Trên lĩnh vực an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 57 - 60)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

2.5. TRÊN LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH

2.5.2. Trên lĩnh vực an ninh

Hợp tác an ninh giữa hai nước ngày càng được tăng cường và củng cố, thể hiện rõ nhất trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và giữa các cơ quan an ninh của hai nước. Tháng 7/2007, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên thoả thuận tiếp tục tăng cường hợp tác về an ninh, đặc biệt là trong hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin, chống khủng bố, cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia [1]. Quan hệ an ninh tiếp tục được được thắt chặt hơn một bước, thể hiện độ tin cậy lẫn nhau ngày càng tăng qua chuyến thăm của lãnh đạo an ninh hai nước. Tháng 10/2007, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Shivraj Patil, hai bên ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo về chống khủng bố. Ấn Độ nhận đào tạo cho Việt Nam một số cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực này, Ấn Độ đã mở hai khóa học tương tự dành cho sĩ quan an ninh Việt Nam. Tháng 6/2009, hai bên cũng ký Hiệp định Dẫn độ tội phạm. Phía Bộ Công an Việt Nam cũng cử nhiều đoàn sang Ấn Độ để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm an ninh, nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác an ninh.

Từ 29-10 đến 1/11/2013, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang thăm Ấn Độ, đã góp phần tăng cường quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Ấn Độ. Bộ trưởng Shinde đánh giá cao các Hiệp định Về tương trợ tư pháp,

Hiệp định về dẫn độ giữa hai Chính phủ và bản Ghi nhớ về hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Ấn Độ là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tăng cường mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm những năm qua. Đặc biệt, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Trần Đại Quang và Bộ trưởng Sushilkumar Shinde đã ký Hiệp định song phương về chuyển giao người bị kết án phạt tù. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho các cơ quan thực thi pháp luật hai nước tăng cường hợp tác có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự của mỗi nước, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn đinh và lợi ích của nhân dân hai nước.

Bộ Công an Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh mạng với Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ. Hai bên còn tăng cường hợp tác trong bảo đảm an ninh mạng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia cũng như hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực về an ninh. Ấn Độ đã giúp Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao. Có thể thấy quan hệ hợp tác về an ninh đang tiến triển tốt và có sự tin cậy nhất định với sự hỗ trợ bước đầu của Ấn Độ, mặc dù đến nay chưa có thông tin về các tội phạm có tổ chức của Ấn Độ hoạt động ở Việt Nam và ngược lại

Tiểu kết chương 2

Quan hệ mười năm đối tác chiến lược iệt Nam - Ấn Độ (2007- 2017) đã phát triển khá mạnh trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục , KH-CN . So với thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước thập kỷ qua phát triển vượt bậc trên một số lĩnh vực, cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng trở thành “đối tác” thực sự của nhau. Có thể nói Ấn Độ luôn chủ động thúc đẩy quan hệ Việt Nam với nội dung và lĩnh vực mà Ấn Độ thấy có lợi, nhất là về kinh tế; trong khi Việt Nam mỗi bước phát triển trong quan hệ với Ấn Độ phải cân nhắc kỹ để hài hòa với chính sách cân bằng các nước lớn của mình. Tuy nhiên, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2007-2017) cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn vốn có của hai nước. So với

Indonesia và Singapore, Ấn Độ chưa thực sự đặt Việt Nam vào diện ưu tiên cao trong chính sách Hướng Đông và hành động hướng đông của mình. Hai bên chưa có chiến lược hợp tác chung trong thời gian dài hạn để định hướng phát triển quan hệ song phương. Quan hệ đối tác chiến lược chưa mang tính toàn diện, mới phần nào được cụ thể hóa trong lĩnh vực chính trị - đối ngoại, quốc phòng và kinh tế, còn trên các lĩnh vực khác hợp tác hạn chế, thậm chí nhiều lĩnh vực hầu như không có hợp tác. Các thỏa thuận về các lĩnh vực hoặc các chương trình hành động chỉ trong thời hạn 03 năm, trong đó nhiều nội dung còn chung chung, không có kế hoạch và tiến độ cụ thể.

Chương 3. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ĐẾN NĂM 2026 VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)