TRÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 48 - 51)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

2.4.TRÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ hợp tác về Khoa học và Công nghệ (KH- CN) từ năm 1978, thông qua hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ. Hiệp định này là cơ sở để thành lập Tiểu ban hợp tác KH&CN Việt Nam - Ấn Độ. Đến nay, hai bên đã tiến hành 10 khóa họp tiểu ban, triển khai được 13 dự án nghiên cứu chung thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, khoa học biển và các công nghệ then chốt khác. … Đặc biệt, Chính phủ Ấn Độ đã viện trợ cho Việt Nam dự án siêu máy tính

PARAM do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tiếp nhận, quản lý. Thông qua các dự án hợp tác, Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo và nâng cao trình độ cho các nhà khoa học trẻ thuộc các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Ngoài ra, phía Ấn Độ cũng sẵn sàng hỗ trợ xây dựng công viên KH&CN, đầu tư vào các khu công nghệ cao của Việt Nam. Khóa họp thứ 9 Tiểu ban hợp tác KH&CN Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức vào năm 2012 tại Hà Nội đã điều chỉnh, thông qua chương trình hợp tác giai đoạn 2012 - 2020, với trọng tâm là tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực vừa là thế mạnh, vừa là truyền thống của hai bên như: công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano (đặc biệt là vật liệu nano); công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, dược phẩm và y tế; công nghệ vũ trụ, công nghệ viễn thám ứng dụng trong dự báo thiên tai, bảo vệ môi trường, công nghệ thông tin (đặc biệt là dịch vụ phát triển và xuất khẩu phần mềm); công nghệ sản xuất siêu máy tính ,công nghệ tính toán hiệu năng cao (sử dụng siêu máy tính), và một số lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D) khác như thương mại hóa kết quả nghiên cứu. v.v.…

Hiện nay, Việt Nam và Ấn Độ đã xác định được một số lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác, phục vụ cho lợi ích của cả hai bên, trên cơ sở là những lĩnh vực có thế mạnh của Ấn Độ; đồng thời đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển KH&CN và nền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể là: i) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất vật liệu, thiết bị phục vụ trong quốc phòng, y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin - viễn thông, hóa chất… Trong lĩnh vực này hiện Ấn Độ đã có tới gần 500 sản phẩm hàng hóa ứng dụng công nghệ nano, đã sản xuất được loại máy bay có vỏ làm bằng vật liệu nano có thể tránh được sự phát hiện của radar; ii) Hải dương học, bao gồm các lĩnh vực cảnh báo động đất và sóng thần, thăm dò địa chấn dưới đại dương…Bên cạnh 3 lĩnh vực nêu trên, hai nước cũng quan tâm đến một số lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ và viễn thám (thiết kế, sử dụng vệ tinh, xây dựng trung tâm viễn thám), đầu tư một số dự án tại các khu công nghệ cao, công nghệ thông tin của Việt Nam và nghiên cứu Ấn Độ học và Việt Nam học tại mỗi nước; iii) Công nghệ sinh học bao gồm sinh học phân tử, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, Công nghệ sinh học trong y dược, và Công nghệ sinh học phục vụ môi trường. Trong đó, hợp tác về Công nghệ sinh học trong nông nghiệp là ưu

tiên hàng đầu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ trong khai thác, phát triển các nguồn gen bản địa, cây trồng chuyển gen, các giống lúa chịu mặn; nghiên cứu về đánh giá tổn thất sau thu hoạch; sử dụng hệ thống GIS trong quản lý đất đai, nguồn nước và giám sát biến đổi khí hậu… Ngược lại Ấn Độ cũng đề nghị Việt Nam giúp Ấn Độ kinh nghiệm nuôi cá tra, cá basa và tôm thương phẩm. Ngoài Công nghệ sinh học trong nông nghiệp luôn đứng hàng đầu trên thế giới (hiện Ấn Độ đang triển khai cuộc cách mạng xanh lần thứ hai), Công nghệ sinh học trong y dược của Ấn Độ cũng phát triển rất cao.

Ngoài ra, hợp tác trên lĩnh vực KH - CN giữa Việt Nam và Ấn Độ phải kể đến Dự án Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở Việt Nam với khoản viện trợ trị giá 2,5 triệu USD của Ấn Độ. Dự án được triển khai từ năm 2004 đến năm 2008 tại 6 đơn vị gồm: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, kinh phí Ấn Độ tài trợ cho dự án tương đương hơn 37 tỷ đồng, nhằm giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin nói chung và nguồn nhân lực công nghệ phần mềm nói riêng. Hàng năm, các đơn vị này đào tạo được khoảng 2.000 lập trình viên các loại và gần 300 cán bộ quản trị công nghệ thông tin. Ngoài việc trang bị cho các đơn vị trên máy tính, thiết bị mạng, máy chiếu, dự án còn hỗ trợ 107 cán bộ Việt Nam theo học tại các khóa học ở Ấn Độ. Về phương thức hợp tác, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã thống nhất, sẽ chuyển từ phương thức hợp tác song phương giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ mang tính đơn lẻ sang phương thức hợp tác trọng tâm, trọng điểm ở tầm quốc gia.

Như vậy KH- CN là một lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng khác. Các bản ghi nhớ và thoả thuận ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi về thăm dò và sử dụng không gian vì mục đích hoà bình, hợp tác công USD vào năm 2020. Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đang ở mức 1,3 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ cao hơn khi nhà máy điện Long Phú 2 có công suất 1.320 MW được xây dựng. Dự án này có giá trị là 2,2 tỷ USD. Việc Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để dự án

nhanh được thực hiện sẽ góp phần khuyến khích đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Do hai Chính phủ đều cam kết tăng tỷ phần năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện sản xuất, tôi cho rằng các công ty Ấn Độ đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. KH- CN là một lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng khác. Các bản ghi nhớ và thoả thuận ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi về thăm dò và sử dụng không gian vì mục đích hoà bình, hợp tác công nghệ thông tin, an ninh mạng và Hiệp định khung về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình là minh chứng cho những ưu tiên của hai Chính phủ giành cho lĩnh vực này....Công nghệ thông tin là lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 48 - 51)