ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 60 - 67)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

3.1.ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM ẤN ĐỘ

2007 ĐẾN 2017

Thứ nhất: Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Một là: về thành công trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - đối ngoại không ngừng phát triển, có chuyển biến về chất, từ quan hệ hợp tác toàn diện nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược (năm 2007) và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (năm 2016), góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực khác, cụ thể là: i) Hai bên duy trì tương đối đều đặn các cơ chế và phương thức để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - đối ngoại, như các chuyến thăm cấp cao, các cuộc tiếp xúc cấp cao tại các hội nghị quốc tế, tham khảo chính trị, UBHH, chương trình hành động cho từng giai đoạn, và mới đây là đối thoại chiến lược; ii) Các đoàn của các Bộ, ngành Việt Nam sang Ấn Độ tìm hiểu kinh nghiệm tương đối nhiều, nhưng Ấn Độ vẫn bố trí làm việc và tiếp đón chu đáo; iii) Việc Đảng Quốc đại lên cầm quyền là tín hiệu tích cực. Đặc biệt sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2007, quan hệ hai nước đã có chuyển biến tích cực hơn với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo hai nước; iv) Các kế hoạch thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại trong Chương trình Hành động 2007-2009, 2010- 2015 đã được triển khai thực hiện đúng kế hoạch; v) Việt Nam và Ấn Độ có sự đồng thuận về nhiều vấn đề trong các khu vực Nam Á, ĐNA, CA-TBD, ủng hộ lẫn nhau và phối hợp khá nhịp nhàng trong các tổ chức và diễn đàn đa phươn; vi) Quan hệ giữa các đảng lớn của Ấn Độ với ĐCSVN tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở duy trì sự đồng thuận giữa các đảng của Ấn Độ về việc phát triển quan hệ với Việt Nam. Quan hệ đối ngoại nhân dân được chú trọng hơn, với các hình thức giao lưu mới giữa nhân dân hai nước.

Hai là, Tuy nhiên, hiệu quả của quan hệ chính trị - đối ngoại còn một số hạn chế nhất định: i) Nội dung của các Chương trình hành động còn chung chung, không có lộ trình cụ thể. Một số đoàn cấp cao (Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Ấn

Độ, Tổng thống Abdul Kalam thăm Việt Nam) không được triển khai như kế hoạch do vấn đề kỹ thuật. Cuộc họp tham khảo chính trị (theo thỏa thuận từ năm 2003 là thường niên , nhưng đến nay mới mới tổ chức họp Tham khảo Chính trị lần thứ 10 và Đối thoại Chiến lược lần thứ 7 giữa hai nước từ ngày 9-10/4/ 2018, tại New Delhi, Ấn Độ) và UBHH hoạt động chưa được đều (UBHH lần thứ 13 họp năm 2007, nhưng đến ngày 11/07201kỳ họp lần thứ 15 tại Ấn Độ và lần thứ 16 này 11/04/2018 ); ii) Các đoàn từ cấp thứ trưởng trở xuống của Việt Nam sang thăm Ấn Độ khá nhiều, trong đó có nhiều đoàn không có kế hoạch hợp tác và chương trình tiếp xúc trước, nội dung làm việc không thiết thực, gây khó khăn cho phía Ấn Độ và làm giảm hiệu của chuyến đi; iii) Nội dung giao lưu hữu nghị giữa hai nước chưa được đổi mới, chủ yếu vẫn là ôn lại truyền thống hữu nghị trước đây, mà ít có nội dung về các vấn đề thúc đẩy quan hệ hai nước hiện nay về mọi lĩnh vực.

Thứ hai: Trên lĩnh vực kinh tế * Về thương mại

Một là, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng trưởng mạnh: dựa trên mối quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng vốn có ở cả hai nước. Có được những thành tựu đó phải kể đến những thuận lợi trong quan hệ thương mại hai nước như: i) Việt Nam là thành viên tích cực và quan trọng của ASEAN, do đó việc thực hiện Hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN là rất quan trọng, là điều kiện thuận lợi để hai nước thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại. ii) Ấn Độ là nước châu Á đang nổi lên với chính sách “hướng Đông” và sang “ Hành động hướng đông’ mạnh mẽ, sản xuất đầu máy và toa xe lửa, dược phẩm, chế biến thực phẩm , có tiềm năng đa dạng về các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, hóa chất, chế tạo cơ khí, sản xuất ô tô và phụ tùng, …và trong chính sách ngoại thương thời kỳ 2009 - 2020 của mình, Ấn Độ đã xác định Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm đến thị trường Việt Nam. ii) Tiềm năng hợp tác thương mại là rất lớn, Việt Nam có thế mạnh về hàng thủ công, dệt may, chế biến thực phẩm và thủy sản. Ấn Độ có thể đề nghị hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, chế tạo linh kiện ô tô, đồ nhựa và sản xuất thức ăn gia súc, …hai nước bổ sung các mặt hàng cho nhau.

Hai là, tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau: i) các số liệu thống kê cho thấy một thực tế rằng Việt Nam vẫn còn nhập siêu nhiều từ Ấn Độ. Cụ thể, năm 2007: 1.357 triệu USD; năm 2008: 2.094,3 triệu USD; năm 2009: 1.635 triệu USD; Năm 2010: 1.762 triệu USD; năm 2011: 2.342 triệu USD; năm 2012: 2.160 triệu USD và năm 2013: 2833 triệu USD, 2014 3.091 triệu USD v.v.. ii) Mặc dù kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng liên tục, nhưng về giá trị vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng. Trong khi thương mại tăng đáng kể, thì tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước còn thấp hơn một phần mười của tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN. Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam vẫn ở dưới mức 1tỷ USD.

Nguyên nhân của những hạn chế trên: i) Các doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam và quan tâm đến thị trường Việt Nam đông đảo hơn, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đi “khai phá” thị trường Ấn Độ còn ít; Hiện ở Việt Nam, giới doanh nghiệp Ấn Độ đã thành lập được tổ chức Hiệp hội: Phòng Kinh doanh Ấn Độ tại Việt Nam (Indian Business Chamber in Vietnam) có trụ sở tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 80 văn phòng đại diện của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam. Còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Ấn Độ, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác…; ii) Cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ hiện nay vẫn còn ít thông tin về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hơn nữa, một số thủ tục, hành lang pháp lý của Việt Nam còn chưa rõ ràng khiến cho doanh nghiệp Ấn Độ e ngại. Trong những lần tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ chủ yếu đến để tìm hiểu thông tin qua đối tác Việt Nam nhưng những thông tin này quá ít. Chính vì vậy mà việc quảng bá rộng rãi đến doanh nghiệp Ấn Độ về Việt Nam hiện nay (về thị trường bán lẻ, môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam…) là rất cần thiết.

* Về đầu tư

Một là: Về đầu tư có thể khẳng định rằng, Việt Nam, với tiềm năng của nền kinh tế thị trường của gần 100 triệu dân cùng nhiều yếu tố tích cực như: Thể chế chính trị - xã hội ổn định, nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cao, tài nguyên

phong phú, nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hóa cao, giá nhân công thấp…chính là những điểm nổi bật nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Ấn Độ trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm qua.

Hai là: Tuy vậy, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng nhìn chung những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn và điều kiện của hai nước. Nguyên nhân chủ yếu của sự hạn chế này là do mức độ kích thích kinh tế của cả hai chính phủ còn thấp, các rào cản về thuế quan, thủ tục hành chính…tương đối cao, chỉ khi Hiệp định tự do thương mại Ấn Độ - ASEAN đi vào cuộc sống thì quan hệ thương mại mới trở nên thông thoáng hơn. Thêm vào đó, điều kiện địa lý tương đối xa nhau, doanh nghiệp hai nước chưa làm tốt việc thâm nhập thị trường của nhau, thiếu thông tin thị trường, cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu tương đối giống nhau. Đó là những khó khăn, trở ngại đã hạn chế việc mở rộng các quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Ba là: Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước cần tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện, điện tử. Cần tổ chức các Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý, xúc tiến và kêu gọi đầu tư để Việt Nam có thể trao đổi kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách định hướng phát triển xuất khẩu phần mềm (đặc biệt là các nhà quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh).

Thứ ba: Trên lĩnh vực văn hóa

Một là:Trong thời gian qua, quan hệ văn hóa Việt Nam - Ấn Độ là một trong số lĩnh vực có nhiều sự kiện và được thường xuyên thúc đẩy, mang tính bình đẳng cao, giúp cho nhân dân hai nước hiểu thêm nhất định về văn hóa của nhau và đóng vai trò hỗ trợ cho các quan hệ chính trị, kinh tế phát triển.

Hai là: Quan hệ văn hóa Việt Nam - Ấn Độ vẫn còn hạn chế về nội dung các hoạt động giao lưu văn hóa chưa được đổi mới, nhiều khi còn trùng lặp. Hình thức giao lưu chủ yếu là các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm.v.v. mà thiếu sự

hợp tác và trao đổi về chuyên môn giữa hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý và các tổ chức nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa ít khi được tổ chức riêng biệt, mà thường là “ăn theo” các hoạt động chính trị và kinh tế, quy mô nhỏ, nên hạn chế phần nào vai trò của văn hóa trong quan hệ song phương. Việc quảng bá văn hóa (như phim, trao đổi chương trình tin tức) qua truyền hình và phát thanh như đã nêu trong Hiệp định Hợp tác văn hóa năm 1976 rất ít vì thiếu kinh phí, nên hiệu quả quảng bá hạn chế, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Thứ tư: Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo

Một là: Về giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển, trong đó có sự hỗ trợ của Ấn Độ đã góp phần vào việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực của Việt Nam ở nhiều ngành mà Việt Nam cần, đặc biệt là IT. Trong những người từng học ở Ấn Độ, nhiều người đang giữ trọng trách nhất định tại các bộ, ngành của Việt Nam và là doanh nhân thành đạt. Những người này đã có sự hiểu biết nhất định về Ấn Độ, nên là vốn quý cần được phát huy để phát triển quan hệ hai nước về mọi mặt. Việt Nam cũng bắt đầu có học bổng cho sinh viên Ấn Độ nhưng số lượng còn ít.

Hai là: Quan hệ giáo dục giữa hai nước vẫn còn một số tồn tại sau: i) Quan hệ giáo dục chủ yếu diễn ra một chiều (Ấn Độ giúp Việt Nam là chính), phạm vi nội dung hẹp (chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực); Việc hợp tác giữa các cơ sở đào tạo của hai bên còn ít do hai bên chưa thấy được thế mạnh của nhau; ii) Các học bổng Ấn Độ chưa thực sự hấp dẫn cao do trợ cấp thấp (200-250USSD/tháng), điều kiện sinh hoạt khó khăn, yêu cầu về tiếng Anh cao trong khi đa số sinh viên Việt Nam trình độ tiếng Anh hạn chế. Do đó, Việt Nam thường sử dụng không hết số học bổng của Ấn Độ; trong khi đó số lượng không nhỏ sinh viên Việt Nam phải sang Ấn Độ học theo chế độ tự túc.

Thứ năm: Trên lĩnh vực Khoa học - công nghệ

Một là: về KHCN Việt Nam - Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt trong nhiều lĩnh vực như: IT, viễn thám và vũ trụ, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình và nông nghiệp. Hai bên đã cùng nghiên cứu chung nhiều dự án và có ứng dụng khá hiệu quả vào thực tiễn của từng nước. Việt Nam cũng tiếp thu được một số kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật của Ấn Độ để

phục vụ sản xuất và đời sống. Trong vài năm gần đây do nhu cầu phát triển, nội dung hợp tác mở rộng ra một số lĩnh vực mới như KHCN phục vụ thu thập thông tin về thời tiết, năng lượng mới, công nghệ vật liệu.v.v.

Hai là: Tuy nhiên, hợp tác KHCN giữa hai nước còn một số tồn tại như: i) Các hoạt động trao đổi đoàn thông qua các chương trình hợp tác của hai bên còn ít, đặc biệt giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu; ii) Hợp tác KHCN chủ yếu mang tính một chiều: Ấn Độ giúp đỡ, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam là chính; iii) Lĩnh vực hợp tác về công nghệ mới còn hạn chế, chủ yếu do Ấn Độ chưa thấy lợi ích về KHCN trong hợp tác với Việt Nam, trong khi năng lực của đối tác Việt Nam còn thấp (việc áp dụng công nghệ sinh học mới chủ yếu trong một số dự án ở lĩnh vực nông nghiệp không đòi trình độ KHCN cao); iv) Các dự án nghiên cứu chung đều ở quy mô nhỏ, kinh phí dành cho các dự án nghiên cứu KHCN nhìn chung ít và chủ yếu do Ấn Độ hỗ trợ; chưa có sự tham gia đầu tư của tư nhân nên thiếu kinh phí cần thiết và thiết sự gắn kết giữa nội dụng và nghiên cứu khoa học với nhu cầu thị trường; v) Kinh phí của hai nước dành cho hợp tác KHCN còn hạn chế; vi) Thủ tục hành chính triển khai các dự án còn phức tạp, đặc biệt là từ phía Ấn Độ.

Thứ sáu: Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Một là: Từ năm 2007 sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ quốc phòng hai nước đạt được nhiều kết quả thực chất, hợp tác có đi có lại nhưng vẫn nghiêng về việc Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam. Do hai nước đều sử dụng nhiều vũ khí của Liên Xô trước đây, nên lực lượng vũ trang hai nước có thể chia sẻ việc thao tác và duy tu các loại vũ khí này, và Việt Nam cũng dựa nhiều vào phụ tùng trên mà Ấn Độ không dùng để duy trì vũ khí của Việt Nam bị cũ, hỏng. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam xây dựng một trạm thu hình ảnh vệ tinh cho hải quân trị giá 5 triệu USD [59, pg. 57]. Tàu tuần tra biển hai nước đã thực hiện tuần tra chung, và hải quân hai bên đã tập trận chung năm 2007. Đầu năm 2010, Việt Nam cử đại diện tham gia diễn tập hải quân Milan-2010 do Ấn Độ tổ chức về chống khủng bố tại các khu vực duyên hải và hải đảo. Theo các Báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, từ năm 2000 đến năm 2017 các tàu quân sự của Ấn Độ tăng cường hiện diện tại

vùng biển Việt Nam và ghé thăm đều đặn các cảng của Việt Nam. Ngoài ra, Ấn Độ tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho quốc phòng Việt Nam. Tháng 2/2011, không lực Ấn Độ đã tặng cho Bộ Tư lệnh Phòng quân Không quân Việt Nam 20 máy tính để sử dụng điều hành [57]. Việt Nam cũng được cho là ký hợp đồng nhiều triệu USD để mua của Ấn Độ các tên lửa tầm bắn ngắn, ác quy chuyên dụng, phim dùng cho không quân và lốp máy bay chiến đấu [59].. Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae, từ năm 1992 đến tháng 3/2017, 165 cán bộ quốc phòng Việt Nam nhận được học bổng ITEC với chương trình đào tạo chủ yếu về an ninh và nghiên cứu chiến lược, quản lý quốc phòng, cơ khí hàng hải.v.v.và năm 2008, 02 sĩ quan cao cấp Ấn Độ sang Việt Nam học tại Học viện Quốc phòng và Học viện Kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 60 - 67)