TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 36 - 41)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

2.2.TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

Mối quan hệ chính trị tốt đẹp đang giúp tăng cường các mối quan hệ kinh tế gắn với hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, trong đầu tư nhà nước và tư nhân cũng như phát triển thương mại .Quan hệ Việt Nam và Ấn Độ đều đặt ưu tiên cao nhất cho phát triển kinh tế. Do đó, quan hệ kinh tế giữa hai nước từ năm 2007 đến năm 20017 luôn được hai nước coi là động lực chính để thúc đẩy các quan hệ song phương khác.

2.2.1. Về thương mại

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2010 tăng khá nhanh, trung bình trên 10 %/năm, nhất là từ 2006 -2010. Năm 2006, thương mại hai chiều vượt mức 1 tỉ USD mà hai bên đã thỏa thuận trong Chương trình hành động 2004- 2006. Giai đoạn 2007- 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới, mức tăng kim ngạch thương mại có chững lại. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi thì thương mại song phương lại tăng lên, kim ngạch song phương năm 2010 tăng 33,3% so với năm 2009 và vượt khá xa so với mức 2 tỷ USD do Thủ tướng hai nước đề ra từ năm 2007. So với năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng rất mạnh (239%), trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ tăng ít (6,8%). Nhập siêu giảm từ 1,125 tỉ USD năm 2009 xuống còn 753 triệu USD năm 2010. Ấn Độ nằm trong số 11 nước xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam.

Kể từ 2010, năm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã có sự biến chuyển đáng kể. Năm 2010 cũng là năm trị giá xuất khẩu tăng mạnh, đạt 993 triệu USD, tăng trên 136% so với năm 2009. Tiếp đà tăng trưởng này, năm 2011 đánh dấu năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ vượt mốc 1 tỷ USD (1,523 tỷ USD), tăng hơn 53% và chênh lệch kim ngạch so với năm 2010 là hơn 531 triệu USD. Kể từ năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đã vượt mốc 2 tỷ USD, (2,355 tỷ) tăng 32,2% so với năm trước đó. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng trưởng chậm hơn hai năm 2012 và 2013, đạt trên 2,460 tỷ USD, tăng 4,4%. Một nguyên nhân khách quan dẫn tới việc kim ngạch xuất khẩu tăng chậm là do năm 2014 là tình hình chính trị, tài chính - kinh tế toàn cầu trải qua thời kỳ biến động, khó khăn với hàng loạt thách thức như: các cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ về vấn đề Ucraina, xung đột về chính trị, sắc tộc, chống khủng bố như chống IS, Bokoharam…tại các nước Trung Đông - Châu Phi; khủng hoảng nợ công Châu Âu; nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, sụt giảm… Điều này đã có những tác động tới tình hình kinh tế nói chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ nói riêng.

Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 12 trong hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới. Xét riêng trong châu Á, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam. Về thương mại, kim ngạch song phương đã tăng gấp 10 lần, từ 1,15 tỷ USD trong năm tài khóa 2006 - 2007, lên 10,1 tỷ USD vào năm tài khóa 2016 - 2017 (theo số liệu của Ấn Độ) [46].Tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2017 đạt khoảng 7,63 tỷ USD, tăng mạnh 40,5% so với kết quả thực hiện trong năm 2016. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt gần 3,76 tỷ USD, tăng 39,7% so với năm 2016, chiếm 1,7 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương mại trong năm 2017. Nhập khẩu các hàng hóa có xuất xứ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 3,87 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2016, chiếm 1,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm 2017...

Từ ngày 2-4/3/2018, Chủ tịch Trần Đại Quang thăm Ấn Độ , trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ đã nhấn mạnh mục tiêu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.... Các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm những cơ hội đầu tư kinh doanh mới trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên như: Khí, điện, năng lượng, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, kết cấu hạ tầng, dệt may, da giày, dược phẩm, máy móc, nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, du lịch, hóa chất, công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp dịch vụ khác; Tăng cường hợp tác và trao đổi kiến thức về tăng năng suất nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và trao đổi thực tiễn về canh tác và kỹ thuật nông nghiệp [51].

2.2.2. Về đầu tư và tín dụng ưu đãi

2.2.2.1. Về đầu tư

Một là, Đầu tư từ Việt Nam vào Ấn Độ: thông qua đại diện ngoại giao tại Ấn Độ bằng hình thức hội thảo, trao đổi thông tin của Doanh nghiệp 2 nước hoặc tổ chức các đoàn Doanh nghiệp 2 nước đi khảo sát thị trường lẫn nhau.Tổ chức các Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý, xúc tiến và kêu gọi đầu tư để Việt Nam có thể trao đổi kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách định hướng phát triển xuất khẩu phần mềm. Tính đến hết năm 2010,

Việt Nam đầu tư sang Ấn Độ còn rất khiêm tốn, với dự án 150.000 USD thành lập Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ India của Công ty phát triển đầu tư công nghệ (FPT) để sản xuất phần mềm, thực hiện dịch vụ tin học và dự án 650.000 USD của công ty Uni President tại Chennai (bang Tamil Nadu) sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đến năm 2013 đầu tư của Việt Nam sang Ấn Độ cũng tăng dần, đạt 24 triệu USD và hiện nay đầu tư của Việt Nam vào Ấn Độ là khoảng 26 triệu USD với các lĩnh vực mà các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm gồm phân phối các sản phẩm thức ăn gia súc, phân phối, buôn bán vật liệu xây dựng, buôn bán xuất nhập khẩu mỹ phẩm, các sản phẩm tin học.

Hai là, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của ẤnĐộ vào Việt Nam đã tăng khá mạnh: Đáng chú ý, từ năm 2007, nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ như Essar, Tata đã quan tâm xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Năm 2009, Ấn Độ có tổng cộng 35 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 201,1 triệu USD, đứng thứ 32 trong tổng số 88 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; nhưng đến tháng 1/2011, Ấn Độ có 50 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 212,8 triệu USD đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam [5]; đến năm 2013, Ấn Độ đã có 77 dự án đầu tư vào Việt Nam trị giá 254 triệu USD; đến năm 2014, Ấn Độ có 84 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 260 triệu USD] [37]. Về đầu tư, Việt Nam hiện có 136 dự án của Ấn Độ, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,28 tỷ USD, bao gồm cả vốn đến từ Ấn Độ thông qua nước thứ ba, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, khoáng sản, chế biến nông sản, công nghệ thông tin và linh kiện ô tô. Dự án mới nhất của Ấn Độ là dự án chế biến cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Tata Coffee tại tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đăng ký là 63 triệu USD [46].

Về ngành đầu tư: các dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 41 dự án, tổng vốn đầu tư 211,62 triệu USD, chiếm 55,8% về vốn đầu tư, lĩnh vực khai khoáng có 3 dự án, tổng vốn đầu tư 86 triệu USD, chiếm 22,67% tổng vốn đầu tư và lĩnh vực bán buôn bán lẻ có 19 dự án, tổng vốn đầu tư 51,08 triệu USD, chiếm 13.73% về vốn đầu tư. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Về hình thức đầu tư: đa số vốn đầu tư của Ấn Độ theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 77 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 269.264 triệu USD, chiếm 71% về tổng vốn đầu tư. Hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23,67 triệu USD, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 86,28 triệu USD chiếm 22,7% về tống vốn đầu tư.

Về địa bàn đầu tư hiện nay: không tính 3 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, Ấn Độ đầu tư tại 22 địa phương trên 63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh với 36 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 54,9 triệu USD, tiếp đến tỉnh Tuyên Quang với 03 dự án, tổng vốn đầu tư 45 triệu USD và tỉnh Bắc ninh với 02 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 40,5 triệu USD.

Về hiệu quả đầu tư: Ấn Độ có tiềm lực mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như chính phủ điện tử, phát triển phần mềm,… Nhiều công ty của Ấn Độ đã bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm và đào tạo công nghệ thông tin, dệt may, ngân hàng tài chính, phầm mềm, thức ăn gia súc,…Thời gian gần đây, có nhiều tập đoàn tiêu biểu Ấn Độ như : Inforsys, NIIT, Wipro, Ranbasy, Satyam, Gail, Aditya Birla Tata, Relience, Essar, ONGC,...hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thép, khai thác dầu khí, hoá dầu, công nghệ thông tin, viễn thông, các ngành công nghệ cao và dược phẩm,.. sang thăm và làm việc với Việt Nam bày tỏ ý định đầu tư mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

2.2.2.2. Về tín dụng ưu đãi

Về tín dụng: Hiệp định vay tín dụng trị giá 45 triệu USD cho hai dự án thủy điện Nậm Chiến (Sơn La) với đối tác Ấn Độ là Tập đoàn Điện nặng Bharat (BHEL) đã được ký vào tháng 1/2008 giữa Bộ Tài chính đã kí kết với Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIM Bank) của Ấn Độ, thời hạn hoàn trả 15 năm với 05 năm ân hạn, mức lãi suất hàng năm là LIBOR+0,5%.

Năm 2009, Ấn Độ tiếp tục công bố một khoản tín dụng mới cho Việt Nam trị giá 19,5 triệu USD và được Chính phủ Việt Nam đã đồng ý sử dụng cho ba nhà máy thủy điện Nậm Trai 4 (Sơn La), Yan Tann Sien (Lâm Đồng) và Nậm He (Điện

Biên). Hiện nay Bộ Tài chính Việt Nam đang đàm phán với Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Ấn Độ về các hiệp định liên quan đến khoản vay này.

Các khoản tín dụng trên dành cho cả chủ đầu tư Ấn Độ và doanh nghiệp Việt Nam để vay nhập khẩu thiết bị trong khuôn khổ các dự án này. Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae, Ấn Độ sẵn sàng cho các doanh nghiệp Việt Nam vay tín dụng trong thời hạn 10 - 15 năm về cơ sở hạ tầng, điện, dầu khí.v.v.

Đặc biệt trong chuyến thăm của Ấn Độ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 10 năm 2014), Thủ Tướng N,Modi tuyên bố, Ấn Độ cho Việt Nam vay khoản tín dụng 300 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu cho một số ngành kinh tế, giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào, tránh bị lệ thuộc vào một thị trường , đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mở cửa thị trường đối với đầu tư, hàng hóa của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 36 - 41)