Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
2.2. Khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học
2.2.4. Thành tích học tập
Thành tích học tập như là một chỉ báo quan trọng phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục. Bất kỳ một hệ thống giáo dục nào người ta cũng đặt ra một câu hỏi quan trọng “sản phẩm của hệ thống giáo dục đó lĩnh hội được những gì?”, trong những nội dung/lĩnh vực mà người học lĩnh hội đó phải kể đến là hệ thống các kiến thức môn học được trang bị phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của người học.
Trong đề tài này, việc tổ chức đánh giá kết quả học tập cũng như các nội dung
đánh giá cụ thể như xây dựng thang đánh giá, các câu hỏi và chuẩn kiến thức, kỹ năng… sẽ không được đề cập đến nhiều mà chỉ lấy kết quả học tập cuối cùng của học sinh để xem xét và so sánh giữa học sinh trong khu vực miền núi phía Bắc và
giữa khu vực này với một số khu vực khác để thấy rõ hơn khả năng tiếp cận giáo dục thông qua kết quả học tập của học sinh.
Có hai phương thức đánh giá kết quả học tập:
Thứ nhất, chuẩn chức năng14 là loại chuẩn để phân loại học sinh theo năng
lực học tập môn học. Các mốc điểm của chuẩn chức năng do nhóm chuyên gia xây dựng bộ đề và chuyên gia về chương trình môn học xác định dựa trên độ khó của các câu hỏi, điểm chuẩn này độc lập với kết quỉa làm bài của học sinh.
Thứ hai, tổng điểm và điểm thành phần. Tổng điểm của học sinh cho mỗi bài kiểm tra, và điểm thành phần của từng lĩnh vực nội dung được đổi sang một
thang điểm phổ biến hơn trong các cuộc điều tra mang tính định lượng về giáo dục trên thế giới. Khi quy đổi từ điểm thông thường sang điểm mới này thì điểm trung bình là 500 và độ lệch chuẩn là 100. Thang điểm này sử dụng để đánh giá
sự khác nhau giữa các nhóm học sinh trong mẫu. Điểm dưới 500 sẽ là dưới mức trung bình trong toàn quốc và trên 500 là trên mức trung bình.
Cả hai cách tính điểm trên do các chuyên gia quốc tế và Việt Nam cùng thực hiện theo các nghiên cứu/đánh giá quốc gia tương tự. Ở đây tác giả luận văn
chỉ thừa kế lại cách phân chia mà không đi sâu giải thích cách để có được hai loại
điểm nêu trên.
Theo kết quả khảo sát, kết quả học tập hai môn toán và tiếng Việt của học sinh lớp 5 khu vực miền núi phía Bắc theo chuẩn chức năng khá thấp so với các khu vực khác trong cả nước.
14
Phân loại nhóm theo chuẩn chức năng và phổ điểm hai môn Toán và Tiếng việt 5
Phổ điểm đề đánh giá chuẩn chức năng
Phân loại nhóm theo
chuẩn chức năng Môn toán Môn Tiếng việt
Đạt chuẩn Từ >= 23 đến 40 điểm Từ >= 25 đến 40 điểm
Cận chuẩn Từ >= 19 đến < 23 điểm Từ >= 20 đến < 25 điểm
Hình 14: Tỷ lệ học sinh phân theo chuẩn chức năng môn Tiếng Việt theo vùng vùng 8.6 12.8 15.4 18.2 22 22.5 25.6 37.1 6.9 10.6 10.1 11 12.1 11.3 14.6 14.4 84.5 76.6 74.4 70.8 65.8 66.2 59.9 48.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 ĐB Sông Hồng Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Bắc ĐB Sông Cửu Long Tây Bắc
Đạt chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn
Hình: Tỷ lệ học sinh phân theo chuẩn chức năng môn Toán theo vùng
4.7 7.7 10.8 11.7 16.2 16.7 18.9 31.6 5.8 11.1 12.2 13.6 16.8 14 18.8 19.2 89.5 81.3 77 74.7 67 69.4 62.3 49.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐB Sông Hồng Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Bắc ĐB Sông Cửu Long Tây Bắc
Đạt chuẩn Cận chuẩn Dưới chuẩn
Nhìn vào hai hình vẽ trên dễ dàng có thể nhận thấy tỷ lệ đạt chuẩn chức
năng cả hai môn toán và tiếng Việt của học sinh tại hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc thấp hơn so với các vùng còn lại (trừ khu vực Đông Nam Bộ). Và, tỷ lệ dưới chuẩn và cận chuẩn của hai vùng này tương đối cao, đặc biệt tỷ lệ dưới
chuẩn ở Tây Bắc chiếm 31.6%, ở Đông Bắc là 18.9%. Như vậy, những phân
tích ban đầu về kết quả học tập của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc cho thấy các em còn gặp nhiều khó khăn về tiếp thu kiến thức và tiếp tục theo học ở các lớp học cao hơn.
Cũng từ các số liệu trên cho thấy, các em đạt chuẩn ở môn Toán cao hơn ở
môn Tiếng Việt điều này có thể lý giải ở khu vực này việc học tiếng Việt của trẻ
em rất khó khăn bởi tỷ lệ các em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ở cả hai môn, những em không nói tiếng Việt thường xuyên ở nhà tỷ lệ dưới chuẩn rất cao so với các em thỉnh thoảng và thường xuyên nói. Dưới đây là biểu đồ thể sự khác biệt giữa nhóm thường xuyên với nhóm không/hiếm khi nói tiếng Việt tại nhà.
Hình 15: Tỷ lệ theo chuẩn chức năng và mức độ nói tiếng Việt ở nhà (%)
40.1 20.7 32.2 0 47 15 38 29.2 19.8 51 0 35.5 16 48.5 20.9 17.8 61.3 0 26.8 13.3 59.9 0 10 20 30 40 50 60 70 Dưới chuẩn Cận chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn Cận chuẩn Trên chuẩn
Môn Toán Môn tiếng Việt
Không/hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Kết quả phân tích theo thành phần dân tộc cho thấy rõ hơn điều này. Tỷ
lệ dưới chuẩn và cận chuẩn ở nhóm dân tộc Khác cao hơn nhiều so với học sinh thuộc nhóm dân tộc Kinh ở cả hai môn.
Bảng 15: Tỷ lệ học sinh phân theo chuẩn chức năng theo thành phần dân
tộc
Môn toán Tiếng Việt
Kinh Khác Kinh Khác
Dưới chuẩn 8.30 29.0 13.6 35.2
Cận chuẩn 9.80 19.4 8.20 15.1
Đạt chuẩn 81.9 51.7 78.1 49.7
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Phân tích theo giới tính, kết quả cho thấy sự khác biệt khá thú vị. Học sinh nam có tỷ lệ đạt chuẩn thấp hơn nữ, và tỷ lệ dưới chuẩn cao hơn nữ ở cả hai môn. Như vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng nữ giới thiệt thòi hơn trong tiếp cận giáo dục đặc biệt ở khu vực miền núi còn khó khăn về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với kết quả này có thể thấy rằng tỷ lệ học sinh nữ đạt kết quả học tập cao
cao hơn học sinh nam. Theo nhận định của các giáo viên, giữa học sinh nam và nữ khác nhau về mặt chuyên cần trong học tập và có thể điều này ảnh hưởng
đến kết quả.
“Nhiều năm công tác tôi thấy các em học sinh nữ thường chăm chỉ trong học tập, ngoan ngoãn hơn các em học sinh nam” (PVS, giáo viên TH Tủa Chùa, Điện Biên)
“Nhiều em gái học rất tốt, về cơ bản nam giới vẫn ham chơi hơn, nghỉ học nhiều hơn các em nữ” (PVS, hiệu trưởng TH Phố Ràng, Lào Cai)
Như vậy, vấn đề tiếp cận giáo dục giữa trẻ em nam và nữ ở đây chính là cơ hội học tập chứ không phải là năng lực học tập.
Hình 16: Tỷ lệ theo chuẩn chức năng theo giới tính môn Toán và Tiếng
Việt (%) 0 20 40 60 80 Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Nữ Nam Môn Toán 0 20 40 60 80 Dưới chuẩn Cận chuẩn Đạt chuẩn Tiếng Việt
Phân tích kết quả học tập theo tổng điểm của từng nội dung trong hai môn Toán và Tiếng Việt cho thấy kết quả tương tự về thành tích của các em học sinh ở khu vực miền núi phía Bắc so với khu vực khác trong cả nước. Nhìn một cách tổng thể thì khu vực Đông Bắc kết quả học tập chỉ cao hơn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên khu vực Tây Bắc kết quả lại thấp nhất so với các vùng khác.
Hình 17: Kết quả học tập của học sinh theo các nội dung so sánh giữa các
vùng (%)
Các tương quan như giới tính, thành phần dân tộc và khu vực trường
đóng mà các em học sinh học tập cũng cho thấy kết quả như phân tích theo
chuẩn chức năng đã được đề cập ở bên trên. Trong đề tài này không có điều kiện đi sâu phân tích vào từng nội dung của hai môn Toán và Tiếng Việt để so sánh và chỉ ra sự khác biệt về năng lực đối với từng nội dung cụ thể. Vì vậy, giới hạn chỉ đưa ra những nét chung nhất về kết quả học tâp của học sinh trong mối tương quan với các vùng miền khác, giữa các nhóm dân tộc, giới tính và khu vực trong vùng. Trong chương phân tích các yếu tố tác động sẽ chỉ ra rõ
hơn sự khác biệt giữa những học sinh có điều kiện tiếp cận khác nhau đến kết quả học tập hai môn Toán và Tiếng Việt. Vấn đề ở chỗ, với thành tích học tập của các em như hiện nay, đặc biệt đối với các em ít có điều kiện nói tiếng Việt ở
nhà, các em thuộc thành phần dân tộc ít người và ở các vùng sâu, xa sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục theo học ở bậc trung học cơ sở và cao hơn
Chương 3
CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA HỌC SINH CUỐI TIỂU HỌC CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC
Trong phần nội dung này sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khảnăng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Sẽ khó có thể phân tích một cách đầy đủ các nhân tố tác động, vì vậy tác giả lựa chọn và nhóm thành ba nhân tố chính: gia đình, nhà trường và nhóm nhân tố khác.
Về mặt kỹ thuật, luận văn sử dụng một số kỹ thuật phân tích chủ yếu: phân tích bảng chéo, tương quan nhằm chỉ ra các mối liên hệ giữa các yếu tố với khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh. Do hạn chế về mặt điều kiện nên tác giả chỉ
dừng lại ở việc tìm ra các yếu tố có tác động đến việc học tập của học sinh chứ chưa đi sâu tìm hiểu đâu là nhân tố quyết định ở các mức độ khác nhau và một số tương quan hai biến có ý nghĩa về mặt thống kê song chưa có cơ sở để khẳng định có quan hệ nhân quả nếu chỉ dừng lại ở các kỹ thuật phân tích này. Việc đánh giá
so sánh mức độ tác động khác nhau để tìm ra đâu là nhân tố quan trọng nhất trong các nhóm nhân tố được phân tích chỉ có thể sử dụng mô hình phân tích hồi quy
nhưng trong luận văn không có điều kiện thực hiện.