Trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 46 - 48)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

2.3.2.Trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo

2.3. TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC

2.3.2.Trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Ấn Độ là quốc gia có hệ thống các trường đại học tương đối phát triển, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học Anh - Mỹ, học phí và chi phí sinh hoạt tương đối thấp. Do đó, ngày càng nhiều công dân Việt Nam du học tại Ấn Độ, kể cả tự túc và được cấp học bổng. Quan hệ giáo dục giữa hai nước được tăng cường thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, các kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật và thông qua các diễn đàn đa phương như ASEAN, MGC. Nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 6/7/2007 hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ Chương trình trao đổi giữa chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục với nội dung: tăng cường trao đổi các tài liệu giáo dục, tài liệu nghiên cứu và sách; tổ chức các cuộc họp và hội thảo chung, các chương trình trao đổi giáo viên; chương trình đào tạo; chứng nhận các văn bằng giáo dục của nhau; thành lập các hoạt động nghiên cứu; cấp các suất học bổng; trợ giúp giữa hai nước trên lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học máy tính, toán học và khoa học. Theo Bản ghi nhớ này, mỗi năm Ấn Độ dành cho Việt Nam 120 suất học bổng, 75 suất theo Chương trình Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC), 20 suất theo Chương trình Trao đổi Văn hoá (CEP), 6 suất theo Chương trình Học bổng Văn hóa chung (GCSS), 10 suất theo khuôn khổ MGC (từ năm 2006) và 5-10 suất học bổng theo Chương trình hợp tác kỹ thuật (TCS) của Kế hoạch Colombo và MGC [58]. Cơ cấu học bổng gồm bồi dưỡng ngắn hạn, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ đại học cho trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm,

ngoại giao, luật, tiếng Anh, nghệ thuật, năng lượng hạt nhân, quốc phòng, tôn giáo.v.v. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên Việt Nam sang Ấn Độ học tự túc (cá nhân tự trả hoặc bằng ngân sách Nhà nước), trong đó có khá nhiều tăng sinh, ni sinh theo học chuyên ngành Phật giáo.

Ngoài các chương trình học bổng tại Ấn Độ, ngày càng có nhiều hơn các học bổng được các trường học của Ấn Độ cấp đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam. Điển hình cho loại hình đào tạo này là Học viện NIIT (cơ sở tại Việt Nam). Khởi động từ đầu những năm 2000 cho đến nay, Học viện NIIT đã cấp nhiều suất học bổng đào tạo công nghệ thông tin cho phía Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2012, NIIT đã cấp cho phía Việt Nam 600 học bổng đào tạo lập trình viên ứng dụng hướng đối tượng (6 tháng), chuyên viên phát triển ứng dụng hướng đối tượng (1 năm), chuyên viên phần mềm, lập trình viên quốc tế (2 năm) với các mức học bổng là 20%, 40% và 50% học phí. Gần đây, NIIT đã trao thêm học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - ASEAN thuộc Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) và theo Bản ghi nhớ ngày 6 tháng 7 năm 2007: về việc thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh ở thành phố Đà Nẵng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ, Trung tâm đào tạo tiếng Anh Việt Nam - Ấn Độ (VICELT) đã được khai trương tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 2/2010. Trung tâm được lập ra nhằm đào tạo và nâng cao trình độ tiếng Anh cho cán bộ, công chức, doanh nhân và sinh viên cho phía Việt Nam. Trước đó, Trung tâm phát triển doanh nhân Việt Nam - Ấn Độ (VIEDC) đã được thành lập vào tháng 10/2005 bằng nguồn vốn không hoàn lại thông qua hỗ trợ cơ sở vật chất và chuyên gia từ phía Ấn Độ. Đến tháng 5/2008, Trung tâm đã tổ chức thành công 2 khóa khởi nghiệp với 49 học viên trong đó có 23 học viên đã thành lập doanh nghiệp. Trong gần 3 năm thành lập, Trung tâm đã đào tạo 06 khóa giảng viên cho 124 giảng viên, 81 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp cho 2.997 giám đốc, quản lý doanh nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đào tạo tại công ty về quản lý kỹ thuật cho 21 công ty. Ngày 16/9/2011, Trung tâm nguồn lực chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông (ARC-ICT) Việt Nam - Ấn Độ đã được khai trương tại Hà Nội. Năm 2013, Ấn Độ đã nhất trí hỗ trợ

thành lập một Trung tâm đào tạo tiếng Anh khác cho Việt Nam ở Học viện Ngoại giao Đặc biệt, hiện nay Trung tâm nghiên cứu và phát triển điện toán (C-DAC) Ấn Độ đang có những hoạt động hợp tác, hỗ trợ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với hai dự án cụ thể. Một là: Trung tâm nguồn lực công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Ấn Độ tại Hà Nội (ARC-ICT). Từ tháng 9/2011 đến nay Trung tâm đã tổ chức được 11 khóa học với 315 lượt học viên là cán bộ công chức tại thành phố Hà Nội và hợp tác với Học viện đào tạo quốc tế (NIIT) đào tạo 300 lượt học viên phục vụ cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Hai là: Tài trợ cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tính toán hiệu năng cao tại Việt Nam” theo phương thức viện trợ không hoàn lại. Dự án sẽ hướng tới hỗ trợ xây dựng Hệ thống siêu máy tính có giá trị 50.684.000 rupee tương đương 1.200.000 USD. Ngoài ra, Việt Nam còn đề nghị C-DAC hỗ trợ các trường Đại học và Viện nghiên cứu của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học ứng dụng, máy tính hiệu năng cao, an toàn thông tin v.v…; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nhân lực giúp Việt Nam vận hành khai thác sử dụng hiệu quả siêu máy tính Param cho mục đích đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo chuyên gia về công nghệ thông tin, hỗ trợ công nghệ, giáo trình và cử chuyên gia sang đào tạo tại các Trung tâm công nghệ thông tin do Ấn Độ tài trợ cũng như các chương trình đào tạo công nghệ thông tin khác do Việt Nam tổ chức; hỗ trợ các chuyên gia Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và làm việc tại C-DAC cũng như tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam [42]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 46 - 48)