Gốm Việt Nam làm tại Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 63 - 65)

2.1. LOẠI HÌNH, XUẤT XỨ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA GỐM SỨ ĐƢỢC SỬ

2.1.2.2.1. Gốm Việt Nam làm tại Huế

Gốm Việt Nam sử dụng trong các công trình kiến trúc lăng tẩm ở Huế chủ yếu là gốm được sản xuất ở lò Long Thọ vào thế kỷ XIX (Bảng 17).

Trước nhu cầu xây dựng và trang trí cung điện, đền đài, lăng tẩm… ngày càng cao của triều đình, trong lúc các sản phẩm gốm sứ và gạch ngói trưng nạp từ các địa phương khác trong nước và gốm sứ mua từ nước ngoài về không đủ dùng, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng các lò sản xuất gốm sứ và gạch ngói ở Huế để đáp ứng nhu cầu trên.

Một mặt, triều đình cho khôi phục lại các lò sản xuất gạch ngói thuộc

Nê ngõa tượng cục (Cục làm gạch ngói) có từ thời các chúa Nguyễn cầm quyền ở Huế, hình thành nên một hệ thống các lò sản xuất gạch ngói kéo dài 5 - 6 km ở khu vực Ngõa Tượng - Nam Thanh - Vân Cù (nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cách Kinh Thành Huế khoảng 3 km về phía đông bắc, với khoảng “trên dưới 50 lò chuyên cung cấp các loại gạch vồ, gạch thẻ, ngói liệt, ngói âm dương” [59, tr. 307]. Mặt khác, triều đình cho thành lập ở đồi Long Thọ, làng Nguyệt Biều (nay là phường Thủy Biều, thành phố Huế) một “lò chuyên sản xuất gạch ngói tráng men và các đồ dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc và trong nội thất các cung điện, lăng tẩm” [59, tr. 307], gọi là lò Long Thọ.

Sự thành lập và hoạt động của lò Long Thọ đã được miêu tả như sau:

“vào tháng 11 năm Gia Long thứ 9 (1810) vua Gia Long ra đạo dụ thành lập ở Long Thọ một xưởng sản xuất gạch ngói và đồ gốm tráng men. Ðạo dụ này cho phép một người Hoa tên là Hà Ðạt, là bang trưởng Quảng Đông, thuê ba người thợ làm gạch ngói giỏi ở Quảng Ðông (Trung Quốc) đến Long Thọ giúp triều đình sản xuất các loại gạch ngói tráng men nhiều màu sắc để phục vụ cho các công trình xây dựng cung điện, đàn miếu của triều đình. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các người thợ Trung Quốc, các thợ gốm Việt Nam trong công xưởng Long Thọ đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật làm gốm tráng men và đảm nhận từ việc xây lò, khai thác nguyên liệu, pha chế men... đến tạo hình và nung chín sản phẩm. Những người thợ Trung Quốc hoàn thành công

Sản phẩm của lò Long Thọ gồm “gạch ngói cao cấp có tráng men như thanh lưu ly, hoàng lưu ly, câu đầu, trích thủy, các loại gạch khoét lọng với nhiều đồ án hoa văn đa dạng, các tượng đất nung, phù điêu trang trí trên vách tường, thành quách, trụ biểu…” [62, tr. 130] (BA 2-16; BA 30-33; BA 45-54; BV 1-2).

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và so sánh những tài liệu thư tịch triều Nguyễn, bài khảo cứu của Rigaux về đồ gốm ở Long Thọ [37], những công trình nghiên cứu của những người đi trước về đồ gốm thời Nguyễn có liên quan đến lò Long Thọ [21], [26], [27], [59], [61], [67], kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học của khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là trường Đại học Khoa học Huế) phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là BTLS&CM Thừa Thiên Huế) được Lê Đình Phúc thông báo trên tạp chí SH [45] và báo cáo các cuộc điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học tại các lăng tẩm trong các năm 2004 - 2007 [31], [32], [33], [34], tôi cho rằng, hầu hết các loại hình gạch ngói và đồ gốm tráng men hiện diện trên các công trình kiến trúc lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lò Long Thọ, có niên đại vào thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)