Tình hình Việt Nam và ẤnĐộ hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN

1.3.3. Tình hình Việt Nam và ẤnĐộ hiện nay

* Tình hình Việt Nam

Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đổi mới toàn diện mọi mặt, trong đó xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), phát triển mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu.v.v. Giai đoạn 1986 - 2000, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã nhận định Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân cải thiện rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, xuất khẩu tăng mạnh, quốc phòng và an ninh được tăng cường, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sức mạnh mọi mặt của Việt Nam lớn hơn nhiều so với trước đổi mới.

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng: Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; GDP tăng trưởng giai-doan-2007-2016 trung bình của Việt Nam là 6.04% trở thành nước có thu nhập trung bình (GDP đầu người năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt hơn 2.200 USD) [48]; hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá; cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Tính đến hết năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 213,77 tỷ USD và nhập khẩu 211,1 tỷ USD. Như vậy cả năm, Việt Nam xuất siêu 2,67 tỷ USD.Kim

ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua cũng đạt mức kỷ lục trong vòng một thập kỷ [44].Đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 20 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đăng ký vượt trên 240 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, ASEAN, Ôxtrâylia… hiện nay hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 187 nước, trong đó bao gồm tất cả các nước lớn, quan hệ kinh tế với hơn 224 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 10 nước, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế thương mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng như trên thế giới với vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao

Biên giới với các nước láng giềng từng bước được pháp lý hóa, ổn định. Việt Nam cũng tham gia tích cực và có trách nhiệm vào LHQ, Hội nghị Cấp cao Á - Âu, APEC, Cộng đồng Pháp ngữ, vai trò ngày càng tăng trong ASEAN. Đối ngoại đảng, đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả tích cực. Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền; ký kết hiệp định thương mại tự do với một số đối tác quan trọng.

* Tình hình Ấn Độ

Từ năm 2001 đến nay, Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu to lớn:

Về chính trị nội bộ được duy trì tương đối ổn định. Mặc dù còn nhiều vụ khủng bố, mâu thuẫn tôn giáo và đấu tranh gay gắt giữa các đảng, nhưng Ấn Độ xử lý khéo léo, đảm bảo an ninh quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, Đảng Quốc đại hai lần thắng cử, ngày càng củng cố quyền lực, giúp cho việc thực thi chính sách của Chính phủ được ổn định, liên tục.

Về kinh tế: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, quốc gia này có tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 5,8% trong những năm 1990, 6,9% trong những năm 2000 và 7,3% trong giai đoạn 2010-2017. Quy mô của nền kinh tế Ấn Độ hiện đang ở mức 2 nghìn tỷ đô la. Đây là nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới về tổng sản phẩm quốc

nội danh nghĩa và nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới về sức mua tương đương. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ bao gồm chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và các ngành công nghiệp cấp ba (ngành dịch vụ). Theo số liệu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp chiếm 17% GDP của Ấn Độ, trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm lần lượt là 30% và 53% [60]. Ấn Độ thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.500 USD trong tài khóa 2016/2017 [52]; Năm 2017 dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã đạt mức 400,7 tỷ [53]. Đặc biệt dịch vụ phần mềm và tài chính rất phát triển. Do đó, có nhận định cho rằng: nếu như Trung Quốc trong thời gian qua được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới” thì Ấn Độ được mệnh danh là “Văn phòng của thế giới” vì sản xuất ra hơn 30% phần mềm quản lý điều hành cho thế giới, hay nói một cách khác, Ấn Độ đã bước được một chân sang nền kinh tế tri thức. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng hiện nay Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ và các cường quốc.

Về quốc phòng, Ấn Độ có tiềm lực mạnh thứ tư thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nga): Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 5,5%, đạt mức 63,9 tỷ USD vào năm 2017. Ấn Độ đã vượt qua Pháp để trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ năm trên thế giới [49]. Quân chính quy và dự bị đông thứ hai thế giới (3,46 triệu); có vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu đa năng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm bắn 3500 km, tên lửa siêu âm, 5000 xe tăng, 3200 pháo cao xạ, một tàu sân bay, lực lượng hải quân hùng mạnh... Việc sở hữu vũ khí hạt nhân giúp Ấn Độ có vai trò răn đe chiến lược ở Nam Á và toàn cầu. Năm 2015, Ấn Độ đã thông qua các dự án quân sự trị giá hơn 40 tỉ USD [40].

Một số ngành hoa học - công nghệ của Ấn Độ (hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược phẩm, hải dương học, thủy tinh lỏng, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...) ở trình độ ngang với các nước phát triển. Tháng 10/2008, Ấn Độ là nước thứ ba ở Châu Á (sau Nhật, Trung Quốc) phóng tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng. “Cách mạng xám” trong gần 20 năm qua đưa Ấn Độ là một trong mười siêu cường thế giới về công nghệ thông tin, với tốc độ tăng 30-50%/năm, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 100 tỉ USD, xuất khẩu phần mềm đi 75 nước, với Bangalore là “Thung lũng Silicon” thứ hai của thế

giới. Lĩnh vực thương mại điện tử ở Ấn Độ đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trong năm 2014, Ấn Độ đã đầu tư 3 tỷ USD vào lĩnh vực này

Như vậy đổi mới của Việt Nam và cải cách của Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vị thế hai nước ngày càng nâng cao. Việc nhận thức tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước là rất cần thiết để đề ra các biện pháp hiệu quả để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tiểu kết chương 1

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn độ (2007-2016) và Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2016-2009) bắt nguồn từ các mối liên hệ văn hóa và lịch sử lâu đời. Hai nước từng giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống thực dân, giành độc lập. Quan hệ hai nước được dựa trên những nền tảng vững chắc với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tiến trình lịch sử, các lợi ích về an ninh, phát triển và tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực và quốc tế. Với chính sách cải cách, mở cửa đạt nhiều thành tựu to lớn, vị thế quốc tế của hai nước ngày càng tăng. Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng, vai trò và ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương , Ấn Độ coi trọng vai trò của Việt Nam trong “chính sách Hướng Đông và “ hành động Hướng Đông”. Mặt khác tình hình thế giới, khu vực CA-TBD và Nam Á thập niên đầu của thế kỷ XXI ngày càng biến chuyển sâu sắc và phức tạp hơn, nhưng nhìn chung đều tạo nhiều thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Những kết quả đạt được của quan hệ hai nước trước năm 2007 là những nhân tố quan trọng để đưa quan hệđối tác chiến lược (2007-2016) và đối tác chiến lược toàn diện (2016-2019) lên một tầm cao mới: Thực chất , đi vào chiều sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 28 - 32)