Kết quả học tập theo chuẩn với số bữa ăn hàng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 81 - 85)

Môn Toán Môn Ngữ văn

Chuẩn điểm

Một bữa Hai bữa Ba bữa Một bữa Hai bữa Ba bữa

Dưới chuẩn 53.1 27.6 16.9 57.3 32.6 23.0

Cận chuẩn 17.1 18.3 14.4 11.3 14.4 11.6

Đạt chuẩn 29.8 54.1 68.7 31.4 53.0 65.5

Như vậy, hoàn cảnh kinh tế gia đình học sinh ảnh hưởng không chỉ đến thể

lực mà còn đến kết quả của hoạt động học tập. Kết quả học tập có thể không ảnh hưởng trực tiếp từ số bữa ăn nhưng ít nhiều tác động về mặt trí tuệ bởi các nghiên cứu y - sinh cho thấy có mối liên hệ giữa trí tuệ con người và lượng dinh dưỡng trong cơ thể16.

3.1.3. Học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ

Yếu tố truyền thống gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em. Học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ phần nào đánh giá mức

độ nhận thức của họ đối với việc học của con cái. Giả định cho rằng, học vấn cha mẹ càng cao thì họ càng quan tâm đến con cái hơn bên cạnh việc học vấn cao giúp họ phát triển tốt hơn về mặt kinh tế, tạo cho con cái các điều kiện cần thiết cho học tập.

16

Cụ thể, trình độ văn hóa của bố hoặc mẹ có ảnh hưởng đến việc trang bị

và tạo điều kiện góc học tập cho con cái.

Hình 24: Tỷ lệ có góc học tập và trình độ học vấn của bố43.8 43.8 73.5 87.3 90.5 92.2 0 20 40 60 80 100 Mù chữ Tiểu học THCS THPT CĐ/ĐH Tỷ lệ %

Nhìn vào hình trên dễ dàng nhận thấy xu hướng “có góc học tập” tỷ lệ

thuận với trình độ học vấn của bố. Kết quả này tương tự khi phân tích tương

quan với trình độ học vấn của mẹ. Giữa trình độ học vấn của cha mẹ và kết quả

học tập của học sinh ở hai môn Toán và Tiếng Việt có mối liên hệ gì không?

Đến đây, tác giả chuyển thang đo học vấn của cha và mẹ học sinh từ thang định danh sang thang tỷ lệ để sử dụng hệ số tương quan Pearson xem xét mối quan hệ này. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 24: Tương quan giữa học vấn của cha mẹ và tổng điểm Toán và Tiếng Việt

Z Score Z Score xvhchame

Pearson Correlation 1 .636** .421** Sig. (2-tailed) .000 .000 Z Score N 222046 221393 211649 Pearson Correlation .636** 1 .401** Sig. (2-tailed) .000 .000 Z Score N 221393 222849 212125 Pearson Correlation .421** .401** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 xvhchame N 211649 212125 212694

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nhìn vào hệ số tương quan giữa học vấn của cha mẹ đối với kết quả học tập của môn Toán và Tiếng Việt lần lượt là 0.421 và 0.401 cho thấy có mối liên hệ

tương đối chặt và có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số dương có nghĩa là số năm học của cha mẹ học sinh càng cao thì kết quả học tập của hai môn càng cao.

Giả thuyết đặt ra là liệu việc giúp con học bài và thời gian học bài của học sinh ở nhà có liên quan gì đến học vấn của cha mẹ dẫn đến sự khác nhau về

kết quả học tập hay không? Ví dụ trường hợp học vấn của bố càng cao thì mức

độ giúp con học tập tại nhà càng nhiều. Trong khi chỉ có 12.0% bố có trình độ

tiểu học thường xuyên giúp con học bài thì ở trung học cơ sở là 18.4%, trung học phổ thông 24.7% và đại học trở lên 27.4%. Ngược lại, bố mẹ không biết

đọc, viết không bao giờ giúp con học bài chiếm tỷ lệ khá cao 55.3%, trong khi

đó tiểu học là 25.3%, trung học cơ sở 14.7%, trung học phổ thông 9.5%. Đối với học vấn của mẹ, kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy sự tương đồng trong việc giúp học bài ở nhà. Tỷ lệ mẹ có học vấn của mẹtăng dần thì mức độ

giúp con học ở nhà cũng thường xuyên hơn tiểu học chỉ có 13.9%, trung học cơ

sở 18.9%, trung học phổ thông 26.7% và đại học trở lên 28.1%.

Giữa học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến thời gian học của con cái ở nhà như giả thuyết nói trên. Phải chăng cha mẹ học vấn càng cao thì mức độ nhận thức đến việc học của con cái càng tốt, và cha mẹ sẵn sàng tạo điều kiện không chỉ

trực tiếp giúp con học tập mà còn dành nhiều thời gian hơn cho con khi học tập tại nhà. Dưới đây là trường hợp tương quan giữa học vấn của bố (tương tự khi xét học vấn của mẹ).

Hình 25: Học vấn của bố với thời gian học của con tại nhà

13.3 2.9 1 0.9 0.6 34.4 24.2 14.4 9.4 12.9 35.6 46.6 49.9 48 42.8 16.7 26.3 34.7 41.7 43.7 0 10 20 30 40 50 60

Không biết đọc/viết T iểu học T HCS T HP T CĐ/ĐH t rở lên T rên 2 giờ T ừ 1- 2 giờ Dưới 1 giờ Không

Nhìn vào hình có thể nhận thấy một xu hướng tăng thời gian học ở nhà khi học vấn của bố tăng từ không biết đọc/viết đến đại học. Đáng lưu ý, nhóm bố có học vấn đại học thời gian học từ 1 đến 2 giờ và trên 2 giờ không có sự

khác biệt nhiều, nhưng tỷ lệ học dưới 1 giờ và không học ở nhà rất thấp so với nhóm bố mẹ có trình độ học vấn khác.

Như vậy, có mối liên hệ giữa nhận thức của cha mẹ về việc học của con

cái được thể hiện ở thời gian học ở nhà, sự quan tâm bằng hành động giúp con học bài. Kết quả học tập của các em cũng phần nào phản ánh thông qua sự khác biệt về nhận thức nói trên. Các nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với thành tích học tập ở bậc tiểu học trên thế giới rất quan tâm đến tình trạng giáo dục của cha mẹ học sinh. Davis Kean, Đại học Michigan trong bài viết trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình (Family Psychology, No.2, Vol.19. 2005) cho rằng học vấn của cha mẹ như một nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh tiểu học. Học vấn của cha mẹ tác động tới việc học tập của trẻ em

thông qua thái độ và hành vi cụ thể hằng ngày. Kết quả này tương tự như nhận

định của nhóm tác giả Dieter Kotte, Petra Lietz, và Maria Martinez Lopez trong nghiên cứu “Các nhân tốảnh hưởng đến thành tích học tập môn đọc hiểu ở Đức và Tây Ban Nha: So sánh từ nghiên cứu PISA 2000” đăng trên Tạp chí giáo dục quốc tế năm 2005, số 6(1) cho rằng có sự khác biệt về hệ thống giáo dục của hai quốc gia này tác động đến thành tích học tập của học sinh, tuy nhiên, mức độ tác động từ số năm đi học của cha mẹ đến kết quả của các em là như nhau. Điều này cho thấy ở các bối cảnh khác nhau thì sự tác động của nhân tố học vấn cha mẹ là như nhau.

Ngoài học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ cũng là một tiêu chí tốt để phản ánh nhận thức, khả năng thu nhập và sự quan tâm đến con cái trong học tập. Phân tích kết quả học tập trong mối quan hệ với nghề nghiệp của cha và mẹ học sinh cho thấy, nhóm có kết quả học tập tốt hơn tỷ lệ cao hơn khi cha mẹ làm nghề buôn bán/dịch vụ và cán bộ/viên chức, thấp nhất là nhóm có cha và mẹ

Bảng 25: Kết quả học tập và nghề nghiệp của cha và mẹ học sinh

Môn Toán Môn Tiếng Việt

Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Nông nghiệp 21.5 17.1 61.4 27.7 13.6 58.8 Cán bộ/viên chức 10.2 6.8 83.0 12.8 5.9 81.4 Nghỉ hưu/già 18.6 6.8 74.6 16.4 5.8 77.8 Nghề nghiệp của mẹ Buôn bán/Dịchvụ 9.4 9.5 81.1 14.9 7.8 77.2 Nông nghiệp 21.5 17.1 61.4 27.9 13.5 58.6 Cán bộ/viên chức 10.7 9.2 80.2 14.3 7.4 78.3 Nghỉ hưu/già 16.7 8.8 74.5 18.2 7.9 73.9 Nghề nghiệp của bố Buôn bán/Dịchvụ 9.0 8.9 82.0 13.2 8.6 78.2

Không chỉ phản ánh ở kết quả học tập hai môn Toán và Tiếng Việt của các em học sinh, nghề nghiệp của bố và mẹ còn cho thấy có sự khác biệt trong việc tạo

điều kiện cho con cái học tập tại nhà. Rõ ràng điều kiện kinh tế khác nhau, nhận thức khác nhau có ảnh hưởng đến quá trình học cũng như những cơ hội học tập của con cái khác nhau. Đối với nhóm có cha và mẹ làm cán bộ viên chức, buôn bán/dịch vụ và nghỉ hưu/ở nhà tỷ lệ có góc học tập cao hơn nhóm cha mẹ làm nông nghiệp. Cụ thể, ở nhóm bố 67.5% và mẹ 68.3% làm nông nghiệp có góc học tập cho con, trong khi đó ở nhóm bố và mẹ là cán bộ viên chức lần lượt là 88.7% và 88.4%, buôn bán/dịch vụ 88.4% và 88.9%.

Về việc giúp con học bài, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh cũng có sự

khác biệt tương tự, bố mẹ là cán bộ viên chức và làm dịch vụ có tỷ lệ thường xuyên giúp con học bài ở nhà hơn nhóm cha mẹ làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)