TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 67)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

3.2.TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN

- ẤN ĐỘ ĐẾN NĂM 2026

Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2026 sẽ chụi tác động bởi những thuận lợi và khó khăn của tình hình thế giới, khu vực và hai nước như sau:

* Tình hình thế giới và khu vực

Xu thế phát triển của thế giới đến 2026: Tình hình thế giới đến năm 2025 được dự báo là vẫn tiếp tục có những biến động phức tạp,khó lường. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một trọng điểm chiến lược trong hoạch định chính sách của các quốc gia. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng các điểm nóng khu vực như tranh chấp Biển Đông,Hoa Đông, eo biển Đài loan,vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng như xung đột, nội chiến ở Syria,Iraq, Ucraina…vẫn tiếp tục căng thẳng. Cùng với đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế,cướp biển, an ninh mạng, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh … vẫn có xu hướng gia tăng đe dọa đến an ninh, ổn định và phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.

Trật tự “đa cực đa trung tâm” linh hoạt đang định hình ngày càng rõ nét. Mỹ đến năm 26 vẫn là siêu cường duy nhất, nhưng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc và ở một mức độ nhất định là Nga. Cạnh trang, thỏa hiệp Mỹ - Trung và tam giác Mỹ - Trung - Nga sẽ tiếp tục chi phối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa các nước nói riêng. Trong cuộc chơi nước lớn,

mâu thuẫn của các nước nhỏ thường bị lợi dụng để “mặc cả” hoặc tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm” phục vụ lợi ích của họ. Do đó, các điểm nóng khu vực và thế giới sẽ khó giải quyết dứt điểm và có xu hướng bị quốc tế hóa. Giải pháp xung đột tại các khu vực hay nước nhỏ thường chỉ có thể đạt được dưới sự thỏa hiệp của các nước lớn. Thực tế này tác động, chi phối mạnh mẽ đến chính sách đối nội,đối ngoại của các nước,đòi hỏi phải nghiên cứu dự báo chính xác sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn để có những quyết sách hợp lý để không bị lôi vào bàn cờ chiến lược của họ.

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mũi nhọn là trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thông minh đang làm thay đổi những nền tảng cốt lõi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và an ninh, quốc phòng. Các cường quốc hàng đầu thế giới, nhất là Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng “xanh, sạch, thông minh”. Phương thức và hình thái chiến tranh cũng đang thay đổi theo hướng chiến tranh công nghệ cao “tăng robot, giảm người, giảm thương vong” và chiến tranh không gian mạng. Những thay đổi trong điều chỉnh tầm chiến lược này của các nước lớn đòi hỏi các nước khác phải điều chỉnh theo cho thích ứng với tình hình mới.

Chủ nghĩa dân túy, dân tộc với đặc trưng là chủ nghĩa thực dụng, ưu tiên lợi ích quốc gia đang có dấu hiệu bùng phát và lan rộng từ Mỹ sang châu Âu và châu Á, xu hướng này sẽ còn tiếp tục tác động đến chính trị thế giới, khu vực và các quốc gia trong nhiều năm nữa. Do vậy,việc nhận diện “bạn”, “thù”, “đối tác”, “đối tượng” trong từng mối quan hệ đối ngoại cần phải rất linh hoạt, tỉnh táo, dự trên nguyên tắc “dĩ bất biến,ứng vạn biến”, lấy lợi ích quốc gia làm tối thượng.

Xu hướng phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đến năm 2026: Đến năm 2026, khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, được dự báo trở thành trung tâm quyền lực, có vai trò đầu tầu, động lực thúc đẩy sự phát triển chung của thế giới. Quan hệ Mỹ -Trung là trục quan hệ nước lớn quan trọng nhất trên thế giới cũng như ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ sau đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) và nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền (2017) cặp quan hệ nước lớn này có nhiều thay đổi đáng quan tâm. Về

mặt chiến lược, hai nước đều có lợi ích duy trì trật tự hiện hành. Mỹ công nhận vị trí nước lớn của Trung Quốc và để ngỏ dư địa cho nước này đóng vai trò lớn hơn trong trật tự do Mỹ đứng đầu. Trung Quốc chưa đủ sức xây dựng trật tự mới và vẫn tiếp tục hưởng lợi khi hội nhập vào cục diện thế giới hiện nay. Hai nước cũng có chung lợi ích là tránh đối đầu. Mỹ tuy không hưởng ứng “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” nhưng nhất trí với Trung Quốc về mục tiêu của quan hệ Mỹ - Trung là không đi đến đối đầu [16]. Trong tuyên bố công khai, Mỹ và Trung Quốc đều nêu yêu cầu tránh không trở thành “đối thủ chiến lược một cách không cần thiết” và “cùng thắng”. Mỹ cũng không cản trở đồng minh và đối tác của mình phát triển quan hệ với Trung Quốc. Mỹ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực. Cặp quan hệ Mỹ - Trung rất cần nghiên cứu ở tầm chuyên sâu, chiến lược, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng tác động của nó đối với thế giới,khu vực trong đó có Việt Nam để chủ động tìm đối sách phù hợp.

Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương là khu vực có nhiều cường quốc nhất, tập trung 3 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc; nhiều quốc gia có ảnh hưởng lớn về chính trị khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là những nước đi đầu trong Phong trào Không liên kết; có ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong các thể chế chính trị,an ninh khu vực. Khu vực này trong những năm gần đây đã lôi cuốn sự tham gia của các nước lớn và định hình trục quan hệ theo xu hướng quan hệ quốc tế mới giữa các cường quốc gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ. Những thành tựu của khu vực Đông Á về tăng trưởng, cùng thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động giá rẻ, tính năng động của các nền kinh tế nhất là Trung Quốc , ASEAN đã nâng vị thế của Đông Á so với các khu vực khác. Bên cạnh vai trò chủ đạo của các nước lớn trong lĩnh vực kinh tế, các nước vừa và nhỏ cũng ngày càng vươn lên giành vị trí tương xứng của mình. Tầm quan trọng về địa lý, quy mô kinh tế và triển vọng phát triển là những nhân tố quyết định cho Đông Á trở thành trọng tâm địa chính trị toàn cầu, thu hút sự điều chỉnh và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc.

* Thuận lợi và khó khăn từ hai nước

Việt Nam và Ấn Độ có đầy đủ các nhân tố thuận lợi sau đây:

Một là: Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ có từ lâu đời. Về mặt lịch sử và văn hóa, Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng một cách sâu sắc nền văn hóa và văn minh Ấn Độ. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay có không ít dấu ấn của văn hóa Ấn Độ. Thái độ rộng lượng, vị tha, tinh thần chan hòa, cởi mở, coi trọng nghĩa tình thủy chung với bạn bè là cốt lõi của nền văn hóa mà hai nước cùng chia sẻ. Đây là tiền đề để phát triển nền ngoại giao nhân dân, cơ sở rất quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ chính trị và kinh tế.

Hai bên có sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, đã có một quá trình lâu dài cùng nhau chia sẻ trong cuộc đấu tranh và xây dựng, cùng chung các mục tiêu vươn tới. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống thực dân đế quốc đã làm cho hai quốc gia - dân tộc trở nên gắn bó với nhau hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Ấn Độ như Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru cách đây hơn nửa thế kỷ đã đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây của nhân dân Việt Nam, Ấn Độ đã coi Việt Nam như một mắt xích trọng yếu của mặt trận nhân dân thế giới chống đế quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc. Ấn Độ là nước duy nhất không thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia giải phóng nước này khỏi nạn diệt chủng PolPot. Đây là một bằng chứng hùng hồn về mối quan hệ thủy chung, hữu nghị và đoàn kết của Ấn Độ đối với Việt Nam.

Hai là: Việt Nam - Ấn Độ đều đang đẩy mạnh cuộc công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế, đã và đang đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong 2-3 thập kỷ qua, đều đang có nhu cầu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài để duy trì tốc độc tăng trưởng cao của nền kinh tế. Đây là cơ hội, là điều kiện thuận lợi để hai nước đẩy mạnh hơn mối quan hệ hợp tác với nhau nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cải cách, đổi mới, cùng nhau phát triển.

Ba là: sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước phù hợp với xu thế chung của thời đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xu thế hòa bình và hợp tác trên thế giới. Ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực này sẽ góp phần duy trì được các

mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, kiềm chế Trung Quốc, tạo ra sự cân bằng quyền lực mới cho Ấn Độ (và cũng cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng) trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Bốn là: Ngày 30/9/2014, Thủ tướng Narendra Modi đã có một tuyên bố quan trọng trong cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Mỹ Barack Obama, quyết định chuyển Chính sách Hướng Đông sang Hành động Phía Đông. Trên cơ sở những tuyên bố đó, ngày 5/10/2014, Chính phủ Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) đã quyết định chuyển từ Chính sách Hướng Đông sang Hành động Phía Đông [47]. Trong chính sách hướng Đông và nay là hành động hướng đông của Ấn Độ, Việt Nam có một vị trí quan trọng không chỉ vì hai nước đều nằm trong khu vực “hướng Đông”, có mối quan hệ truyền thống bền chặt về lịch sử, văn hóa, chính trị, mà còn vì Việt Nam là một thành viên có uy tín trong tổ chức ASEAN; trong khi đó Ấn Độ có vị trí quan trọng trong tổ chức hợp tác khu vực Nam Á (SAARC); đồng thời cả hai nước đều cùng có vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế. Sự hợp tác gắn bó giữa hai nước sẽ tiếp tục góp phần giúp hai nước tăng cường sự phát triển ở bên trong và nâng cao vai trò vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới.

Năm là: Ấn Độ là nước có thế mạnh về khoa học, kỹ thuật có thể hợp tác với Việt Nam, kể cả lĩnh vực quốc phòng- an ninh. Ấn Độ có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, giàu kinh nghiệm, có hệ thống viện, trường, trung tâm nghiên cứu với trang thiết bị khá hiện đại. Về phần mình, Việt Nam luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế Ấn Độ, tranh thủ thế mạnh của Ấn Độ trên các lĩnh vực công nghiệp chế biến, một số ngành kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, điện tử, phần mềm máy tính.Phía Ấn Độ cũng luôn đánh giá cao thị trường Việt Nam không những đầy tiềm năng mà còn là đầu cầu để Ấn Độ xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Vì vậy, đây chính là những nhân tố thúc đẩy hai bên cần tăng cường hợp tác toàn diện hơn nữa.

*Bên cạnh những nhân tố thuận lợi thì quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng

còn những khó khăn. Đó là:

Về chính trị, Việt Nam và Ấn Độ có sự khác biệt về thể chế chính trị, về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, về cơ chế quản lý, thủ tục hành chính…

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo với vai trò đặc biệt quan trọng của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Còn Ấn Độ áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập, theo phương thức chính trị tư bản chủ nghĩa phương Tây, thể chế và bộ máy nhà nước vận hành theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Các quyết định chính trị, trong đó có chính sách đối ngoại, thường được hình thành thông qua các cuộc cọ sát và đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các đảng và các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội.

Trên phương diện đối ngoại, Ấn Độ chú trọng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, … Trong khi đó, Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước láng giềng khu vực, đồng thời rất cần khai thác “Nhân tố các nước lớn” nhằm thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước này. Mặt khác, vị thế quốc tế của Ấn Độ và Việt Nam là khác nhau, càng đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách chủ động, khôn khéo trong phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ nằm trong chiến lược chung phát triển quan hệ đa phương với các nước lớn.

Trên phương diện kinh tế,cả hai nước đang trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở, chưa tạo lập được thị trường hoàn hảo, do đó chưa phát huy được các quan hệ kinh tế đến mức cao. Quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường hiện nay của hai nước đã đang mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác hai bên, nhưng trong thực tế sự chưa hoàn thiện của cơ chế thị trường vẫn đang là một trở ngại cho tiến trình hợp tác, kinh doanh giữa hai nước.

Sự chênh lệch về tiềm lực và trình độ kinh tế, công nghệ, khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng tạo ra không ít khó khăn trong mối quan hệ này. Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước mới thoát nghèo, trong khi Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ, từng bước phấn đấu thành một cường quốc thực sự trên mọi lĩnh vực. Sự chênh lệch đó tất yếu nảy sinh mối quan hệ không bình đẳng giữa đôi bên, nhất là về kinh tế, trong khi kinh tế lại đóng vai trò quyết định nhiều mối quan hệ khác.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước tương đối giống nhau, nên khả năng buôn bán, trao đổi sẽ khó hơn. Không những thế, trong cán cân thương mại, Việt Nam thường bị nhập siêu cao, sự chênh lệch này là một lợi thế cho Ấn Độ, nhưng lại là bất lợi thế cho Việt Nam. Ngoài ra, tập quán kinh doanh, tiêu dùng có nhiều khác biệt, gây trở ngại cho quan hệ hợp tác giữa hai bên.

*Triển vọng: từ những phân tích trên đây cho thấy rằng, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển sâu rộng hơn nữa, triển vọng mở rộng hợp tác, nhất là trong những lĩnh vực đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên như hợp tác khai thác dầu khí, hóa dầu, năng lượng, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những ngành mà Ấn Độ có thế mạnh như công nghệ thông tin, điện tử, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh …vẫn là những hướng phối hợp hành động có triển vọng giữa hai nước. Ngoài ra, hai bên còn có khả năng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như khai khoáng, chế biến nông sản và thực phẩm, công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện, hợp tác về văn hóa, du lịch. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hai bên cần phải đưa ra được các biện pháp cụ thể để biến những tiềm năng hợp tác giữa hai nước thành hiện thực, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, góp phần vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 67)