Trên lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 41 - 46)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

2.3.1.Trên lĩnh vực văn hóa

2.3. TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC

2.3.1.Trên lĩnh vực văn hóa

Từ khi hiệp định hợp tác văn hóa giữa hai nước được ký kết năm 1976, một số chương trình trao đổi văn hóa đã được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, vào các ngày lễ Quốc khánh của Việt Nam (2/9) và Độc lập của Ấn Độ (15/8 và các dịp kỷ niệm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đều tổ chức các cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật, giới thiệu vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, Ấn Độ đến với nhân dân hai nước. Đồng thời hai nước còn tích cực tham gia các Liên hoan phim của nhau. Nhiều phim của Việt Nam như: Đời cát, Bến không chồng, Thung lũng hoang vắng, Mùa ổi, Chốn quê…đã được trình chiếu trong “Tuần lễ phim Việt Nam” tại Ấn Độ nhân dịp Cục Điện ảnh Việt Nam sang dự Liên hoan phim Quốc tế lần thứ 33 tổ chức tại New Delhi, Phim của Ấn độ như: Gandhi, Cuộc tình năm 1942,... Ngoài ra hai nước thường diễn ra các chuyến trao đổi các đoàn nghệ thuật , qua đó góp phần làm tỏa sáng những thành tựu nghệ thuật của hai quốc gia.

Ngay sau khi hai nước Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (tháng 7/2007), hai nước đã ký Chương trình giao lưu văn hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng

hoà Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2010. Theo đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã đề xuất các hoạt động hưởng ứng chủ trương chiến lược nói trên của Lãnh đạo hai nước, đó là Liên hoan hữu nghị nhân dân. Đây có thể được coi là một kênh tiếp xúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, mang những thông điệp, chủ trương, đường lối, chính sách của hai nhà nước đến với nhau. Việc Liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước được duy trì thường xuyên hàng năm, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hai nước, cũng là minh chứng cụ thể góp phần vào việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa hai nước là lễ ký kết sáu văn kiện hợp tác giữa chính phủ Việt Nam - Ấn Độ vào ngày 12/10/2011 dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trong sáu văn kiện đó có hai văn kiện hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, đó là: Chương trình trao đổi văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Ấn Độ giai đoạn 2011 - 2014, Nghị định thư về hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quan hệ văn hóa nước Cộng hòa Ấn Độ; Đây chính là cơ sở cho các chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nước được diễn ra thường xuyên hơn. Cũng trong năm này, nhằm hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972 - 7/1/2012) và chào đón "Năm hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ năm 2012", Liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước chủ đề "Đoàn Kết - Hợp tác - Phát triển" đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 19/9/ 2011. Đây chính là bước tiếp nối các Liên hoan Hữu nghị nhân dân hai nước từ các năm 2007, 2008, 2009. Qua đây, các đại biểu nhân dân hai nước sẽ cùng nhau ôn lại truyền thống đoàn kết, đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc, đồng thời thảo luận, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2007-2016) và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2016 - đến nay) phát triển lên một tầm cao mới. Đồng thời trong năm 2012, Chính phủ Ấn Độ đã xúc tiến mở Trung tâm Văn hoá Ấn Độ tại Hà Nội và các lớp Yoga tại đó đã đáp ứng nhu cầu lâu nay. Phim truyền hình của Ấn Độ được người dân Việt Nam ưa thích. ...Người Việt Nam rất

yêu thích Yoga, bởi vậy hàng ngàn người Việt Nam ở nhiều thành phố đã tham gia lễ kỷ niệm ngày Yoga quốc tế trong ba năm qua. Yoga thực sự đã trở thành yếu tố văn hoá gắn kết hai dân tộc chúng ta [45].

Hai nước cũng ký hiệp định và kế hoạch hợp tác du lịch. Hiện tại, hãng hàng không Vietnam Airlines của Việt Nam và Jet Airways của Ấn Độ đã ký thỏa thuận khung về hợp tác chiến lược, làm tiền đề cho việc mở đường bay thẳng giữa hai nước trong thời gian sớm nhất. Từ tháng 1/2011, Ấn Độ đã đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam có giá trị trong 30 ngày nhằm thu hút khách du lịch Việt Nam đến Ấn Độ [29].

Đặc biệt, tháng 7/2012 hai nước đã tổ chức cuộc Hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ: Những định hướng tương lai” tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 - 2012) và 5 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2007 - 2012). Đây là một hoạt động quan trọng trong năm hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ 2012 được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất nhân chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 10/2011. Ngoài ra, có rất nhiều các hoạt động giao lưu văn hóa khác như triển lãm ảnh, giới thiệu phim, biểu diễn nghệ thuật âm nhạc…Đặc biệt, từ ngày 16 đến 19/12/2012, tại thành phố biển Puducherry ở miền Nam Ấn Độ đã diễn ra Liên hoan hữu nghị nhân dân Ấn Độ. Tất cả các hoạt động đó đã góp phần nâng cao sự hiểu biết về đất nước, con người và những tiềm năng phát triển và hợp tác to lớn của mỗi nước; khơi dậy những tình cảm thắm tình anh em mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; tạo sự tin cậy và gần gũi hơn không chỉ giữa hai Nhà nước, hai Chính phủ mà cả các tầng lớp nhân dân, tạo đà cho sự phát triển sâu sắc và bền vững hơn, mở rộng ra trên tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước trong chặng đường tiếp theo. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước; bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh. Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ San-

Dây Xinh cũng bày tỏ hài lòng về thành công của Năm Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ 2012 và những phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong 40 năm qua, nhất là kế từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 và cho rằng kết quả tích cực đó sẽ tạo đà cho sự phát triển rực rỡ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các mặt chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục và khoa học - công nghệ và trong thời gian tới, đáp ứng được lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở trong khu vực và trên thế giới.

Hai nước đã cùng nhau tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ vào tháng 01/2013, đây là hoạt động Văn hóa khép lại Năm Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ nhân kỷ niệm 40 Năm quan hệ ngoại giao (1972-2012); tháng 3/2014, Bộ Văn hóa thể thao du lịch phối hợp với Bộ Văn hóa Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức “Liên hoan Ấn Độ” tại Việt Nam với các hoạt động gồm: Liên hoan Múa, Ẩm thực, Triển lãm Phật giáo tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; Việt Nam phối hợp với phía Ấn Độ và Campuchia tham gia trưng bày chuyên đề “Bản sắc nghề dệt truyền thống các dân tộc Việt Nam” tại phòng trưng bày dành cho các quốc gia thành viên trong cơ chế hợp tác sông Hằng - sông Mê Công tại Bảo tàng Dệt truyền thống Châu Á tại Siem Reap, Campuchia. Đặc biệt Chương trình trao đổi văn hóa giữa Bộ Bộ Văn hóa thể thao du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Ấn Độ đã kết thúc ngày 31/12/2014. Trong lĩnh vực Di sản, Ấn Độ và Việt Nam đang đi đến thống nhất để hỗ trợ dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp Chăm tại Mỹ Sơn. v.v...

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh 2/9 và 43 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, ngày 28/8/ 2015, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Việt Nam - Ấn Độ: Vì Hòa bình và Phát triển”. Triển lãm giới thiệu 73 ảnh tư liệu, 160 ấn phẩm, trong đó có những bức tranh do trẻ em vẽ về tình hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam, các ấn phẩm được xuất bản tại Ấn Độ về Bác Hồ và Việt Nam và những bài báo viết về chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Ấn Độ năm 1958. Qua đó, nhân dân hai nước

Việt Nam và Ấn Độ cũng như cộng đồng quốc tế cảm nhận sâu sắc hơn về tình hữu nghị thủy chung, thắm thiết và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ từ trong chiến tranh cho đến khi xây dựng hòa bình ở Việt Nam.

Liên quan đến việc tổ chức xúc tiến các hoạt động giao lưu, hợp tác truyền bá văn hóa giữa hai nước phải kể đến vai trò quan trọng của Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam. Thông qua các tổ chức phi chính phủ này, nhân dân hai nước đã có thêm một cầu nối ngày càng hiểu biết nhau hơn. Năm 2013 cũng là năm hoạt động sôi nổi của hai tổ chức này khi rất nhiều hoạt động phong phú tại Liên hoan Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ diễn ra từ ngày 20-26/10 / 2013 tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Nổi bật là chương trình tọa đàm “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ” tổ chức tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm vào ngày 23/10/ 2013, với nhiều nội dung như lý giải cội nguồn và những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chămpa; mối quan hệ kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ qua nghệ thuật điêu khắc Chăm; trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc giao lưu văn hóa, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Qua liên hoan hữu nghị lần này, một lần nữa khẳng định mối quan hệ truyền thống tốt đẹp hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Đây cũng là dịp để nhân dân hai nước hiểu biết thêm văn hóa của nhau thông qua nghệ thuật và âm nhạc. Chân thành cám ơn những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn Ấn Độ sang dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Ấn Độ lần thứ VI, ông Devi Prasad Tripathi, Thượng nghị sỹ, Tổng Thư ký Đảng Quốc đại, Phó Chủ tịch Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ (AIPSO), nhấn mạnh: mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam rất gần gũi và sâu sắc từ lâu thông qua các mối quan hệ về văn hóa. Văn hóa đã góp phần giúp hai dân tộc chúng ta xích lại gần nhau hơn [8].

Ngoài ra, Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ còn được tiến hành

thông qua lĩnh vực giáo dục. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Bộ môn Ấn Độ học đã

được thành lập tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 với khóa đầu tiên gồm 26 sinh viên. Vào năm 2002, Bộ môn Ấn Độ học cũng được thành lập tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Cho đến nay, Bộ môn Ấn Độ học ở cả hai miền Nam Bắc của đất nước đã

đào tạo được nhiều khóa sinh viên ra trường, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Ấn Độ ngày càng đi vào chiều sâu. Ngày 5/7/2011, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Viện Ấn Độ và Tây Nam Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Sự kiện này chứng tỏ Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Độ và tầm quan trọng của việc nghiên cứu về Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay và Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang khai trương ngày 15-9-2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 41 - 46)