Việt Nam-Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN

1.3.2. Việt Nam-Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước

Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay luôn coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Ngày 9/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ, trong đó “quán triệt chủ trương của Đảng về tầm quan trọng chiến lược trong tăng cường hợp tác với Ấn Độ về mọi mặt”. Hiện nay, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, trong đó có Ấn Độ. Vị trí và vai trò của Ấn Độ thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Ấn Độ có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là nước lớn ở Châu Á và, có vai trò lớn ở Nam Á và có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á. Thời kỳ chiến tranh

lạnh, Việt Nam luôn đặt quan hệ với Ấn Độ ở hàng thứ hai (chỉ sau Liên Xô và các nước XHCN), thậm chí giai đoạn 1975 - 1990 đặt cao hơn quan hệ với Trung Quốc. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu rõ Ấn Độ là “nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở Châu Á và trên thế giới”. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2010), nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi Ấn Độ là nhân tố không thể thiếu trong thế giới hiện nay. Do đó, thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ sẽ giúp tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á

Hai là, Việt Nam nhận thức được tầm qua trọng của Ấn Độ đó là thực lực và tiềm năng lớn, đang nổi lên mạnh mẽ cả về vị thế ,kinh tế, quốc phòng - an ninh và đang trở thành cường quốc Châu Á, từng bước vươn ra toàn cầu. Đặc biệt hiện nay với chiến lược của Mỹ : “Ấn Độ - Thái Bình Dương : tự do và rộng mở”. Do đó, Ấn Độ có vai trò quan trọng đối với Việt Nam để tạo cân bằng và đan xen về lợi ích giữa các nước lớn, góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam tại các cơ chế đa phương.

Ba là,với tiềm lực quốc phòng mạnh, Ấn Độ là nước được Việt Nam tính đến để làm đối trọng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông. Hai nước đều được sử dụng nhiều loại vũ khí của Liên Xô, nên Việt Nam có thể đề nghị Ấn Độ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật liên quan, đào tạo sĩ quan quốc phòng và hợp tác hạt nhân dân sự.

Bốn là, Việt Nam rất cần vốn, năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.v.v. là những lĩnh vực mà Ấn Độ rất có thế mạnh. Việt Nam cũng sẽ có cơ hội để xuất khẩu các hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp sang Ấn Độ, đặc biệt là thâm nhập vào thị trường các bang Đông Bắc chậm phát triển.

* Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Sau khi chiến tranh lạnh, Ấn Độ thực hiện đổi mới tư duy về đối ngoại, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, từ bỏ tư duy giáo điều chống phương Tây. Để sớm trở thành siêu cường Châu Á và có vai trò toàn cầu, chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn kết hợp các mục tiêu phát triển, an ninh và nâng cao vị thế, trong đó phát triển kinh tế là quan trọng nhất, với ba khu vực ảnh hưởng: (i) Toàn cầu: tìm vị trí lãnh đạo trong

phong trào Không Liên kết, thúc đẩy trật tự kinh tế thế giới công bằng và đa cực, trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, can dự nhiều vào các vấn đề quốc tế [32, tr.5-28, tr. 36] (ii) Nam Á: Xây dựng quan hệ hòa bình, tin cậy với các nước láng giềng; duy trì vai trò đầu tàu và tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại khu vực, đảm bảo vành đai an ninh cho Ấn Độ, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn; (iii) Ấn Độ Dương và Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện chính sách cân bằng nhưng xích gần Mỹ hơn, tham gia vào cuộc chơi các nước lớn, đẩy mạnh chính sách Hướng Đông, tăng cường hợp tác với các nước CA-TBD. Trong đó, chính sách Hướng Đông được Thủ tướng Narasimha Rao đưa ra vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX khi Ấn Độ bắt đầu cải cách, đến nay được thực hiện khá thành công. Ấn Độ coi ASEAN là trọng tâm chính của chính sách “Hướng Đông”, rồi " trong đó Việt Nam luôn có vai trò quan trọng, thể hiện ở những điểm sau:

Một là, Ấn Độ coi Việt Nam là yếu tố giúp cân bằng, ổn định tại Đông Nam Á. Với vị trí địa - chính trị quan trọng và tiềm năng phát triển, Việt Nam được nhiều học giả Ấn Độ nhận định là cường quốc tiềm năng tại Đông Nam Á [56, tr. 3]. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định Việt Nam chiếm vị trí chiến lược trong chính sách của Ấn Độ. Ấn Độ coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Biển Đông và Nam Á [26] .

Hai là, Ấn Độ coi Việt Nam đóng vai trò cầu nối quan trọng để tăng cường hợp tác với ASEAN và cơ chế khác ở CA-TBD. Năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao tuyên bố Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác đặc biệt. Trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định: “Ấn Độ coi hợp tác với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình Ấn Độ hội nhập toàn khu vực”.

Ba là, Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Ấn Độ. Ấn Độ đánh giá cao khả năng và ý chí chiến đấu của quân đội Việt Nam. Ấn Độ muốn tăng cường sự hiện diện hải quân ở Biển Đông, thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam để kiềm chế và đối phó với chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Bốn là, Việt Nam là đối tác tiềm năng, là thị trường xuất khẩu, đầu tư, thương mại.v.v triển vọng, hấp dẫn các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư, kinh doanh. Ấn Độ rất quan tâm đến tìm kiếm nguồn năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt là dầu khí, vì trữ lượng nhiều, vận chuyển rẻ (vị trí địa lý khá gần nhau) và giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng của Ấn Độ

Như vậy, từ những nhận thức về lợi ích của hai bên nói trên, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều lợi ích chung, là động lực để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 25 - 28)