Vai trò của gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 106 - 107)

3.1. VAI TRÕ CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC

3.1.2. Vai trò của gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam

Nghề làm gốm ở nước ta đã phát triển dưới các triều: Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Lê Sơ. Gốm sứ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà chúng còn góp phần kiến tạo nên các công trình kiến trúc. Thành Thăng Long, kinh đô của nhiều triều đại là một trong những bằng chứng rõ nét nhất về sự tham gia của gốm sứ trong xây dựng và trang trí các công trình kiến trúc. Các loại tượng bằng đất nung trang trí trên ngói, hay trên đầu đao, bờ nóc xuất hiện với kích thước khá lớn. Các loại gạch tráng men và không tráng men trang trí ở các vị trí khác nhau. Đến thời Nguyễn, các hình thức trang trí này tiếp tục được duy trì, tuy có sự khác biệt đôi chút. Đặc biệt, nghệ thuật khảm sành sứ lên các công trình kiến trúc đã đạt đến đỉnh cao vào thời Nguyễn, tiêu biểu là các công trình lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Như vậy, gốm sứ không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang trí trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tại Huế, mà nó còn góp phần duy trì và phát triển loại hình vật liệu khá đặc biệt này trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam.

Với vị trí và vai trò to lớn của gốm sứ trong việc tham gia vào nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong xây dựng và trang trí các công trình kiến trúc cung đình từ thời Đinh - Lê cho đến thời Nguyễn, gốm sứ xứng đáng được coi là một trong những nguồn vật liệu tối quan trọng bên cạnh vật liệu gỗ để kiến thiết và trang trí các công trình kiến trúc ở lăng tẩm Huế nói riêng và trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)