trả lời nghỉ ở các mức từ 3-4 ngày, 1 tuần và trên 1 tuần đều cao hơn ở nhóm dân tộc khác [xem hình].

Hình 5: Số ngày nghỉ học theo thành phần dân tộc (%)

45.2 42.6 9.5 1.6 1.1 33.8 42.9 16.2 2.7 4.3 0 10 20 30 40 50

Chưa nghỉ ngày nào Từ 1 đến 2 ngày Từ 3 đến 4 ngày 1 tuần Hơn 1 tuần Khác Kinh

Còn phân tích theo giới tính, điều đáng lưu ý là học sinh nam có tỷ lệ nghỉ

học nhiều hơn học sinh nữ và không có sự khác biệt giữa các vùng, miền và thành phần dân tộc. Khi phân tích tương quan ba biến với khu vực trường đóng, nhóm

dân tộc đều cho một kết quả tương tự và đạt mức ý nghĩa thống kê cho phép.

Bảng 4: Số ngày nghỉ học theo giới tính và thành phần dân tộc (%)

Giới tính Nhóm dân tộc Nam Nữ Tổng Chưa nghỉ ngày nào 44.2 46.3 45.3 Từ 1 đến 2 ngày 41.9 43.4 42.7 Từ 3 đến 4 ngày 10.8 8.1 9.4 1 tuần 1.8 1.3 1.6 Số ngày nghỉ Hơn 1 tuần 1.2 .9 1.1 Dân tộc Kinh Tổng 100.0 100.0 100.0 Chưa nghỉ ngày nào 30.2 37.6 33.8 Từ 1 đến 2 ngày 43.7 42.1 43.0 Từ 3 đến 4 ngày 17.7 14.7 16.3 1 tuần 3.0 2.5 2.7 Số ngày nghỉ Hơn 1 tuần 5.4 3.0 4.3 Dân tộc khác Tổng 100.0 100.0 100.0

Trong bảng hỏi điều tra định lượng chưa chú ý đến tìm hiểu lý do nghỉ

học của học sinh. Tuy nhiên, qua các thông tin định tính bổ sung cho thấy, các

em nghỉ học do một số nguyên nhân: lễ tết, thời tiết, vào ngày mùa, gia đình có công việc…

“Người đồng bào dân tộc trên này một năm có nhiều ngày lễ nên cứ đến những ngày đó là các em nghỉ một vài buổi học. Gia đình có công có việc như cưới xin, ma chay các em cũng nghỉ, phần lớn là không có phép. Nhiều khi giáo viên vào tận nhà hỏi lý do nghỉ học mới biết là gia đình có việc như vậy” (PVS, giáo viên TH Tủa Chùa, Điện Biên)

“Cứ đến ngày mùa gặt bắp, gặt lúa là các em phải ở nhà giúp đỡ bố mẹ, lớn thì ra đồng, còn bé thì trông em, xong mấy ngày đó các em lại đến trường” (PVS, giáo viên TH Hồng Ngài, Sơn La)

“Ở miền núi các ngày mưa gió các em nghỉ học cũng rất nhiều do đi lại khó khăn, nhiều khi sạt lở, nước lũ các em không thể đến trường được” (PVS giáo viên TH Phú Cường, Hòa Bình)

Với kết quả nói trên, sự khác biệt giữa trẻ em trai và gái về số buổi nghỉ

học có vẻ như không phù hợp với kết quả khi phân tích về tình trạng bỏ học của

học sinh tiểu học của một số nghiên cứu gần đây. Với quan niệm nghỉ quá 30

buổi học liên tục không có lý do hoặc không chuyển học bạ đi nơi khác, nghiên

cứu của Viện Khoa học Giáo dục về tình trạng bỏ học của một số tỉnh miền núi năm 2008, trong đó có Hà Giang chỉ ra rằng, cơ cấu tỷ lệ bỏ học của học sinh

nữ nhiều hơn nam (52.1% so với 47.9%). Trong nghiên cứu này, chỉ có sự tương đồng khi phát hiện ra sự khác biệt về thời gian nghỉ học chỉ xuất hiện

giữa các nhóm dân tộc, giữa khu vực cư trú. Có thể sự bất bình đẳng nam nữ chỉ

diễn ra ở việc gia đình các em quyết định cho em đi học hay không, nghĩa là các em nữ có thể bị thiệt thòi hơn trong việc không được đi học, hoặc phải nghỉ học

sớm trong khi các em nam được đi học và tiếp tục học cao hơn. Còn trong quá trình học, một thực tế có thể xảy ra là các em nữ thường chăm chỉ đến lớp và thực hiện các quy định trong lớp học tốt hơn các em nam.

Cảm nhận khi đến trường

Việc được đến trường học tập là một chỉ số quan trọng trong tiếp cận giáo

dục phổ thông của học sinh khu vực miền núi phía Bắc. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu việc học mang lại sự hứng khởi hoặc niềm vui cho các em thì các chính sách giáo dục mới thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Trong số các em trả lời

phiếu hỏi, có 87.0% em rất thích đến trường, 6.1% em tương đối thích, 6.2%

cảm thấy bình thường, và chỉ có 0.8% cảm thấy không thích. Tương tự, cảm

nhận của các em đối với thầy cô có 89.7% học sinh trả lời rất yêu quý, 5.1%

tương đối yêu quý, 4.7% bình thường và 0.6% không yêu quý.

“Chúng em thích đến trường vì có bạn bè, thầy cô và biết cách làm tính” (PVS, học sinh, TH Phố Ràng, Lào Cai)

“Các thầy cô rất tốt dạy học và đôi khi cho quần áo nữa” (PVS, học sinh TH Tủa Chùa, Điện Biên)

Qua một số chỉ số này cho thấy phần lớn các em cảm thấy việc đến trường, quan hệ với thầy cô mang lại sự hứng thú và đây chính là biểu hiện của

tính chất thân thiện, tích cực của môi trường giáo dục/nhà trường đối với quá

trình xã hội hóa của trẻ em lứa tuổi tiểu học. Có đến 98.8% các em trả lời muốn

tiếp tục lên lớp 6 (vào trung học cơ sở) chỉ có 1.2% các em trả lời không muốn.

“Chúng em muốn được tiếp tục đi học giống các bạn, bố mẹ cũng vậy” (PVS, học sinh TH Phú Cường, Hòa Bình)

Khi phân tích mong muốn vào lớp 6 của các em học sinh theo thành phần

dân tộc, kết quả chỉ ra rằng, các em ở nhóm dân tộc khác lại có tỷ lệ không

muốn tiếp tục học cao hơn nhóm dân tộc Kinh. Tương tự, các nhóm thuộc vùng sâu có tỷ lệ trả lời câu hỏi này cao hơn nhóm học sinh thuộc vùng nông thôn và thành thị.

Bảng 5: Mong muốn tiếp tục vào lớp 6 theo nhóm dân tộc và khu vực (%)

Dân tộc Khu vực trường đóng

Tiếp tục vào

học lớp 6 Kinh Khác Vùng sâu Nông thôn Thành thị

Có 99.3 98.5 98.2 99.3 99.2

Không 0.7 1.5 1.8 0.7 0.8

Lý giải sự khác biệt này thông qua phân tích sâu hơn cảm nhận của các

em theo nhóm dân, kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ trả lời rất thích ở nhóm dân

tộc khác chỉ 84.7% trong khi đó ở nhóm dân tộc Kinh là 89.8%, tương đối thích tương ứng 6.9% và 5.1%, đáng lưu ý tỷ lệ không thích có sự chênh lệch 0.4%

và 0.3%, rất không thích 0.6% và 0.3%. Tương tự, tỷ lệ các em trả lời không thích trường khu vực vùng sâu và nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Mặc dù sự khác biệt về cảm nhận đối với nhà trường này không thể giải thích toàn bộ

cho mong muốn không tiếp tục học lên trung học cơ sở, song đây cũng là điểm đáng lưu ý trong việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và tích cực,

nâng cao nhận thức về việc học cho những nhóm xã hội còn gặp nhiều khó khăn

về điều kiện kinh tế, xã hội7.

2.2.2 Tiếp cận điều kiện học tập

Một trong những vấn đề liên quan đến tiếp cận giáo dục là điều kiện học tập ở cả môi trường gia đình và nhà trường. Đây được xem là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập và cơ hội tiếp tục được học cao hơn ở các cấp học sau. Khi phân tích về hiện tượng phân tầng trong giáo dục, có nhiều quan

điểm cho rằng có sự khác biệt về khả năng trí tuệ của trẻ trong quá trình học tập dẫn đến thành tích học tập khác nhau. Cách lý giải này tập trung vào sự khác biệt về tâm sinh lý, năng lực tự nhiên, thuộc về yếu tố bẩm sinh. Tuy nhiên, hiện nay cách giải thích này bị bác bỏ và ít được chấp nhận. Việc lý giải phân hóa/bất bình đẳng trong giáo dục chủ yếu đề cập đến khía cạnh cơ hội và các

điều kiện học tập của học sinh ở gia đình và nhà trường. Trong phần này, luận

văn đi sâu phân tích thực trạng tiếp cận các điều kiện học tập của các em học

sinh được khảo sát theo một số nội dung: điều kiện vật chất/đồ dùng học tập,

điều kiện thời gian, các hoạt động học tập (học thêm, học ngoại khóa…)

2.2.2.1. Điều kin vt cht

Đồ dùng hc tp

Ngoài giờ học trên lớp, các em thường về nhà hoàn thành các nội dung học bài do thầy cô giáo giao cho và ôn lại bài cũ, vì thế các điều kiện học tập ở

tại gia đình giúp các em có thể học tập tốt hơn. Kết quả khảo sát về đồ dùng phục vụ học tập của học sinh tại gia đình trong mẫu thu được thể hiện ở hình vẽ dưới đây.

7

Hình 6: Tỷ lệ có các đồ dùng phục vụ học tập tại gia đình (%) 91.1 62.7 82.1 83.2 32.7 47 10 0 20 40 60 80 100 Đồng hồ Đèn học Bàn học Ghế ngồi học Giá sách Máy tính bỏ túi Máy vi tính

Nhìn vào hình vẽ trên có thể nhận thấy đồng hồ về cơ bản các em trả lời

đều có ở gia đình (91.1%), tiếp đến là bàn học 82.1%. Chỉ có 62.7% có đèn học, 32.7% có giá sách, 47% có máy tính bỏ túi, đặc biệt chỉ có 10% trả lời có máy vi tính. Có sự khác biệt giữa các nhóm học sinh phân tích theo một số đặc điểm

như nhóm dân tộc, khu vực trường đóng về việc có các đồ dùng phục vụ học tập tại nhà nói trên.

Bảng 6: Tỷ lệ học sinh có các đồ dùng phục vụ học tập tại nhà theo thành phần dân tộc và vị trí trường đóng (%)

Dân tộc Vị trí

Kinh Khác Vùng sâu/xa Nông thôn Thành thị

Đồng hồ 97.0 86.6 85.5 94.6 97.2 Đèn học 77.3 50.6 51.0 67.0 85.0 Bàn học 95.2 71.7 70.1 90.3 94.1 Ghế ngồi học 95.0 73.8 73.2 90 93.2 Giá sách 41.8 25.8 24.5 33.7 54.7 Máy tính bỏ túi 64.0 33.4 30.1 55.4 73.5 Máy vi tính 14.8 7.10 6.40 10.2 23.7

Các số liệu cho thấy các em thuộc nhóm dân tộc khác tỷ lệ có các đồ

dùng học tập tại nhà thấp hơn rất nhiều nhóm học sinh dân tộc Kinh, đặc biệt ở

một số đồ dùng nhiều tiền như máy tính bỏ túi, máy vi tính thì tỷ lệ chỉ bằng một nửa (33.4% so với 64.0% và 7.1% so với 14.8%). Tương tự, khi xem xét theo vị trí trường đóng thì giữa các học sinh ở vùng sâu/xa tỷ lệ có được các đồ

chỉ bằng một phần ba so với khu vực thành thị đối với một số đồ dùng nhiều tiền. Sự khác biệt nói trên chứng tỏ các em học sinh thuộc vùng sâu/xa và dân tộc ít

người còn gặp nhiều khó khăn khi học tập tại nhà. Đối với một số đồ dùng học tập như cặp sách, bút, bảng, thước kẻ… hầu như các em cũng đã được trang bị, tuy nhiên, vẫn còn một số em trả lời không có mặc dù tỷ lệ không lớn như tỷ lệ

không có bút chì màu khoảng 30%, không có bảng con 20.6%... Đây là những đồ

dùng thiết yếu hỗ trợ các em học hằng ngày tại trường cũng như tại nhà.

Hình 7: Tỷ lệ học sinh có đồ dùng học tập (%) 93.8 93.8 99.1 95.3 95.9 93.8 70.1 79.4 97 0 20 40 60 80 100 120 Cặp sách Vở viết Bút máy/bi Bảng con

Xét theo một sốđặc điểm về gia đình, dân tộc và vùng miền để cho thấy sự khác biệt về điều kiện học tập giữa các học sinh.

Bảng 7: Tỷ lệ học sinh có các đồ dùng phục vụ học tập theo thành phần dân

tộc và vị trí trường đóng (%)

Dân tộc Vị trí

Kinh Khác Vùng sâu/xa Nông thôn Thành thị

Cặp sách 98.8 90.0 89.3 97.2 98.0 Bút chì đen 97.2 93.2 92.6 96.6 97.4 Vở viết 99.5 98.8 98.5 99.5 99.5 Vở nháp 98.3 94.2 94.1 97.1 98.1 Bút máy/bi 96.7 91.6 90.8 96.0 96.7 Bút chì màu 75.8 65.4 64.6 71.9 81.4 Bảng con 79.6 79.3 77.5 80.9 81.1 Thước kẻ 98.2 96.2 95.6 98.0 98.0

Sự khác biệt theo nhóm dân tộc và khu vực trường đóng là tương đối rõ theo bảng số liệu trên. Ở tất cả các đồ dùng học tập, học sinh dân tộc Kinh và ở

tộc Khác và ở các vùng khó khăn. Điều này dễ hiểu do những khó khăn về điều kiện kinh tế ở các khu vực và nhóm dân tộc khác nhau dẫn đến sự đầu tư cho

con cái khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo

đói ở miền núi phía Bắc” do Dự án Diễn đàn miền núi thực hiện năm 2003 chỉ

ra rằng, ở khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số là 7.67% trong khi nhóm dân tộc Kinh là 3.72%, ở khu vực nông thôn tỷ lệ này lần lượt là 66.60% và 29.16%. Bên cạnh yếu tố nhận thức thì những ràng buộc về kinh tế

có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cho con cái học tập.

Sách giáo khoa và tài liu tham kho

Nhìn vào hình vẽ bên dưới có thể thấy rằng phần lớn các em được trang bị

sách giáo khoa môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó các sách tham khảo lại chiếm tỷ lệ rất thấp (tham khảo Toán chỉ 15.2% và tiếng Việt 19.6%). Bên cạnh đó

một số sách phụ trợ khác như từ điển, truyện đọc, vở bài tập tỷ lệ cũng không cao. Tuy nhiên, đối với sách và tài liệu tham khảo khác, sự thiếu thốn còn khá phổ biến. Các tài liệu tham khảo có vai trò giúp các em mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa và bổ trợ các kỹ năng khác.

Hình 8: Tỷ lệ có sách giáo khoa và tài liệu tham khảo môn Toán và Tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)